Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang thực sự cần gì?

Thế Lâm |

Nhiều vấn đề, đề xuất được đề cập đến trong Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Tuy nhiên, được nêu ra và nói đến một cách khá tập trung là cơ chế, chính sách để phát triển lĩnh vực này.

Không thiếu tiền nghiên cứu, chỉ sợ thiếu cơ chế

Vấn đề này đã được ông Lê Đăng Dũng - quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel - phần nào đề cập đến. Cụ thể, mỗi năm Viettel có khoảng 4.000 tỉ đồng để nghiên cứu khoa học, nhưng chỉ tiêu được khoảng 700 tỉ đồng, chiếm chưa tới 20%. Cũng theo người đứng đầu Viettel, nếu doanh nghiệp này tiêu được nhiều hơn cho nghiên cứu khoa học thì các kết quả nghiên cứu cũng sẽ nhiều hơn.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, nhiều năm qua chỉ thường được nghe nói tới nguồn kinh phí eo hẹp. Có năm, chi phí cho khoa học công nghệ của Việt Nam tính trên đầu người chỉ bằng một lon bia, tức khoảng 20.000 đồng.

Tuy nhiên, với trường hợp của một doanh nghiệp có doanh thu năm trong tốp đầu Việt Nam như Viettel, thêm một “cái khó” nữa là cơ chế chi tiêu cho nghiên cứu khoa học.

Nhiều số liệu thống kê trên thế giới chỉ ra rằng, các tập đoàn công nghệ hàng đầu, và cũng chính là những doanh nghiệp dẫn dắt xu hướng công nghệ trên toàn cầu, thường chi từ 8-10% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Thậm chí có một số doanh nghiệp, vào một số năm, khoản đầu tư này có thể lên đến từ 12-15% doanh thu.

Đại đa số, các doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh cho R&D thường mang đến nhiều sáng chế, sáng tạo công nghệ mới để ứng dụng vào sản phẩm, thiết bị, từ đó thúc đẩy thương mại hóa và cầm chịch thị trường.

Không thiếu chất xám, chỉ sợ thiếu hành lang pháp lý

Trong năm 2021, Việt Nam nổi lên như một trong số ít quốc gia tiên phong và mở lối cho ngành game NFT, đại diện tiêu biểu chính là game Axie Infinity của Sky Mavis. Hiện Axie Infinity là game NFT số 1 thế giới về lượng người chơi, doanh thu qua game cũng như giá trị vốn hóa.

Ông Nguyễn Thành Trung – CEO của doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp Sky Mavis – cho rằng, công nghệ blockchain và tài sản số NFT mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng và hứa hẹn thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế chứng minh, trong khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường công nghệ blockchain được manh nha và phát triển khá sôi động tại Việt Nam. Còn trong khoảng một năm trở lại đây, thị trường game NFT của doanh nghiệp Việt Nam dường như đang dần trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á, thu hút nhiều quỹ đầu tư quốc tế tham gia.

Tuy nhiên, cũng theo ông Trung, hiện nhiều quốc gia cũng chưa kiện toàn hành lang pháp lý cho những công nghệ mới này, đơn cử như việc chuyển dịch từ tài sản hiện hữu sang tài sản số, hay vấn đề tài sản ảo.

Việt Nam nếu sớm có khung chính sách ổn định cho các công nghệ mới này sẽ kích thích được làn sóng nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực mới này mạnh mẽ hơn, tạo bệ phóng cho bước phát triển vững chắc trong những năm tới.

Ghi nhận từ thực tế, một số lĩnh vực công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), blockchain, NFT, ôtô điện… Việt Nam đang cho thấy có nhiều tiềm năng và thậm chí vượt trội trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên để được nâng tầm phát triển, doanh nghiệp Việt cần được hỗ trợ từ cơ chế chính sách.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp công nghệ số phải giải được những bài toán lớn của đất nước

Trần Tuấn |

Theo Thủ tướng, ngoài tham gia vào việc phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch, chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ phải tham gia, đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực.

Hôm nay diễn ra Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Trần Tuấn |

Hôm nay (11.12), Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chủ đề của diễn đàn năm nay là "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế".

Phát triển công nghệ số có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030

Anh Tuấn |

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, đại diện ILO Việt Nam cho rằng, mặc dù sự phát triển của công nghệ số khiến 6 triệu việc làm mất đi, nhưng thay vào đó có thêm 24 triệu việc làm mới. Nếu có sự quan tâm đúng mức, thì có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030.

Phục hồi nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Điện Thoại Thánh, nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long lâu nay đang là một "phế tích", chỉ sót lại hệ thống móng điện với đầy cỏ dại mọc lên.

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

Doanh nghiệp công nghệ số phải giải được những bài toán lớn của đất nước

Trần Tuấn |

Theo Thủ tướng, ngoài tham gia vào việc phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch, chuyển đổi số ở Việt Nam sẽ phải tham gia, đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực.

Hôm nay diễn ra Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Trần Tuấn |

Hôm nay (11.12), Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chủ đề của diễn đàn năm nay là "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế".

Phát triển công nghệ số có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030

Anh Tuấn |

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, đại diện ILO Việt Nam cho rằng, mặc dù sự phát triển của công nghệ số khiến 6 triệu việc làm mất đi, nhưng thay vào đó có thêm 24 triệu việc làm mới. Nếu có sự quan tâm đúng mức, thì có thể tạo ra 269 triệu việc làm mới vào năm 2030.