Đồng bằng sông Cửu Long: Cần được bán lúa cũ để thu mua lúa mới

KỲ QUAN - LỤC TÙNG |

Hiện ĐBSCL đang tồn kho cả triệu tấn lúa gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu ở các địa phương. Các địa phương đang xúc tiến kiến nghị Trung ương được mở cửa bán để thu mua vụ lúa mới đang đầy đồng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp thiệt hại và thua lỗ…

Gạo ùn ứ tại cảng

Ngày 14.4, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Cty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) cho biết, Cty có 70 container gạo (mỗi container khoảng 25 tấn) ùn ứ ngoài cảng ở TPHCM, khi mở tờ khai hải quan vào lúc 0h ngày 12.4, dù rất cố gắng, nhưng đơn vị cũng chỉ khai được có 30 container, còn 40 container không khai được. Hiện số gạo còn lại vẫn tiếp tục ùn ứ. Bà Trần Ánh Loan, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phước Hưng (TP.Cần Thơ) cho biết thêm: Sau khi có lệnh tạm dừng xuất khẩu gạo, Cty có trên dưới 10.000 tấn gạo (xuất khẩu đi Philippines) phải lưu ở kho và trên sà lan tại cảng ở TPHCM. Bình quân mỗi ngày Cty phải chịu chi phí 20 triệu đồng, như tiền lưu bãi, lưu kho, tiền đóng công, sà lan… Nhiều lô hàng đã nhận tiền cọc 10% mà hàng giao không đúng hạn trong hợp đồng sẽ phải bồi thường.

“Bây giờ tôi chỉ mong được giải quyết cho đi phần hàng đang lưu kho trên TPHCM, tất cả vốn liếng 70-80 tỉ đồng đều nằm trên đó”.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Cty TNHH Việt Hưng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết, Cty còn đang bị “kẹt” hơn 5.000 tấn gạo nằm tại cảng TPHCM chưa được thông quan. Theo ông, tại cảng chỉ có một vài DN may mắn được đăng ký hải quan trong đợt này. Nếu không XK được lô hàng nói trên trong tháng 4 này, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phát sinh chi phí và giảm chất lượng gạo vì để lâu ngày.

Ghi nhận thực tế cho thấy, chỉ riêng trên địa bàn Cần Thơ đã có 6-7 doanh nghiệp với số lượng khoảng 20.000 tấn gạo bị ùn ứ, chưa xuất đi được. Điển hình là Cty Ngọc Tài (10.000 tấn gạo); Cty Ngọc Quang Phát (3.000 tấn gạo); Cty Phước Hưng (7.000 tấn gạo)…

Giám đốc Sở Công thương Long An - ông Lê Minh Đức - cũng cho biết, chỉ riêng số gạo nằm trong kho của 3 - 4 doanh nghiệp lớn trong tỉnh đã lên đến khoảng 100 nghìn tấn (tính cả gạo nếp). Trong khi các doanh nghiệp Long An chỉ đăng ký XK được 8.500 tấn gạo trong đợt này (400 nghìn tấn trong tháng 4), nên lượng gạo được “giải phóng” là không đáng kể. Chi phí lưu kho, lãi suất ngân hàng tiếp tục đè nặng các doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Đồng Tháp, một trong những địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, nhiều DN đứng ngồi không yên vì lượng lúa, gạo tồn kho quá lớn.

Nguy cơ doanh nghiệp chịu thua lỗ

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Thiện Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp -  xác nhận: “Đến thời điểm hiện nay, tỉnh đang tồn trên 125.000 tấn lúa, gạo”. Cụ thể, toàn tỉnh có 27 DN đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo với sản lượng mỗi năm trên 300.000 tấn. Tuy nhiên hiện 27 DN này đang tồn kho  97.302 tấn gạo và 28.448 tấn lúa. Tương tự, tại An Giang, nạn tồn kho lúa, gạo cũng đang đẩy DN lẫn cơ quan quản lý lên đỉnh cao lo lắng. Bởi ngoài lúa hàng hóa, địa phương này còn có thêm mặt hàng lúa chuyên xuất khẩu. Hiện có 4 DN đã thực hiện 5 tờ khai hải quan xuất khẩu gạo, nhưng chưa xuất được hơn 3.000 tấn gạo. Nếu kéo dài tình trạng này đến hết tháng 4, toàn tỉnh có 16 DN không thể giao 48.000 tấn gạo theo hợp đồng đã ký (tương đương 23,6 triệu USD).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - ông Phạm Văn Cảnh - cho biết, ngoài số diện tích không nhiều bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, vụ lúa Đông Xuân vừa qua nông dân tỉnh Long An trúng mùa. Hiện số lúa gạo còn tồn trong dân và trong kho của các doanh nghiệp là rất lớn do thời gian qua tạm ngừng XK gạo. Việc Chính phủ cho tái XK gạo trong tháng 4 này chắc chắn sẽ giúp tiêu thụ lúa gạo của nông dân sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do lượng lúa gạo tồn quá lớn mà lượng XK trong tháng 4 có giới hạn, nên việc tiêu thụ lúa gạo chưa được cải thiện nhiều. Tỉnh Long An đang làm tờ trình kiến nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh XK gạo.

Mở cửa kho để “cứu” nông dân

Giám đốc Công ty Lương thực tỉnh Tiền Giang - ông Ngô Thanh Vân - cho biết, do việc làm hồ sơ đăng ký XK lần này làm từ lúc nửa đêm (bắt đầu từ 0 giờ ngày 11.4), trong khi rất nhiều doanh nghiệp chực chờ, chỉ ít giờ sau là hết số lượng, nên Cty Lương thực Tiền Giang không đăng ký được số lượng. Theo ông Vân, các doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang chỉ đăng ký XK được chưa đến 5.000 tấn đợt này. Theo ông Vân, nên ưu tiên cho XK lượng gạo rất lớn (nhiều chục nghìn tấn) của các doanh nghiệp đang còn nằm chờ ở các cảng do lệnh ngưng XK gạo đột xuất ngày 23.3. Nếu không XK được đợt này, tiếp tục nằm chờ ở các cảng, các doanh nghiệp càng khốn đốn vì chi phí logistic càng đội cao, chất lượng gạo bị ảnh hưởng…

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ cho biết: Vừa qua, hải quan cho mở tờ khai lúc nửa đêm đã khiến doanh nghiệp không nắm thông tin, nên không xuất khẩu được gạo. Chỉ riêng các doanh nghiệp ở Cần Thơ hiện đã có trên dưới 20.000 tấn gạo ùn ứ. Trong số này, một phần đã chuyển đến các kho bãi, container ở cảng (TPHCM), số còn lại nằm trên sà lan. Mỗi ngày, doanh nghiệp phải chịu chi phí rất lớn cho việc lưu kho, tiền đóng công, sà lan…

Ngoài ra, Theo ông Trần Anh Thư -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, trung ương cần ưu tiên riêng cho lúa nếp và lúa Nhật, đang được An Giang và nhiều địa phương trồng với quy mô lớn. Bởi đây là mặt hàng chủ yếu dành cho xuất khẩu, không nằm trong nhóm phục vụ cho an ninh lương thực quốc gia.

KỲ QUAN - LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Chính phủ chính thức cho phép xuất khẩu gạo trở lại

Cường Ngô |

Thủ tướng Chính phủ đã cho phép xuất khẩu gạo trở lại theo đề xuất của Bộ Công Thương ngày 6.4 vừa qua.

Vì sao Bộ Tài chính kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường?

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Tài chính việc tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường (cấp thấp) đến hết ngày 15.6.2020 là để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia theo Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch giao chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020.

Đề xuất tiếp tục xuất khẩu gạo: Lượng gạo dự trữ trong nước dồi dào

Phạm Dung - Cường Ngô |

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan về việc tiếp tục xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp khẳng định, nguồn cung gạo trong nước dồi dào, không chỉ đủ dự trữ trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.