Tăng trưởng GDP năm 2021 mức 3,5-4% là rất đáng khích lệ trong dịch COVID

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo GDP năm 2021 tăng 3,5% - 4% trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 là rất đáng khích lệ.

Thay đổi dự báo tăng trưởng thấp hơn kế hoạch

Tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 tổ chức sáng 14.9, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt trong tháng 9 này, chuyển sang trạng thái bình thường mới từ quý IV thì tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 3,5-4%.

Mặc dù mức tăng trưởng 3,5% - 4% thấp hơn mức dự báo ban đầu (6,5%), nhưng đây cũng là mức tăng trưởng rất đáng khích lệ khi làm sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã giáng những đòn nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế, gây đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xuất khẩu, thiếu nhân lực nghiêm trọng tại các nhà máy, doanh nghiệp.

Tuy tăng trưởng có khả năng thấp hơn dự kiến, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, đó là con số khá ấn tượng trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) nhấn mạnh: “Với dịch bệnh COVID-19 căng thẳng như vừa qua và phải thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh trong thời gian khá dài vừa qua thì con số tăng trưởng 3,5% - 4% không quá tệ”.

Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá mức tăng trưởng này khá ấn tượng khi nhiều quốc gia đã phải chịu mức tăng trưởng âm trong đợt sóng dịch COVID-19 đầu tiên.

Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thể hiện sự điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng để phù hợp với diễn biến nhanh chóng và bất định của tình hình. Điều này thể hiện việc nhận định lại khả năng tăng trưởng nằm ngoài dự kiến từ năm trước. Tuy nhiên đây chỉ là một kênh thông tin dự báo như Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng năm nay khoảng 4,8%, còn Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo tăng trưởng trên 5% năm nay.

“Có sự khác nhau khá đáng kể giữa các dự báo mặt dù có giảm song vẫn là con số dương, là tăng trưởng đáng ghi nhận và khích lệ. Thực tế cho thấy có sự sụt giảm tổng cầu do thực hiện giãn cách xã hội cũng như giảm cả tổng cung do có tình trạng doanh nghiệp phải giảm công suất, dừng sản xuất tạm thời thậm chí đóng cửa. Chi phí và lãng phí xã hội rất lớn” - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương luôn giữ sự thân thiện, đồng hành, sẵn sàng tháo gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, chứ không phải chỉ là những chỉ thị hành chính, nhũng nhiễu, gây khó khăn.

“Làm tốt chính là xúc tiến đầu tư tại chỗ, còn hơn nhiều đi xúc tiến, đi kêu gọi bên ngoài. Làm tốt thì tự khắc doanh nghiệp thấy được thân thiện của địa phương, của lãnh đạo, thì họ mới yên tâm đầu tư lâu dài” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Thị trường cung ứng thiếu, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, xuất khẩu năm nay của Việt Nam có thể tăng 10% và thu ngân sách có thể vượt dự toán. Tuy nhiên, cần sự nỗ lực của cả địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó, thái độ của chính quyền địa phương với các doanh nghiệp là rất quan trọng

Các doanh nghiệp cũng đã xác định rõ mục tiêu này và đã lên các kịch bản để sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Theo ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA), mặc dù khó khăn về sản xuất nhưng tại các thị trường xuất khẩu vẫn tăng ổn định, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, tuy nhiên thị trường cung ứng lại thiếu. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. 

"Dịch COVID-19 cũng khiến nhiều doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng và để phục hồi cần phải có thời gian. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp tranh thủ bước vào thị trường mới với sản phẩm mới, đặc biệt mặt hàng sofa là mặt hàng có giá trị gia tăng cao trước đây đa số là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Đây là dịp các nhà mua hàng cao cấp bắt đầu tìm kiếm các nguồn hàng khác từ các nhà sản xuất Việt Nam” – ông Nguyễn Quốc Khanh nói.

Để vực dậy sản xuất, giữ đà tăng trưởng, theo TS Nguyễn Đức Độ, giải pháp quan trọng là những người đã tiêm đủ 2 mũi thì được hoạt động bình thường trở lại. Điều này có cơ sở khi Chính phủ đang đẩy mạnh tiêm vaccine cho toàn dân để đạt tỉ lệ lớn, sớm đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định trở lại.

Còn theo PGS TS Nguyễn Thường Lạng, để tăng trưởng năm 2021 và cả năm 2022, các giải pháp phòng dịch cần quyết liệt hơn, tăng tốc tiêm chủng ít nhất 2 - 3 triệu liều/ngày để khống chế sự lan rộng của dịch bệnh và nhanh chóng tạo môi trường an toàn. Những vùng có khả năng an toàn sẽ mở trước, tạo động lực mạnh cho nền kinh tế như Phú Quốc, Quảng Ninh...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu càphê trong bối cảnh đại dịch

Vũ Long |

Xuất khẩu càphê tuy giảm về sản lượng nhưng giá trị kim ngạch tăng cao nhờ giá càphê tăng. Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU vẫn tiềm năng.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thay đổi chiến lược “Zero Covid” sang “mục tiêu kép trong điều kiện mới”

Lan Hương |

Tổng Cục Hải quan vừa công bố những con số đáng giật mình: Trong tháng 8.2021, hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu qua 19 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 đã giảm 5,6 tỉ USD so với tháng 7 (tương đương mức giảm 27%). Để đối phó với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới Việt Nam cần thay đổi chiến lược từ “zero COVID” sang thực hiện “mục tiêu kép trong điều kiện mới”.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đổ tại bệnh tiểu đường khi vi phạm nồng độ cồn mức "khủng"

Tô Thế |

Vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao, tuy nhiên, người đàn ông ở Hà Nội cho rằng mình chỉ uống 2 chén rượu, do bị bệnh tiểu đường nên nồng độ cồn lên cao.

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người phụ nữ tử vong

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 7C, xe khách mất lái lao xuống ruộng làm 2 người tử vong.

Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Dương

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 8.10, TP Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.

Bò thả rông, rượt nhau giữa đường phố ở Đà Nẵng

Trần Thi |

Dù đã được kiến nghị nhiều năm nay nhưng tình trạng bò thả rông tại một số tuyến đường ở TP Đà Nẵng vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu càphê trong bối cảnh đại dịch

Vũ Long |

Xuất khẩu càphê tuy giảm về sản lượng nhưng giá trị kim ngạch tăng cao nhờ giá càphê tăng. Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU vẫn tiềm năng.

Kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Thay đổi chiến lược “Zero Covid” sang “mục tiêu kép trong điều kiện mới”

Lan Hương |

Tổng Cục Hải quan vừa công bố những con số đáng giật mình: Trong tháng 8.2021, hàng hóa làm thủ tục xuất nhập khẩu qua 19 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phía Nam do ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 đã giảm 5,6 tỉ USD so với tháng 7 (tương đương mức giảm 27%). Để đối phó với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới Việt Nam cần thay đổi chiến lược từ “zero COVID” sang thực hiện “mục tiêu kép trong điều kiện mới”.