Vẫn còn hàng nghìn xe nông sản ở cửa khẩu, mất 40 ngày để thông quan

Anh Tuấn |

Thông tin từ Sở Công Thương Lạng Sơn, tính đến ngày 2.1, tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma vẫn còn 2.852 xe hàng hóa, chủ yếu là nông sản, trái cây. Với năng lực thông quan như hiện nay, để đưa hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu sang biên giới thì cần khoảng 40 ngày.

Sáng 3.1, Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, từ sáng 1.1 đến sáng 2.1, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị được 53 xe và có thêm 38 xe hàng hóa mới lên, hiện còn tồn 1.571 xe. Trong khi đó, tại cửa khẩu Chi Ma năng lực thông quan chỉ khoảng 35 - 40 xe/ngày nên vẫn còn tồn 515 xe.

Hiện cửa khẩu Tân Thanh vẫn tạm dừng thông quan nên nhiều xe trái cây, đặc biệt là thanh long, đã quay đầu về tiêu thụ nội địa. Trong ngày, tại cửa khẩu Tân Thanh, có 85 xe quay đầu, số lượng xe ùn ứ còn 766 xe, trong đó có 605 xe trái cây.

Tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma vẫn còn 2.852 xe hàng hóa, chủ yếu là trái cây, đang ùn tắc. Với năng lực thông quan như hiện nay, để đưa hết số xe đang tồn tại các cửa khẩu sang biên giới thì cần khoảng 40 ngày.

Hàng nghìn xe hàng nông sản bị ùn ứ ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đặng Phúc Nguyên
Hàng nghìn xe hàng nông sản bị ùn ứ ở Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Đặng Phúc Nguyên

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, trong khi hầu hết loại hàng hóa tiêu dùng được tự do thông thương, riêng các loại hoa quả, trái cây cần phải được chính quyền mỗi nước cho phép thì mới được nhập khẩu. Lý do là các hàng hóa này cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn kiểm dịch.

Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây của Việt Nam đó là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Nói cách khác, chỉ 9 loại trái cây trên mới được nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Còn những loại không có tên ở trên, trong đó có những loại mà Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa... buộc phải đi đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ.

"Hoa quả, trái cây nếu không đi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thì sẽ phải đi qua cửa khẩu phụ Tân Thanh (phía bên Trung Quốc gọi là Pò Chài). Thương nhân Trung Quốc cũng tập trung ở đó để nhận hàng. Do vậy, phía Việt Nam có muốn giao ở cửa khẩu phụ khác như Cốc Nam, Na Hình cũng khó" - ông Hải cho hay.

Bình thường, cửa khẩu phụ Tân Thanh mỗi ngày thông quan được khoảng 250 - 300 xe. Nếu vì chống dịch hay lý do nào đó, phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát, thời gian thông quan lâu hơn, con số trên sẽ giảm xuống.

Hoặc đến mùa thu hoạch trái cây của Việt Nam, lượng xe dồn lên cửa khẩu bất thường đến cả nghìn xe thì sẽ bị ùn ứ, phải mất cả tuần đến nửa tháng để giải phóng hết xe.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn.

Vì chỉ có chính quyền mới có thể đứng ra tập hợp các nông dân, thương lái trên địa bàn, chỉ có chính quyền mới kêu gọi được các doanh nghiệp phân phối lớn đến cùng chung tay hỗ trợ, chỉ có chính quyền mới mời được các chuyên gia cả trong và ngoài nước đến hướng dẫn cho người nông dân, thương lái phải đóng gói thế nào, thực hiện truy xuất nguồn gốc ra sao.

Bên cạnh việc đầu tư mở rộng hạ tầng cửa khẩu, ông Hải cho rằng, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa. Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa.

Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Ùn ứ hàng hoá ở cửa khẩu: Doanh nghiệp chung tay "cứu" nông sản

Cường Ngô |

Tình trạng ùn ứ hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã tác động đến giá nông sản trong những ngày cuối năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa và nêu cao vai trò của địa phương để không lặp lại câu chuyện này.

Cửa khẩu ùn tắc nông sản, nhà kho ở Long An bất ngờ hủy hợp đồng

AN LONG |

Long An - Việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn khi lưu thông qua cửa khẩu Tân Thanh đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thanh long tại Long An.

Ùn tắc ở cửa khẩu: Nhiều xe nông sản lại quay đầu về nội địa chờ giải cứu

TRẦN TUẤN - HỮU CHÁNH |

Trước nguy cơ phải đổ bỏ nông sản, nhiều chủ hàng đã quyết định cho tài xế "quay đầu" đưa hàng về TP.Lạng Sơn,  Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng... bán với giá rẻ. Với hơn 6.200 xe nông sản đang bị tắc tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc (tính đến 21.12), theo ước tính của Hiệp hội rau quả Việt Nam, thiệt hại cho các doanh nghiệp, chủ hàng có thể lên tới 3.000 - 4.000 tỉ đồng.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.