Cây đèn đồng hình người Lạch Trường với tín ngưỡng của sự bất tử

Nguyễn Hữu Mạnh |

Cây đèn là một hiện tượng gắn liền với thế giới tâm linh, tín ngưỡng, là một di vật đặc trưng, điển hình của văn hóa thời hậu Đông Sơn. Cây đèn đồng hình người Lạch Trường, Thanh Hóa được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt 1 năm 2012, là minh chứng tiêu biểu nhất cho sức sống Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Phát hiện khảo cổ học gây tiếng vang một thời

Năm 1935, nhà khảo cổ học Olov Janse (Thụy Điển) phát hiện ra cây đèn đồng hình người quỳ khi khai quật ngôi mộ số 3 Lạch Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và chuyển về trưng bày tại Bảo tàng Louis Finot (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). Sau 24 năm, ông đã cho ra mắt cuốn bút ký khảo cổ học gây nên tiếng vang một thời: "Bí mật cây đèn hình người". Từ đó cho đến nay, báu vật cây đèn đồng hình người được đề cập trong hầu hết các tài liệu khảo cổ học về văn hóa Đông Sơn được xuất bản.

Cây đèn cao 40cm, dài 30cm, rộng 27cm và nặng 1,9cm, tạo hình tượng người đàn ông mình trần với khuôn mặt bầu, cởi trần đóng khố trong tư thế quỳ. Tượng có đôi mắt mở to, sâu, nổi rõ lông mi, lông mày dày, sống mũi cao, râu quai nón, tóc cuộn hình xoắn ốc, đeo hoa tai. Trên đầu chít khăn, có người cho là vương miện. Bụng có một thắt lưng trang trí văn hoa sen, nhìn thấy lỗ rốn và hai đầu vú. Hai tay nâng đĩa đèn. Hai vai và trên lưng có ba nhánh hình chữ S, đầu nhánh có đĩa đèn dầu, cuối nhánh có hình người hai tay đỡ nhánh, giữa mỗi nhánh có tượng người quỳ hai tay chắp lại vái hướng vào nhau, có thể là những vũ công, trên đầu gối và gót chân có 4 tượng là nhạc công trong tư thế quỳ, trong đó có 2 người thổi sáo, hai người cầm nhạc cụ gì không rõ.

Olov Janse khi mới khám phá ra phát hiện khảo cổ học quan trọng này đã nhận định: Cây đèn có giá trị vô cùng quan trọng trong các hoạt động tế lễ về ban đêm, khi ánh sáng đóng vai trò cơ bản. Đó cũng là vũ trụ bao la được thu vào cây đèn, là sự phản ánh của mặt trời, trăng và sao. Ánh sáng phát ra từ cây đèn như ánh hào quang và ánh hào quang đó đưa lại cho con người sự tôn kính thần thánh, tín ngưỡng và sự bất tử.

Một ngôi mộ gạch do Olov Janse khai quật năm 1934 - 1935 ở Lạch Trường.  Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Một ngôi mộ gạch do Olov Janse khai quật năm 1934 - 1935 ở Lạch Trường. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Những lý giải về nguồn gốc

Theo PGS.TS Hoàng Xuân Chinh, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ học Việt Nam tổng kết cho đến nay có những ý kiến về nguồn gốc cây đèn đồng người quỳ Lạch Trường:

Quan điểm xuất hiện đầu tiên, sớm nhất do Olov Janse đề xuất: nguồn gốc cây đèn đồng hình người Lạch Trường, Thanh Hóa là từ Phương Tây, với sự liên hệ quá xa vãng với thần thoại Hy Lạp. Ông phủ nhận tính bản địa của văn hóa Đông Sơn của cây đèn khi cho rằng chủ nhân của chiếc đèn hình người quỳ thuộc chủng Ấn - Âu, không phải là vùng Vân Nam cũng như miền Bắc Việt Nam, do giao lưu văn hóa mà có mặt tại các địa phương trên.

GS. Đỗ Văn Ninh lại cho rằng, nguồn gốc của cây đèn là từ Trung Nguyên, qua câu chuyện, người Hán đánh quân Hung nô, những người có bộ râu quai nón, tóc quăn; bắt quân Hung nô làm tù binh, làm người hầu đội đèn. Câu chuyện ấy được phản ánh qua tác phẩm nghệ thuật Lạch Trường, theo đó, cây đèn chính là của người Hán, mang tư tưởng Hán. Rồi sau này, không chỉ thông qua cây đèn, ở hầu hết các sưu tập đồng, gốm phát hiện trong các mộ gạch đầu Công nguyên ở Việt Nam, nhiều người càng tin hơn vào yếu tố Trung Nguyên của bộ sưu tập này. Chúng được mang vào cùng với đội quân viễn chinh người Hán, để khi chết, chôn theo, như quan niệm của hầu hết các dân tộc Phương Đông.

Quan điểm có tính dung hòa và nhận được nhiều sự đồng thuận từ giới khảo cổ học khi nhìn cây đèn ấy, cùng với một bộ sưu tập hiện vật đầu Công nguyên, như là một sự tiếp biến văn hóa Việt - Hán với thiết kế cách điệu theo hình ảnh một tù binh Hung nô bị bắt và trở thành người hầu bê đèn. Tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cũng phát hiện một vài loại đèn đồng và đèn đất nung trong đó có đèn người quỳ, về kiểu dáng cũng như phong cách và bối cảnh phát hiện tại các ngôi mộ Đông Hán khá giống với cây đèn đồng người quỳ Lạch Trường như: mộ Hạc Đầu Sơn, mộ Cửu Chi Lĩnh, mộ Hắc Mã Tĩnh... Qua những phát hiện ở Việt Nam cũng như ở Quảng Tây, cho thấy rằng mối giao lưu, trao đổi mạnh mẽ giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Bởi vì cây đèn đồng hình người quỳ này được phát hiện tại Lạch Trường, vốn là một thương cảng lớn đầu Công nguyên. Cảng Lạch Trường còn có tên gọi là cảng Cửa Trường, cảng Y Bích, nằm ở hạ lưu sông Mã phân nhánh đổ ra biển tại cửa sông Lạch Trường giáp ranh giữa hai huyện Hậu Lộc và Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Qua các nguồn sử liệu và kết quả khai quật khảo cổ học, vùng đất sông Mã từ giai đoạn cách ngày nay trên 2000 năm đã là địa bàn phân bố của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng đúc những chiếc trống đồng, đồ đồng tinh xảo.

Nơi đây cũng chính là đất Cửu Chân thuộc Giao Châu dưới thời Trung Quốc đô hộ. Nhiều quan lại của các triều đại từ Hán, Đường (Trung Quốc) được cử sang làm Thứ sử, Thái thú để quản lý vùng đất này. Thuyền buôn từ phía Nam ra hay từ ngoài Bắc vào cũng thường qua cảng biển này, và Lạch Trường đã trở thành một thương cảng buôn bán sầm uất. Có lẽ, trong bối cảnh này, mối giao lưu tương tác Việt - Hán, sự tiếp nối của nguồn gốc đồ đồng Đông Sơn đã tạo nên một bảo vật quý giá.

Sau này, thương cảng Lạch Trường vẫn phát triển vô cùng nhộn nhịp. Trần Phu, sử thần nhà Nguyên sang nước ta vào thế kỷ 14, trong An Nam tức sự đã mô tả về sự sầm uất của thương cảng Lạch Trường: "Các phiên thuyền ở hải ngoại tụ tập ở đấy, họp chợ ngay trên thuyền rất đông. Thật là một thị trấn lớn”.

Cây đèn được tìm thấy trong ngôi mộ cổ chứng tỏ những chiếc đèn có thể được xem là biểu hiện luân hồi của tạo hóa. Điều đó có nghĩa, chúng là vật dẫn đường chỉ lối cho người chết trong cuộc du ngoạn ở thế giới bên kia. (TS. Phạm Quốc Quân - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Di tích Đặng Đình An thờ danh tướng có công với xứ Nghệ

ĐẶNG VIẾT TƯỜNG |

Làng Trung Lao ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là quê hương danh tướng Đặng Đình An (tên chữ Tiến Thự). Trung Lao là một làng cổ bên bờ sông Lam và núi Hồng Lĩnh, có nhiều di sản văn hoá gắn với danh nhân Đặng Đình An: Bia Đặng tướng quân, tượng đá thờ danh tướng Đặng Đình An, cây thị cổ thụ và nhiều cây gỗ nguyên sinh của núi rừng Hồng Lĩnh, mộ Bùi phu nhân - mẹ Đặng Đình An và lễ hội cầu phúc.

Dâng roi mây cho mẹ đánh và bài học về lòng hiếu thảo của vua Tự Đức

ts. Nguyễn Hữu Mạnh |

Người xưa có câu “Bách thiện hiếu vi tiên” (tất cả mọi lòng tốt đều bắt đầu từ lòng hiếu thảo), Lễ Vu Lan báo hiếu là dịp quan trọng để nhắc nhở mỗi người về lòng hiếu thuận và tình cảm với gia đình, tổ tiên. Trong lịch sử Việt Nam, vua Tự Đức là tấm gương sáng về lòng hiếu thảo xưa nay hiếm.

Khảo cứu tượng Gajasimha tại Bảo tàng tổng hợp Bình Định

Hồng Nhung (thực hiện) |

Thời kỳ vàng son của vương quốc Champa là khi đóng đô tại Vijaya gần 500 năm (thế kỷ XI - XV). Thời kỳ này đã để lại vùng đất Bình Định nhiều di sản điêu khắc vô giá. Trong số rất nhiều tác phẩm điêu khắc hiện được trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp Bình Định, chúng tôi đặc biệt chú ý pho tượng Gajasimha (linh thú đầu voi mình sư tử) mới được phát hiện, rất giống với pho tượng Gajasimha cổ quý của Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.