Chuyện đặt tên của người dân tộc thiểu số xứ Nghệ

HỮU VI |

Người mang tên gọi đặc biệt đôi khi mang lại phiền toái, thậm chí thiếu tự tin. Nó đến từ sự khác biệt về văn hóa vùng miền. Nhiều khi chính những cái tên có vẻ “dân tộc” lại làm nên nét thú vị.

Khi tên gọi bị đem làm trò đùa

Tốt nghiệp THPT, Vi Văn Mày (quê ở huyện Con Cuông-Nghệ An) vào miền Nam làm công nhân. Ở nhà, anh không gặp phải phiền toái gì từ tên gọi của mình bởi trong cộng đồng, tên gọi này khá phổ biến. Nhưng khi vào miền Nam cứ nghe gọi “anh Mày” lại phát sinh vấn đề. Không những nhiều người cười nhạo mà bạn hữu còn đưa ra làm trò đùa lúc trà dư tửu hậu, Vi Văn Mày bực mình lắm, muốn đổi tên thành Vi Văn May (bỏ dấu huyền trong tên). Tuy nhiên, việc đổi tên chưa chắc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận nếu không có lý do chính đáng và sẽ kéo theo nhiều phiền toái về thủ tục hành chính.

Đối với người Thái và Khơ Mú ở Nghệ An, mỗi cái tên đều có một ý nghĩa riêng, đẹp và nghiêm túc. Ví dụ Bun (hoặc Bún) trong tiếng Thái và tiếng Lào có nghĩa là may mắn hanh thông, Khun có ý nghĩa mang lại sức mạnh và luôn biết vượt lên thử thách, Ngam hay Đi nghĩa là đẹp... Một số tên của người dân tộc thiểu số chỉ gặp vấn đề khi phiên âm và hiểu theo nghĩa tiếng Việt.

Việc người Thái sử dụng từ “Mày” (hoặc May) để đặt tên cho con xuất phát từ một phong tục truyền thống. Khi trẻ sơ sinh ốm đau, bố mẹ nhờ đến các thầy mo xem ngày giờ sinh. Nếu được biết ngày giờ sinh của đứa trẻ “xung khắc” với cha hoặc mẹ thì đứa trẻ đó phải mang cho người khác làm con nuôi, hoặc “bán” đi. Người ta nhờ thầy mo tìm một người trong họ hai bên nội ngoại để “nhận nuôi” đứa bé, tổ chức lễ nhận con nuôi. Thường thì lễ chỉ mang tính thủ tục để  đánh lừa “ma nhà” thôi, còn thực tế đứa trẻ vẫn sống cùng cha mẹ. Sau lễ này, đứa trẻ sẽ được gọi là Mày (May), nghĩa là con nuôi. Cũng như người Kinh, những đứa trẻ “khó nuôi” cũng được cộng đồng người Thái chọn những cái tên xấu xí như Hai (bán), Nọi (nhỏ). Nam thì gọi là Xao, nữ gọi là Chai, Báo... Những tên gọi kiểu này khá phổ biến ở huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An).

Điều thú vị từ những cái tên đặc biệt

Ngày nay, người dân tộc thiểu số ở Nghệ An thường chọn một cái tên phổ thông khi làm giấy khai sinh cho con, còn những tên cúng cơm chỉ để gọi ở nhà, dùng trong những trường hợp thân mật. Một số trường hợp vẫn để tên cúng cơm trong giấy khai sinh và gặp phải những rắc rối khi làm các thủ tục hành chính hoặc khi giao tiếp xã hội. Chung quy là những rắc rối này đến từ sự khác biệt về văn hóa. Nhưng việc đặt tên con theo nghĩa tiếng Việt phổ thông sẽ dẫn đến làm nhiều người lãng quên những nét đẹp trong văn hóa đặt tên truyền thống của người bản địa.

Vừ Chông Pao, vị anh hùng của cộng đồng người Mông ở Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi
Vừ Chông Pao, vị anh hùng của cộng đồng người Mông ở Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi

Những cái tên đặc biệt thường khiến người ta dễ nhớ và trở nên nét đặc biệt của cá nhân. Người vùng cao Nghệ An thường nhớ đến ông Vừ Chông Pao, một thủ lĩnh người Mông được phong anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cũng có cái tên khá đặc biệt. Sinh thời, ông từng lãnh đạo cộng đồng người Mông ở Nghệ An chống lại sự xâm lấn của các toán phỉ Châu Phà từ Lào quấy nhiễu các bản làng ở Kỳ Sơn những năm 1960. Một sự trùng hợp đặc biệt khi tên của ông có nghĩa là cường tráng, to lớn.

Đặt những cái tên đẹp cho con trẻ cũng được cộng đồng người Mông rất chú trọng. Một bé gái tên Y Pà mang ước vọng sau này lớn lên sẽ xinh đẹp như bông hoa, còn Y Kia thì nết na, hiền dịu. Người con trai tên Thái thì lại mang ước vọng rằng khi trưởng thành sẽ săn chắc, vững chãi, bền vững như chiếc búa tạ của thợ rèn.

Ngày nay, tên gọi bằng tiếng bản địa đang dần vắng bóng trong các cộng đồng vùng cao. Người ta dễ tìm thấy những bé Nấm, bé Nhím, Sóc, Thỏ, Cún... vốn từng rất xa lạ với các cộng đồng thiểu số. Điều này sẽ khiến các trẻ về sau đỡ rắc rối hơn với cái tên của mình.

Bút danh mang sắc màu dân tộc thiểu số

Trong khi nhiều người miền núi đang né tránh những cái tên bằng tiếng bản địa thì những bút danh, nghệ danh nghe như tên gọi của các cộng đồng thiểu số có vẻ đang ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng người hâm mộ. Nhà văn Ma Văn Kháng nổi danh với những tác phẩm viết về miền núi phía Bắc tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh trưởng ở Hà Nội. Y Ban là cây bút truyện ngắn đặc sắc về thân phận phụ nữ yếu thế có tên khai sinh là Phạm Xuân Ban cũng khiến không ít độc giả lầm tưởng bà là người miền núi. Một bạn trẻ người Khơ Mú tên là Huyền ở huyện Tương Dương (Nghệ An) khi biết đến diễn viên Ốc Thanh Vân đã cảm thấy rất thú vị. Ban đầu cô ấy nghĩ Ốc Thanh Vân (tên thật là Phạm Thị Thanh Vân) là người Khơ Mú. Sau này Huyền mới biết nữ diễn viên là người Hải Phòng. Bởi cộng đồng người Khơ Mú ở Tương Dương có họ Ốc, khá hiếm gặp. Đó là những ví dụ khá điển hình về về sự thú vị mà những cái tên có vẻ đặc biệt mang lại.

Nhà Văn Hồ Anh Thái, một trong những người viết tiểu thuyết hàng đầu của Việt Nam hiện nay cho rằng việc chọn bút danh cũng là điều quan trọng. Có những người ăn nhau ở cái tên. Nhưng cũng có những người người khá viết hay nhưng không mấy ai để ý. Một trong những điều có thể đến từ chính bút danh mà họ đã chọn lựa.

Có lẽ cũng vì “cơ duyên” thậm chí là tình cờ, những cái tên có yếu tố thiểu số được văn nghệ sĩ dùng đã thực sự để lại dấu ấn thú vị trong long người hâm mộ.

Trở lại với những tên gọi khác lạ. Nhiều khi trong xu thế mà các cộng đồng dân tộc hướng đến cái chung của một nền văn hóa lớn hơn, phổ biến hơn, người ta phải chấp nhận thay đổi. Có lẽ bạn trẻ cũng nhận ra điều này mà chọn lựa thay đổi cả tên gọi của mình.

HỮU VI
TIN LIÊN QUAN

Tưng bừng khai trương du lịch biển Quỳnh xứ Nghệ

QUANG ĐẠI |

Sau phố biển Cửa Lò, du lịch biển Quỳnh tưng bừng khai trương, báo hiệu một năm du lịch đầy triển vọng của tỉnh Nghệ An sau thời kì khó khăn do đại dịch.

Quế Phong, điểm đến hấp dẫn của miền Tây xứ Nghệ

HỒNG SƠN |

Nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều phong cảnh đẹp và giàu bản sắc văn hoá, huyện Quế Phong đang từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn.

Chuyện "ông thầy khùng" hơn 30 năm "gieo chữ" cho học trò dân tộc thiểu số

Tường Vân |

Với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, thầy Mai Văn Quyết (quê gốc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) đã gắn bó hơn 30 năm với mái trường THCS Nguyễn Huệ (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) "gieo con chữ", tiên phong phong trào đoàn đội cho học trò dân tộc thiểu số.

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Vân Trường |

Sáng 8.10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề).

Choáng váng khi giá đất nền vùng ven Hà Nội "nhảy múa"

Thu Giang |

Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, có nơi đã vượt mức 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người choáng váng.

EU nói về khả năng xung đột Ukraina kết thúc trong 15 ngày

Ngọc Vân |

Đại diện cấp cao EU tin rằng, xung đột Nga-Ukraina có thể kết thúc trong 15 ngày nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.