Cuộc đời qua ảnh: Lấp lánh sắc Chăm bên dòng Hậu Giang

LỤC TÙNG |

“Ngày hội VHTT&DL đồng bào Chăm cấp quốc gia năm 2016” diễn ra tại An Phú, huyện đầu nguồn sông Hậu của tỉnh An Giang thu hút trên 800 VĐV, diễn viên của 11 đoàn đến từ các địa phương có đông đồng bào Chăm sinh sống và làm việc: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh và đội chủ nhà An Giang.

 Trong 3 ngày trình diễn (15 - 17.7) các diễn viên, VĐV đã mang đến tiếng trống Baranưng huyền hoặc, tiếng kèn Sanarai réo rắt... qua sự thể hiện tài tình và cháy hết mình của những làn hơi cao chót vót, những vũ điệu thánh thót, lúc nhẹ nhành như nhung, khi uyển chuyển, la đà như sương, như khói trên sân khấu lung linh sắc màu của sự hội tụ các thành phần dân tộc Chăm…

 Ngày hội thu hút 11 đoàn nghệ thuật trình diễn với những tiết mục dàn dựng công phu.

Mặt sông Hậu đang đỏ quạch phù sa đầu mùa cũng lấp lánh bởi không gian rực rỡ sắc Chăm của những chiếc khăn Matơra, của những tượng thần đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Chăm: Ganesha, Sarasvati... Dịp này Bảo tàng Việt Nam cũng tổ chức triển lãm hơn 300 hiện vật, 150 hình ảnh về đời sống, tinh thần, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống… Tất cả như lời khẳng định văn hóa Chăm thống nhất trong sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, là tài sản vô giá cần được gìn giữ và phát huy, là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

 Tôn vinh văn hóa đặc thù, nhưng các đoàn vẫn luôn bám sát tính nhất quán 
Việt Nam.
 Lúc biến không gian sân khấu quay trở lại màu trầm mặc để làm nền cho tiết mục “Khắc họa thần Shiva” đạt hiệu ứng tương tác cao nhất với người xem.
 Triển lãm nghề dệt thủ công của người Chăm An Giang.

 

 Đặc biệt là sự đầu tư lớn về sân khấu đã tạo nền cho nhiều tiết mục nghệ thuật thăng hoa.
 Góc trưng bày văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm Islam.
 

Sương khói, sắc vàng rực của nghệ thuật “sân khấu hóa”đã tôn vinh tiết mục hát múa “Mùa bông điên điển” thêm lung linh.

 

Nét duyên ngầm của cô gái Chăm như bộc lộ, thăng hoa trong phần trình diễn hát múa “Làng Chăm ơn Bác”.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

"Mất oan" 85 tỉ đồng vì sai phạm của Nhà xuất bản Giáo dục

Lam Duy |

Các sai sót, vi phạm tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khiến phụ huynh học sinh phải mua sách giáo khoa với giá cao hơn tới 85 tỉ đồng.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.