Hồ sơ: Điểm mạnh - điểm yếu của ADMM và ADMM+

VÂN ANH (Theo The Diplomat) |

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) là hai diễn đàn chủ chốt của ASEAN và cũng là một phần quan trọng của trật tự khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên nghĩ gì về những điểm mạnh và những thách thức của hai diễn đàn này?

Điểm mạnh

Để tập hợp ý kiến, tờ The Diplomat đã tiến hành phỏng vấn những người đã hoặc đang làm việc trong lĩnh vực quân sự quốc phòng ở 6 nước ASEAN và 4 nước trong nhóm ASEAN. Kết quả cho thấy, nhìn chung những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng, ADMM và ADMM+ có hai điểm mạnh. Thứ nhất, ADMM và ADMM+ là những diễn đàn quốc phòng duy nhất ở Châu Á Thái Bình Dương tập hợp được lần lượt 10 và 18 bộ trưởng quốc phòng khắp khu vực đến trao đổi quan điểm về một loạt vấn đề an ninh. Những cuộc đối thoại như vậy, cả song phương và đa phương, được xem là quan trọng vì nó giúp tạo ra sự hiểu biết chung.

Ảnh: Nguồn Internet.

Thứ hai, tính thực tiễn của hợp tác ADMM và ADMM+ thông qua trao đổi chung và tập trận chung trên thực địa góp phần nâng cao năng lực cho các nước ASEAN để đáp ứng với những thách thức an ninh khu vực. Đặc biệt, những người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa là lĩnh vực mà các nước ASEAN cần xây dựng thêm năng lực. Điều này sẽ giúp ASEAN dẫn đầu trong tương lai với các nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khu vực.

Một điểm mạnh nữa là vai trò trung tâm của ASEAN trong ADMM+. Diễn đàn này có giá trị vì sự nhận thức độc lập và tính trung tâm của ASEAN trong cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn. Sự ưu tiên đối tác đối thoại của trọng tâm ASEAN trong ADMM+ là một dấu hiệu đáng khích lệ. Tuy nhiên, tăng cường cạnh tranh Trung - Mỹ có thể sẽ gây bất lợi cho khả năng của ADMM và AMDD+ khi tiến hành thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh.

Thách thức

Một số người được phỏng vấn nhấn mạnh rằng, chính trị quyền lực đang ngày càng hiện hiển rõ nét trong khu vực. Mâu thuẫn giữa lợi ích khu vực và lợi ích quốc gia của từng nước thành viên đã dẫn đến những rạn nứt nhất định trong ASEAN. Bên cạnh đó, những người trả lời phỏng vấn của các nước ASEAN+ quan sát thấy, nguyên tắc về sự đồng thuận của ASEAN đặt ra thách thức cho hợp tác ADMM+, nhất là khi diễn đàn này có số nước thành viên tương đối lớn và do đó có nhiều lợi ích khác nhau về các vấn đề chủ chốt trong khu vực.

Câu hỏi liệu ADMM và ADMM+ đã sẵn sàng để giải quyết những vấn đề an ninh truyền thống hay chưa đã nhận được những câu trả lời hỗn hợp. Trong khi phần lớn người trả lời đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc phản đối ý tưởng thảo luận các vấn đề an ninh truyền thống ở những diễn đàn này, thì một số người trả lời đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ bày tỏ quan điểm rằng, những vấn đề đó cần được đề cập trong ADMM+. 

Điều đó có lẽ không gây ngạc nhiên, bởi các nước này rất quan tâm đến những vấn đề như tranh chấp Biển Đông và mối đe dọa hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.

Thách thức thứ ba mà ADMM và ADMM+ đối mặt là tình trạng thiếu thể chế hóa và mức độ năng lực khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Mức độ năng lực quân sự khác nhau gây cản trở hợp tác sâu rộng hơn, trong khi mức độ khác nhau về năng lực ngoại giao ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo của các nước chủ tịch ADMM từ năm này sang năm khác.

Tiếp theo là gì?

Sắp tới, ADMM và ADMM+ cần củng cố và vạch ra các chiến lược để giải quyết những thách thức đối với ngoại giao quốc phòng khu vực. Về vấn đề này, những người được hỏi đều nhất trí rằng, việc xây dựng năng lực quân sự cần được tiếp tục. Các nước ASEAN cũng nên rõ ràng về loại hình và mức độ hỗ trợ mà họ yêu cầu từ các nước đối tác đối thoại.

Trong khi đó, để tránh bất kỳ sự bất ổn nào trong quan hệ, các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng, thiện chí và lợi ích thu được từ các cuộc tập trận quân sự chung phải vượt ra ngoài những hoạt động đó. Một cách mà ADMM và ADMM+ có thể thực hiện được là thúc đẩy quy tắc và chuẩn mực chung về hành vi trong không gian hàng hải và hàng không của khu vực. Điều này không chỉ giúp thiết lập bộ quy tắc ứng xử trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp, mà nó còn đóng góp vào mục tiêu rộng hơn của một trật tự khu vực dựa trên luật lệ.

VÂN ANH (Theo The Diplomat)
TIN LIÊN QUAN

Công bố cuộc thi Hoa hậu hữu nghị ASEAN 2017

Nhiệt Băng |

Buổi họp báo công bố thông tin về cuộc thi Hoa hậu hữu nghị ASEAN 2017 diễn ra tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) vào ngày 23.3.

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.