Hồ sơ: Sợ Mỹ rút, Châu Âu cân nhắc chính sách tự răn đe hạt nhân

NHẬT MINH (Theo The New York Times) |

Một ý tưởng từng bị coi là không tưởng giờ đây lại được giới hoạch định chính sách của Châu Âu chú ý , đó là chương trình vũ khí hạt nhân của Liên minh Châu Âu EU.

Theo kế hoạch này, kho vũ khí của Pháp sẽ được sử dụng để bảo vệ phần còn lại của Châu Âu và sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Châu Âu, kế hoạch tài trợ, học thuyết phòng thủ, hay sự kết hợp của cả 3. Nó sẽ chỉ được ban hành một khi Châu Âu không còn dựa vào sự bảo vệ của Mỹ. Mặc dù không có quốc gia mới nào gia nhập câu lạc bộ hạt nhân theo thể thức này, nhưng động thái đó trở thành bước leo thang chưa từng có trong sức mạnh quân sự tập thể của Châu Âu và phá vỡ mối quan hệ với Mỹ.

Một kỹ thuật viên đang kiểm tra tàu sân bay hạt nhân Charles De Gaulle của Pháp.

Các nhà phân tích cho rằng cuộc đàm phán, thậm chí kể cả nó không bao giờ được chuyển thành hành động, cho thấy Châu Âu đang muốn thực hiện các bước đi quyết liệt, có lẽ là cần thiết, để bảo vệ trật tự thời hậu chiến dưới thời Tổng thống Trump, một nước Nga đang hồi sinh và khả năng Mỹ - Nga củng cố liên kết.

Ngay cả những người ủng hộ chiếm một phần rất nhỏ cũng phải thừa nhận rào cản rất lớn. Nhưng cuộc thảo luận về cái gọi là "Sự răn đe của Châu Âu" đã đi vào dòng chủ đạo, đặc biệt là ở Đức, nước trung tâm của bất kỳ kế hoạch nào nhưng cũng là nước chống hạt nhân.

Bà Jana Puglierin của Hội đồng đối ngoại Đức cho biết, một số ít các quan chức cấp cao Châu Âu đã "gây ra một cuộc tranh luận công khai về điều này trên báo chí, phát thanh và truyền hình". Bà nói thêm: "Điều đó thật đáng kinh ngạc. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy chúng tôi thảo luận về vấn đề này".

"Kế hoạch B" về hạt nhân

Cựu Thủ tướng Ba Lan - Jaroslaw Kaczynski, hiện là người đứng đầu đảng cầm quyền, kêu gọi ở cấp cao nhất về một chương trình hạt nhân của EU trong một buổi phỏng vấn với báo Đức vào tháng 2.

Nhưng sự ủng hộ quan trọng nhất có lẽ là của ông Roderich Kiesewetter, nghị sĩ và phát ngôn viên về chính sách đối ngoại của đảng cầm quyền Đức. Trong cuộc phỏng vấn với Quốc hội Đức, ông Kiesewetter, cựu đại tá từng phục vụ tại Afghanistan, thận trọng lựa chọn từ ngữ, cung cấp vừa đủ chi tiết để chứng minh mức độ nghiêm túc của vấn đề, để không quá kích động cử tri Đức hay khuyến khích việc rút lui của Mỹ.

"Ý tưởng của tôi là củng cố các loại vũ khí hiện có trong Vương quốc Anh và Pháp" - ông Kiesewetter nói, nhưng thừa nhận rằng quyết định của Anh rời khỏi EU có thể ngăn cản sự tham gia của họ.

Hoa Kỳ có hàng chục đầu đạn hạt nhân tại Đức, Ý, Bỉ và Hà Lan, được sử dụng như một lực lượng phản ứng nhanh cũng như biểu tượng cho sự bảo vệ đối với châu lục này. Ông Kiesewetter cho biết, kế hoạch của ông sẽ cung cấp sự thay thế hoặc một chương trình song song. Điều này đòi hỏi 4 yếu tố: Cam kết của Pháp rằng vũ khí của họ là cho phòng thủ chung Châu Âu; tài chính của Đức để chứng minh tính chất tập thể của chương trình; một bộ chỉ huy chung, và kế hoạch đặt đầu đạn hạt nhân của Pháp tại một số quốc gia khác.

"Vấn đề không phải là số lượng. Sự trấn an và răn đe hạt nhân xuất phát từ những vũ khí hiện có và khả năng triển khai chúng" - ông Kiesewetter nói, đồng thời hình dung ra một chương trình được thiết kế để ngăn chặn các mối đe dọa thông thường cũng như đe dọa hạt nhân. 

"Điều này đòi hỏi một học thuyết cho phép Châu Âu đưa vũ khí hạt nhân vào cuộc xung đột phi hạt nhân" - ông Kiesewetter nói. "Đây là vũ khí chính trị. Việc sử dụng chúng cần phải không thể đoán trước. Mục tiêu là để duy trì sự bảo vệ quốc phòng đối với Châu Âu, điều được coi là cực kỳ quan trọng cho sự đoàn kết nội bộ cũng như vị thế ngoại giao quốc tế".

Các nhà lập pháp Đức lo ngại rằng Tổng thống Mỹ -Trump - có thể đạt được một thỏa thuận lớn với Nga mà không có sự tham gia của Châu Âu, một bước đi tiềm năng đầu tiên của tương lai Mỹ - Nga áp đặt tương lai cho Châu Âu. Do đó, ông Kiesewetter tin rằng, một chương trình hạt nhân của Châu Âu sẽ cho phép EU duy trì quyền tự chủ của mình.

"Bãi mìn chính trị" và "trách nhiệm đặc biệt" của Pháp

Như đã nói, kế hoạch hạt nhân Châu Âu chắc chắn sẽ đối mặt với những trở ngại lớn, mà điều đầu tiên là người dân Đức sẽ phản đối. Dân Đức từng tổ chức nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc để phản đối vũ khí hạt nhân. Về mặt thực tế, kế hoạch hạt nhân Châu Âu sẽ làm thay đổi khả năng răn đe hạt nhân cho Châu Âu từ Mỹ sang Pháp. Nhưng điều đó cũng có nguy cơ khiến Mỹ rút khỏi Châu Âu vĩnh viễn. Nhà phân tích người Đức - Oliver Thranet - của Trung tâm Nghiên cứu An ninh ở Thụy Sĩ, cảnh báo rằng kế hoạch này không chỉ tốn kém, mà còn là "bãi mìn chính trị đầy những hậu quả không mong muốn".

Thách thức lớn nhất có thể là ai là người kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Pháp và địa điểm đặt kho này ở đâu. Nhưng Pháp không sẵn sàng chia sẻ vũ khí của mình. Nếu Pháp quyết định giữ quyền kiểm soát, điều đó có thể gây ra nghi ngờ rằng liệu Pháp có thực sự muốn khởi sự một cuộc xung đột hạt nhân, chẳng hạn để bảo vệ Estonia, hay không.

Những vấn đề như trên khiến ông Bruno Tertrais của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược tại Paris cho biết: "Như những lần trước tôi đã nói với các quý vị không phải lo lắng, sẽ không có câu chuyện nào như vậy". Theo ông Tertrais, những đề xuất tương tự đã được đưa ra, kể cả của Chính phủ Pháp, nhưng luôn bị bác bỏ vì có tính rủi ro chính trị và sự không cần thiết về chiến lược.

Tuy nhiên, chính sách của Pháp đã cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh. Với việc Anh ra khỏi EU, "Pháp có thể cảm thấy họ có trách nhiệm đặc biệt" với tư cách là sức mạnh hạt nhân duy nhất của Châu Âu.

NHẬT MINH (Theo The New York Times)
TIN LIÊN QUAN

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm thương mại trăm tỉ đồng trên đất vàng vẫn đìu hiu

An Khánh |

Sau gần 10 năm tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - chợ trăm tỉ đồng xây trên đất vàng vùng biên xứ Lạng, người dân và tiểu thương đã vỡ mộng vì việc kinh doanh không sầm uất được như chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trước đó.