Khám phá hệ thống chống dịch hoàn hảo của cơ thể con người

Tường Linh (Theo Vox) |

Nếu chẳng may một người bị nhiễm virus Corona chủng mới đang lây lan như cháy rừng trên thế giới, thì vẫn còn một thành lũy cuối cùng ngăn chặn không cho virus tước đi mạng sống của họ.

Phao cứu nạn cuối cùng

Khoảnh khắc xâm nhập thành công vào cơ thể, SARS-CoV-2 sẽ gặp đối thủ khó nhằn nhất: Hệ miễn dịch của chúng ta. Chính phản ứng của hệ miễn dịch sẽ quyết định ai sống, ai chết. Đây cũng là lý do vì sao đa số người mắc bệnh có thể phục hồi và chỉ một bộ phận nhỏ thiệt mạng.

Hệ miễn dịch của mỗi người giống như một dàn hợp xướng hoàn hảo và vô cùng phức tạp. Rất nhiều tế bào và hóa chất nằm trong cơ thể sẽ tham gia làm việc cùng nhau để chống các mầm bệnh xâm nhập và gây hại. “Mọi tế bào và hóa chất phải phối hợp với nhau, mỗi yếu tố có một vai trò khác biệt, để đánh bại virus” - bà Akiko Iwasaki, chuyên gia về miễn dịch tại Trường Y Đại học Yale, cho biết.

Lúc này, virus SARS-CoV-2 sẽ thay đổi bộ máy bên trong để sản sinh thêm nhiều bản sao virus mới. Các bản sao này sẽ phá vỡ tế bào ban đầu và tiếp tục quá trình lây lan vào con mồi mới. Khi virus bắt đầu lây lan mạnh, cơ thể cũng đồng thời kích hoạt tiến trình không ngừng nghỉ nhằm chống lại chúng. Nếu hệ miễn nhiễm là một dàn nhạc, âm nhạc của nó có thể được chia thành hai trường đoạn. Đầu tiên là khúc dạo đầu hay phản ứng miễn dịch bẩm sinh (innate immune). Đây là bản năng tự vệ - cơ thể có khả năng chống lại mọi sự lây nhiễm, kể cả với những loại bệnh mà nó chưa từng tiếp xúc trước đây.

Iwasaki cho biết, mỗi tế bào trong cơ thể đều có một hệ miễn nhiễm thu nhỏ: “Tế bào của bạn có cơ chế để phát hiện sự lây nhiễm của virus”. Một khi tìm thấy dấu hiệu virus đang nhân bản, tế bào sẽ bí mật phát đi các phân tử báo hiệu cytokine để tế bào lân cận biết rằng hoạt động lây nhiễm virus dang diễn ra. Các cytokine này sẽ khiến tế bào sản xuất cực nhiều protein kháng thể và chúng chịu trách nhiệm tấn công virus.

Hệ miễn dịch bẩm sinh sẽ tìm cách ngăn chặn virus, không cho lây lan thêm, nhưng nó vẫn có thể thất bại. Nguyên nhân do virus đã tiến hóa và có khả năng chống lại điều này. Chúng có thể mã hóa các loại protein để giảm thiểu năng lực hoạt động hoặc phá hoại các cytokine. Và như thế, dù chúng ta có hệ thống miễn nhiễm hoàn hảo, virus vẫn có thể chọc thủng nó.

Nếu phản ứng miễn dịch bẩm sinh không diệt sạch virus, “dàn nhạc” sẽ chơi bản thứ hai. Đó là khi cơ thể chuyển sang phòng thủ với hệ miễn dịch thu được (adaptive immune). Cơ thể có nhiều công cụ để sử dụng trong giai đoạn này. Đó là các tế bào tua, đóng vai trò như sứ giả truyền tin từ hệ miễn dịch bẩm sinh tới hệ miễn dịch thu được, rằng nó cần phải tìm kiếm và tiêu diệt các protein virus nào. Đó là các tế bào T sát thủ, chịu trách nhiệm tìm kiếm và giết các tế bào đã nhiễm virus.

Còn phải kể tới các tế bào T hỗ trợ, có vai trò kích thích tế bào T sát thủ và “tuyển mộ” một lớp tế bào khác gọi là đại thực bào cùng tham gia tiêu diệt các tế bào đã nhiễm virus. Tế bào T hỗ trợ còn kích thích các tế bào B tiết ra kháng thể. Những kháng thể - các protein siêu nhỏ - sẽ bám chặt lấy một phần của virus hay mầm bệnh và khiến chúng không thể xâm nhập vào tế bào mới.

Kháng thể giúp “đánh dấu” các yếu tố ngoại lai gây bệnh để tế bào miễn dịch phá hủy. Chúng cũng đánh dấu các tế bào nhiễm bệnh để cơ thể tiêu hủy, trước khi virus có thể phá vỡ tế bào này và thoát ra ngoài tiếp tục quá trình lây lan.

Nhưng tiến trình phản ứng này không diễn ra trong chớp mắt. Việc sản xuất kháng thể tốn khá nhiều thời gian. “Khi bạn mới nhiễm SARS-CoV-2, thường phải mất từ 10-14 ngày để cơ thể sản xuất đủ lượng kháng thể hiệu quả” - Vineet Menachery, một nhà miễn dịch học đã nghiên cứu virus Corona tại Khoa Y Đại học Texas, cho hay. “Sự miễn dịch đạt đỉnh trong khoảng 4-8 tuần sau khi bạn đã nhiễm bệnh. Khi ấy kháng thể đã thực sự rất mạnh”.

Mối nguy từ hội chứng “bão cytokine” 

Phải mất nhiều thời gian như vậy bởi kháng thể chống mỗi loại virus luôn khác nhau. Cơ thể sẽ phải thử nghiệm và chỉnh lỗi liên tục mới có thể tạo ra loại kháng thể “hoàn hảo” đủ khả năng bám chặt lấy virus và nhân bản lên hàng triệu kháng thể như vậy.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, mầm bệnh lạ có thể kích thích các tế bào bạch cầu tạo ra lượng cytokine nhiều quá mức - nhằm huy động hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa. Hiện tượng này được gọi là Hội chứng cơn bão cytokine.

Thật không may, việc cơ thể tràn ngập cytokine sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch và khiến các tế bào bạch cầu tấn công tiêu diệt cả những tế bào khỏe mạnh, không mang bệnh trong cơ thể, khiến nội tạng trong cơ thể bệnh nhân sẽ bị suy yếu và ngưng hoạt động, dẫn tới cái chết. Đây chính là điều khiến căn bệnh trở nên tồi tệ như ta đã biết.

Hiện chưa rõ vì sao phản ứng "bão cytokine" lại chỉ xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức đoạt mạng một bộ phận người nhiễm SARS-CoV-2, thay vì gây họa cho tất cả. Một số nhà khoa học chỉ ra các yếu tố như tuổi cao và người nhiễm virus có bệnh nền. Tuy nhiên vẫn còn cần phải nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá các nhận định này. Người ta cũng đang kiểm tra cả gene, để xem di truyền có phải là yếu tố gây ảnh hưởng hay không.

Toàn bộ phản ứng miễn dịch sẽ kết thúc khi hệ miễn dịch của chúng ta vô hiệu hóa hết virus. Điều này không có nghĩa virus đã bị giết sạch. Nhiều virus vẫn còn lẩn khuất trong cơ thể khi bệnh nhân đã khỏi, dưới dạng suy yếu hoặc không có khả năng nhân bản, hoặc không gây được các triệu chứng nhiễm bệnh. Nhưng chúng vẫn có thể bùng phát trở lại khi hệ miễn nhiễm bị suy yếu và trở thành bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Tương tự, kháng thể không biến mất sau khi phản ứng miễn dịch kết thúc. Chúng vẫn tồn tại và "đi tuần" khắp cơ thể theo dòng máu, để tìm kiếm virus.

Vậy làm sao để chúng ta biết ai đó đã có miễn dịch với COVID-19? Có hai phương thức xét nghiệm (test) để xác định điều này. Đầu tiên người ta sẽ thử máu để tìm dấu hiệu của kháng thể qua phương thức test ELISA, với kết quả thu được chỉ sau vài giờ. Phương thức thứ hai phức tạp hơn gọi là xét nghiệm trung hòa huyết thanh và phải mất vài ngày mới có kết quả, nó không chỉ tìm kiếm dấu vết của kháng thể mà còn cho kháng thể tiếp xúc với tế bào chứa virus để xem nó ngăn chặn hoạt động của mầm bệnh hiệu quả tới đâu.

Các xét nghiệm này rất hữu ích, nhưng chúng không mang tới câu trả lời đầy đủ cho mọi điều. Một xét nghiệm âm tính với kháng thể không có nghĩa ai đó chưa nhiễm virus. Và do kháng thể được sản xuất trong quá trình lây nhiễm và tiếp tục tồn tại sau khi cơ thể khỏi bệnh, kết quả dương tính với kháng thể không thể trở thành căn cứ vững chắc để khẳng định virus trong cơ thể bệnh nhân không còn hoạt động nữa.

Việc xác định ai đó còn có khả năng lây nhiễm COVID-19 hay không đòi hỏi việc phải tiến hành các xét nghiệm riêng biệt liên quan tới gene - như xét nghiệm real time - PCR - với khả năng phát hiện virus SARS-CoV-2 đang hoạt động. "Ngay cả khi người ta có được sự miễn nhiễm với virus, chẳng ai biết quá trình ấy sẽ kéo dài bao lâu" - Angela Rasmussen, một nhà virus học ở Đại học Columbia, nhận xét.

Bao giờ mới trở lại bình thường?

Với các virus Corona khác đã tồn tại trước đây, một vài tuần sau khi bệnh nhân nhiễm bệnh, kháng thể sẽ đạt mức đỉnh. Nhưng chỉ một năm sau, mức kháng thể nằm trong cơ thể họ đã giảm xuống. Sau 5 hoặc 10 năm, chắc chắn mức kháng thể này còn giảm nhiều nữa.

Điều thú vị là với một số bệnh truyền nhiễm, kháng thể không hề suy giảm. Ví dụ, những người nhiễm bệnh đậu mùa sau khi khỏi sẽ tồn tại mức kháng thể cao tới suốt đời. Một số người được phát hiện có kháng thể 88 năm sau khi tiêm vắc xin lần đầu.

Tuy nhiên, việc giảm lượng kháng thể không phải là mối đe dọa đáng ngại tới khả năng chống COVID-19 của cơ thể. Nguyên nhân do trí nhớ miễn dịch của cơ thể đã ghi nhớ hết các phản ứng miễn dịch và sẽ sản xuất kháng thể với tốc độ nhanh hơn nhiều.

Cụ thể, một số dạng tế bào B có khả năng ghi nhớ mọi trình tự sản xuất kháng thể và chúng trở thành tế bào ghi nhớ. Chúng lưu lại các lệnh sản xuất kháng thể, nhưng không hoạt động. Thay vì thế, chúng lẩn khuất trong cơ thể, quanh địa điểm diễn ra vụ lây nhiễm đầu tiên, chờ các tín hiệu để bắt đầu sản xuất kháng thể một lần nữa.

Nhờ tế bào B ghi nhớ mà quá trình sản xuất kháng thể chống COVID-19, vốn kéo dài 2 tuần hoặc hơn, sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn 2-3 giờ. Lần nhiễm virus tiếp theo, người ta có thể chỉ bị ốm nhẹ, hoặc thậm chí không thấy mệt mỏi chút nào.

Song không nên chủ quan, bởi sử dụng vaccine để có miễn dịch cộng đồng là lựa chọn an toàn và đúng đắn hơn cả. Nhưng ước tính sẽ phải mất tới 1 năm để chế ra 1 loại vaccine an toàn chống SARS-CoV-2. Cho tới khi nhân loại có được vaccine chống dịch COVID-19, việc xét nghiệm để xác định người nhiễm, cách ly và lần dấu những người tiếp xúc gần sẽ giúp hạn chế đáng kể sự lây lan của dịch bệnh. Đó cũng chính là cách thức mà Việt Nam triển khai ngay từ đầu, dẫn tới thành công đáng nể của ngày hôm nay.

Tường Linh (Theo Vox)
TIN LIÊN QUAN

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.

Lúc lên hương, khi thảm hại vì "thả nổi" chiết khấu xăng dầu

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, phân phối xăng dầu "đứng ngồi không yên" trước nguy cơ thua lỗ trở lại do bị doanh nghiệp đầu mối "bóp" chiết khấu xăng dầu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.