Lần giở lịch sử của Dinh thứ 8

Sa Linh |

Từng là nơi ở của cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội trong thời gian ngắn ngủi làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngôi biệt thự trăm tuổi ở 51 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được ví như "Dinh Bảo Đại" thứ 8.

Giữa những ồn ào rao bán biệt thự cũ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I vừa công bố loạt tài liệu lịch sử quý giá liên quan đến quá trình xây dựng, sử dụng và cải tạo ngôi biệt thự trăm tuổi này. Đây là một trong nhiều công trình đáng chú ý được người Pháp cho xây dựng trong thời gian hiện diện tại Hà Nội từ năm 1873 đến năm 1945, và dần trở thành một phần di sản văn hóa -  kiến trúc của Thủ đô.

Gia đình thị trưởng Thẩm Hoàng Tín trong thời gian ở biệt thự 51 Trần Hưng Đạo (do ông Thẩm Hoàng Long, con trai của cố Thị trưởng cung cấp). Nguồn: TTLTQG
Gia đình thị trưởng Thẩm Hoàng Tín trong thời gian ở biệt thự 51 Trần Hưng Đạo (do ông Thẩm Hoàng Long, con trai của cố Thị trưởng cung cấp). Nguồn: TTLTQG

Hiện diện cho đến ngày nay, cùng với những công trình mang đậm bản sắc Việt, là những khu phố với nhiều ngôi biệt thự cổ kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Đông - Tây, góp phần tạo nên nét đặc trưng của không gian đô thị Hà Nội. Phần lớn trong số này là các biệt thự được xây dựng trước năm 1954 và rất nhiều công trình đang trong tình trạng xuống cấp hoặc bị cơi nới, xây thêm làm mất đi hiện trạng vốn có. Chính vì vậy công tác bảo tồn những công trình này ngày càng trở nên khó khăn trước những biến động không ngừng của đời sống đô thị hiện đại.

Thư số 5782 HC/THP của Đổng lý Sự vụ Văn phòng Thủ hiến gửi Thị trưởng Hà Nội ngày 4.8.1949. Ảnh: TTLTQG
Thư số 5782 HC/THP của Đổng lý Sự vụ Văn phòng Thủ hiến gửi Thị trưởng Hà Nội ngày 4.8.1949. Ảnh: TTLTQG

Không chỉ ở giá trị kiến trúc, các tài liệu và hình ảnh vừa được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đưa ra cho người xem một cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về một công trình từng vang bóng một thời và gắn liền với những biến động lịch sử ở Hà Nội.

Theo các tài liệu từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, công trình có diện tích 800m2 này nằm trong khuôn viên có sân vườn với tổng diện tích là 2.000m2 ban đầu được xây dựng để làm nhà ở cho Đốc lí Hà Nội gồm 2 tầng, 1 trệt. Đến năm 1945, sau khi thoái vị, cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn tối cao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dù vị cựu hoàng chỉ sống ở căn biệt thự 51 Trần Hưng Đạo trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở Hà Nội, nhưng nhiều người vẫn gọi đây là "Dinh Bảo Đại" thứ 8, sau các dinh ở Đà Lạt, Đồ Sơn và Nha Trang.

Biệt thự cổ số 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đang trong quá trình cải tạo, phục hồi.  Ảnh: Hải Nguyễn
Biệt thự cổ số 51 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đang trong quá trình cải tạo, phục hồi. Ảnh: Hải Nguyễn

Đến năm 1947, khi Hội đồng Chấp chính lâm thời Bắc phần Việt Nam được thành lập, biệt thự 51 phố Trần Hưng Đạo được giao cho Chủ tịch Hội đồng này sử dụng (đây cũng chính là Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ lâm thời sau đó). Tuy nhiên do bị tàn phá sau biến cố ngày 19.12.1946 và bị bỏ không một thời gian dài nên ngôi nhà này bị xuống cấp trầm trọng. Trong hơn 7 tháng được cải tạo, toàn bộ công trình này được nghiệm thu tạm thời vào ngày 28.5.1948.

Cũng theo tư liệu từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, trong phiên họp ngày 30.11.1948, Hội đồng thành phố yêu cầu trả lại ngôi nhà trên cho Tòa Thị chính thành phố để làm nhà ở cho Thị trưởng đúng như mục đích sử dụng của ngôi nhà này ban đầu. Thị trưởng thành phố Hà Nội lúc bấy giờ là ông Phan Xuân Đài được giao sử dụng ngôi nhà 51 Trần Hưng Đạo kể từ ngày 4.8.1949.

Hệ dầm thép chịu lực được gia cố trong quá trình trùng tu. Ảnh: Hải Nguyễn
Hệ dầm thép chịu lực được gia cố trong quá trình trùng tu. Ảnh: Hải Nguyễn

Người kế nhiệm ông Phan Xuân Đài là ông Thẩm Hoàng Tín (thị trưởng thành phố Hà Nội từ ngày 27.2.1950 - 8.8.1952 sau đó vào ở ngôi nhà trên. Sau năm 1954, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tiếp quản công trình này và sử dụng đến ngày nay. Đến nay, biệt thự 51 Trần Hưng Đạo, cũng như các biệt thự Pháp khác ở Hà Nội đều trải qua trên dưới một thế kỉ vàchịu nhiều sự tác động trong quá trình sử dụng. Việc bảo tồn, tôn tạo, duy tu các di sản kiến trúc này là một việc làm không hề dễ dàng.

Ở thời điểm hiện nay, tháng 6.2022, biệt thự số 51 Trần Hưng Đạo một lần nữa đang được sửa chữa, cải tạo với quy mô lớn.

Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có 1.216 biệt thự. Trong đó có 367 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ với nhau, 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân. Trong giai đoạn 2021- 2025, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện bảo tồn, chỉnh trang 60 biệt thự, công trình kiến trúc do thành phố và trung ương quản lý; trong đó có 20 biệt thự dự kiến thực hiện theo Chương trình số 03 của Thành ủy Hà Nội chủ yếu nằm trong 4 quận nội đô Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

Sa Linh
TIN LIÊN QUAN

Những căn biệt thự cổ, xuống cấp chuẩn bị được Hà Nội cải tạo

Nguyễn Long |

Hà Nội - Một số căn biệt thự cổ có kiến trúc đặc biệt được xây dựng từ trước năm 1954 được thành phố Hà Nội đưa vào diện sẽ được tiến hành cải tạo, chỉnh trang lại và đưa vào sử dụng sau khi nâng cấp.

Hà Nội: Hiện trạng loạt biệt thự cổ trên "đất vàng" chỉ thuê, không bán

Thiện Nhân - Hoàng Vũ |

Hà Nội - Một số biệt thự thuộc nhóm 1, có kiến trúc đặc biệt xây dựng trước năm 1954 nằm ở các vị trí “đất vàng” thuộc diện không được bán sẽ được thành phố tiến hành cải tạo, chỉnh trang.

Biệt thự cổ thời Pháp 1.000m2 giữa lòng Hà Nội trở thành bãi gửi xe

ĐỨC THIỆN |

Hà Nội - Căn biệt thự Pháp cổ tại số 46 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) dù nằm ở vị trí đắc địa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, bỏ hoang lãng phí và bị trưng dụng thành bãi gửi xe.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đổ tại bệnh tiểu đường khi vi phạm nồng độ cồn mức "khủng"

Tô Thế |

Vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao, tuy nhiên, người đàn ông ở Hà Nội cho rằng mình chỉ uống 2 chén rượu, do bị bệnh tiểu đường nên nồng độ cồn lên cao.

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người phụ nữ tử vong

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 7C, xe khách mất lái lao xuống ruộng làm 2 người tử vong.

Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND TP Hải Dương

Mai Dung |

Hải Dương - Ngày 8.10, TP Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nhân sự.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.