Một vài cảm nghĩ khi xem phim “Đại thi hào Nguyễn Du”

Mai Văn Hoan |

Tôi may mắn có được giấy mời xem phim “Đại thi hào Nguyễn Du” công chiếu tại Huế, nhân dịp Liên hoan phim lần thứ 22. Không may là dịp công chiếu các phim dự Liên hoan lần này rơi vào đúng thời điểm đại dịch COVID-19 ở Huế đang gia tăng. Một số bạn bè nhận được giấy mời như tôi nhưng sợ đến chỗ đông người dễ lây dịch nên bỏ qua cơ hội đáng tiếc này.

Riêng tôi, vì có tham gia nghiên cứu và giảng dạy “Truyện Kiều” nên quyết tâm đi xem. Hơn nữa, tôi tin Ban tổ chức Liên hoan phim đã có những phương án tối ưu để phòng dịch. Tôi đã ngồi suốt 180 phút (từ 14 giờ đến 17 giờ) chăm chú theo dõi, không bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Có nhiều lúc tôi lặng người vì xúc động. Khi hết phim, khán giả đã lần lượt ra về, nhưng tôi vẫn còn ngồi nán lại để tận hưởng niềm cảm xúc đang dâng trào. Đã lâu lắm rồi tôi mới có được trạng thái lâng lâng này. Tôi cảm ơn Chủ đầu tư, các tác giả kịch bản, đạo diễn, các diễn viên, các nhà quay phim... đã bỏ ra khá nhiều công sức, tiền của... dàn dựng một bộ phim tài liệu nghệ thuật “đồ sộ, đầy đủ, chân thực, sinh động” về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du.

1. Theo tôi được biết: Phim tài liệu phục dựng chân dung những nhân vật lịch sử không mới đối với thế giới nhưng khá mới đối với khán giả nước ta. Những người chủ trương làm bộ phim tài liệu chân dung về Đại thi hào Nguyễn Du chắc cũng đã lường hết những khó khăn, trở ngại khi bắt tay dàn dựng bộ phim này, nên đã tham khảo một đội ngũ cố vấn gồm những nhà Kiều học uy tín, trong đó có nhà thơ Vương Trọng và nhà văn Hoàng Khôi. Nhà thơ Vương Trọng còn tham gia viết lời bình. Bởi yêu thích, say mê “Truyện Kiều” nên điều tâm đắc nhất của tôi khi xem phim về Đại thi hào Nguyễn Du là bộ phim đã lý giải được phần nào quá trình “thai nghén” tác phẩm “Truyện Kiều”. Ai cũng biết Đại thi hào đã mượn cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo nên tác phẩm bất hủ “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều). Nếu không từng trải qua những cảnh ngộ éo le, những tâm trạng “ngổn ngang”, Nguyễn Du khó lòng xây dựng được một nhân vật sống động, giàu ý nghĩa như nhân vật Thúy Kiều. Chọn được nhân vật đóng vai Thúy Kiều đã khó, chọn được nhân vật đóng vai Nguyễn Du còn khó hơn nhiều. Tôi đặc biệt ấn tượng với diễn viên Sĩ Hưng khi anh vào vai Nguyễn Du (từ 18 đến 55 tuổi). Anh có gương mặt thông minh và cương nghị, khắc khổ và lãng mạn, rất giống với gương mặt Nguyễn Du trong tưởng tượng của tôi. Sĩ Hưng đã thể hiện khá đạt tâm trạng “ngổn ngang trăm mối” của Nguyễn Du, đặc biệt là những năm tháng ở quê vợ Thái Bình. Cặp diễn viên Sĩ Hưng -  Nguyễn Phương My (trong vai Đoàn Thị Tộ - vợ Nguyễn Du) đã làm nên những trường đoạn xúc động, khiến người xem không sao kìm được nước mắt.

Một số cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Ảnh: Đạo diễn Nguyễn Văn Đức
Một số cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Ảnh: Đạo diễn Nguyễn Văn Đức
Một số cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Ảnh: Đạo diễn Nguyễn Văn Đức
Một số cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Ảnh: Đạo diễn Nguyễn Văn Đức

Những người làm phim cho Nguyễn Du bắt tay viết “Truyện Kiều” vào giai đoạn này và tiếp tục hoàn thiện Truyện Kiều trong các giai đoạn tiếp theo là có cơ sở. Phải “thai nghén” suốt cả cuộc đời mới sáng tác được một tác phẩm có giá trị như “Truyện Kiều”. Đại thi hào mất cách đây đã hơn 200 năm, muốn làm phim tài liệu về chân dung Nguyễn Du không thể không sử dụng thủ pháp phục dựng. Vấn đề là phục dựng như thế nào, có chân thực hay không? Tôi biết, những nhà làm phim đã nghiên cứu khá kỹ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Họ không hề hư cấu theo kiểu những người làm phim truyện hay viết tiểu thuyết về các nhân vật lịch sử. Tôi hiểu “hư cấu” là đưa những nhân vật, những sự kiện, những phẩm chất... không có thật vào phim tài liệu về một nhân vật lịch sử nào đó. Còn phục dựng, sắp xếp, bố cục cho phim tài liệu về nhân vật lịch sử quá khứ không thể xem là “hư cấu” - hiểu theo nghĩa hẹp của từ này. Những người đòi hỏi làm phim tài liệu về nhân vật lịch sử quá khứ mà phải căn cứ vào “các sự kiện trực tiếp, tự nhiên, khách quan ” như làm phim tài liệu thời hiện tại là điều không tưởng và quá ư ấu trĩ. Bởi không hiểu được điều sơ đẳng ấy nên họ cho rằng phim “Đại thi hào Nguyễn Du” “đầu Ngô mình Sở”.

2. Tính chân thật của phim tài liệu về các nhân vật lịch sử quá khứ cũng phải được hiểu một cách thật linh hoạt, chứ đâu phải chân thật là phải “người thật, việc thật” như phim tài liệu về các sự kiện, nhân vật lịch sử thời hiện tại. Người xem đánh giá một bộ phim nào đó là dựa trên tính hiệu quả của bộ phim, chứ đâu phải vì đạo diễn, quay phim chuyên nghiệp hay “tay ngang”. Chuyên nghiệp mà nhận thức cũ kỹ, giáo điều, khuôn mẫu, đố kỵ..., sao bằng “tay ngang” nhưng dám sáng tạo, dám bứt phá?

Thực tình, khi được tin phim “Đại thi hào Nguyễn Du” không dành được giải nào trong đợt Liên hoan phim lần thứ 22 tổ chức tại thành phố Huế, tôi hơi ngạc nhiên. Tôi nghĩ: Một bộ phim tài liệu được dàn dựng công phu như thế, có ý nghĩa như thế mà không được giải là điều đáng tiếc. Mừng cho ngành điện ảnh nước nhà đã sản xuất được những bộ phim tài liệu vượt trội hơn phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Nhưng xem những bộ phim tham gia mà không dính giải nào trong một cuộc Liên hoan phim là “thất bại” như ai đó thì hết sức ngớ ngẩn. Ban giám khảo Liên hoan phim chỉ là một nhóm người. Do thói quen nghề nghiệp, trình độ, nhận thức, định kiến, các mối quan hệ... nên không phải Ban giám khảo cuộc thi nào cũng sáng suốt, vô tư, khách quan, công tâm. Thực tế cho ta thấy biết bao tác phẩm được giải cao trong các cuộc thi đã rơi vào quên lãng. Trong khi đó, “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du đương thời chẳng ai trao giải thưởng nào mà cứ sống mãi trong lòng người đọc từ thế hệ này qua thế hệ khác. Phim “Đại thi hào Nguyễn Du” vẫn còn đôi chỗ kéo dài không thực sự cần thiết, có một vài nhân vật nhập vai chưa thật đạt... Nhưng sản xuất được một bộ phim “đồ sộ, đầy đủ, chân thực, sinh động” về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du như vậy, theo tôi là một thành công đáng ghi nhận.

Những người làm phim “Đại thi hào Nguyễn Du” đã mạnh dạn mở ra một hướng mới cho phim tài liệu đối với những nhân vật lịch sử quá khứ như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ... Bộ phim này nếu được trình chiếu trong nhà trường sẽ rất thiết thực trong việc bồi đắp vốn kiến thức về Đại thi hào Nguyễn Du và “Truyện Kiều”.

Mai Văn Hoan
TIN LIÊN QUAN

Bế mạc Liên hoan phim VN lần thứ 22: Vì sao “Mắt biếc” đánh bại “Bố già”?

Việt Văn |

Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ 22 đã hạ màn. Như thông lệ, giải thưởng quan trọng nhất quyết định thành công của LHP là phim truyện điện ảnh - “trái tim” của LHP. Nhiều người đã nghĩ đến một cái kết viên mãn cho phim “Bố già” với cặp đôi đạo diễn Vũ Ngọc Đãng - Trấn Thành với doanh thu khoảng 400 tỉ đồng là phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cũng như một cách kể chuyện khá đời, dễ xem, dễ cảm với đại chúng. Trong khi “Mắt biếc” của Victor Vũ vừa kém hơn về doanh thu vừa không thực sự “đã” về nghệ thuật. Thế nhưng “Mắt biếc” lại có ưu thế khác.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22: Một kỳ Liên hoan Phim đặc biệt

Hải Minh |

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 diễn ra đặc biệt với nhiều tác phẩm điện ảnh được phổ biến trên nền tảng số.

Khoảnh khắc "Mắt biếc" chiến thắng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

Hải Ngọc |

"Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ giành giải Bông Sen Vàng hạng mục điện ảnh tại  Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII.

Khai mạc trọng thể Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

VIỆT VĂN |

Sáng 18.11, lễ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 22 đã diễn ra tại khách sạn Silk Path (2, Lê Lợi, thành phố Huế) với sự có mặt của khoảng 300 đại biểu.

Liên hoan phim Việt Nam sẽ trình chiếu những phim nổi tiếng về Huế một thời

Tường Minh |

Những bộ phim nổi tiếng về Huế một thời như "Cô gái trên sông", "Trăng nơi đáy giếng", "Em còn nhớ hay em đã quên"... sẽ được trình chiếu lại tại Liên hoan phim Việt Nam lần này ở Huế.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Biến mỏ đá bỏ hoang ở Hóa An thành khu du lịch 9.000 tỉ đồng?

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Mỏ đá bỏ hoang ở phường Hóa An, TP Biên Hòa được ví như "tuyệt tình cốc" nhưng rất nguy hiểm, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư chụp hình ngắm cảnh.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

Bế mạc Liên hoan phim VN lần thứ 22: Vì sao “Mắt biếc” đánh bại “Bố già”?

Việt Văn |

Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ 22 đã hạ màn. Như thông lệ, giải thưởng quan trọng nhất quyết định thành công của LHP là phim truyện điện ảnh - “trái tim” của LHP. Nhiều người đã nghĩ đến một cái kết viên mãn cho phim “Bố già” với cặp đôi đạo diễn Vũ Ngọc Đãng - Trấn Thành với doanh thu khoảng 400 tỉ đồng là phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cũng như một cách kể chuyện khá đời, dễ xem, dễ cảm với đại chúng. Trong khi “Mắt biếc” của Victor Vũ vừa kém hơn về doanh thu vừa không thực sự “đã” về nghệ thuật. Thế nhưng “Mắt biếc” lại có ưu thế khác.

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22: Một kỳ Liên hoan Phim đặc biệt

Hải Minh |

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 diễn ra đặc biệt với nhiều tác phẩm điện ảnh được phổ biến trên nền tảng số.

Khoảnh khắc "Mắt biếc" chiến thắng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

Hải Ngọc |

"Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ giành giải Bông Sen Vàng hạng mục điện ảnh tại  Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII.

Khai mạc trọng thể Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

VIỆT VĂN |

Sáng 18.11, lễ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 22 đã diễn ra tại khách sạn Silk Path (2, Lê Lợi, thành phố Huế) với sự có mặt của khoảng 300 đại biểu.

Liên hoan phim Việt Nam sẽ trình chiếu những phim nổi tiếng về Huế một thời

Tường Minh |

Những bộ phim nổi tiếng về Huế một thời như "Cô gái trên sông", "Trăng nơi đáy giếng", "Em còn nhớ hay em đã quên"... sẽ được trình chiếu lại tại Liên hoan phim Việt Nam lần này ở Huế.