Nghề làm hương của người Nùng ở Phia Thắp

Lê Bích |

Nghề làm hương của người Nùng An ở làng Phia Thắp (Cao Bằng) đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hương Phia Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi: Cây mai (tiếng Tày là “mạy mười”) để làm que, vỏ cây gạo, mùn cưa và đặc biệt là lá cây bầu hắt - một loại lá cây trên rừng dùng để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau. Hương Phia Thắp có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, được nhiều người ưa chuộng.

Từ nghề làm hương, cuộc sống của người dân có nhiều đổi thay. Nghề làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân làng Phia Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng An - nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt ở Công viên địa chất non nước Cao Bằng.

Tại Phia Thắp, có 53 hộ gia đình thì cả 53 hộ đều làm hương theo phương pháp truyền thống của tổ tiên để lại.
Tại Phia Thắp, có 53 hộ gia đình thì cả 53 hộ đều làm hương theo phương pháp truyền thống của tổ tiên để lại.
Que hương làm từ cây mai tốt được lấy sâu trong rừng và chỉ có duy nhất mai ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đốt cháy mới có tàn cong. Sau đó, mai được những bàn tay khéo léo của các cô, các bà chẻ nhỏ bằng tay rồi đem ra phơi cho khô hết nước.
Que hương làm từ cây mai tốt được lấy sâu trong rừng và chỉ có duy nhất mai ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đốt cháy mới có tàn cong. Sau đó, mai được những bàn tay khéo léo của các cô, các bà chẻ nhỏ bằng tay rồi đem ra phơi cho khô hết nước.
Nhúng que hương vào nước có bột lá cây bầu hắt đập lăn qua lăn lại để tạo hình tròn cho hương và tẩm hỗn hợp bột hương. Cứ làm thế khoảng 4 lần là được.
Nhúng que hương vào nước có bột lá cây bầu hắt đập lăn qua lăn lại để tạo hình tròn cho hương và tẩm hỗn hợp bột hương. Cứ làm thế khoảng 4 lần là được.
Bó hương thành từng bó nhỏ, mỗi bó 20 que.
Bó hương thành từng bó nhỏ, mỗi bó 20 que.
Với chất lượng tốt, hương Phia Thắp được đem đi bán tại tất cả chợ phiên Tết trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Bắc.
Với chất lượng tốt, hương Phia Thắp được đem đi bán tại tất cả chợ phiên Tết trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Bắc.
Lê Bích
TIN LIÊN QUAN

Nghề làm giấy cổ truyền 300 năm của người H’Mông

Lê Bích |

Đồng bào dân tộc H’Mông ở Pà Cò và Hang Kia (huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) vốn sinh sống trên vùng núi có độ cao trung bình khoảng 1.200m - 1.500m so với mực nước biển. Từ bao đời nay, họ đã biết dùng cây giang để làm giấy với kỹ thuật có từ 300 năm rất độc đáo. Giấy giang làm ra không dùng để viết, mà chủ yếu dùng phục vụ cho mục đích tín ngưỡng.

30 năm "giữ lửa" nghề làm bánh Trung thu truyền thống

CÁT TƯỜNG - AN NHIÊN |

Đã hơn 30 năm qua, mỗi dịp tháng 8 âm lịch, căn bếp của bà Vũ Thanh Hằng - ở phố Pháo Đài Láng lại nhộn nhịp ngày đêm sản xuất những chiếc bánh Trung thu truyền thống phục vụ thị trường.

Nghề làm vàng mã ở Hà Nội cũng lao đao vì dịch COVID-19

Giang Quang - Sở Hạ |

Rằm tháng Bảy sắp đến gần nhưng làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) nổi tiếng với nghề làm vàng mã ở Hà Nội lại khá im ắng. Nhiều hộ dân tại đây chia sẻ, tình trạng này bắt đầu khi có dịch COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.