Những thầy cô “Tổng” đam mê với trách nhiệm "vì đàn em thân yêu"

THÙY TRANG |

Thầy Chiến - Tổng phụ trách Đội của trường Tiểu học Tây Hồ, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng miêu tả công việc của mình và những đồng nghiệp là những người cái gì cũng phải lo, phải làm để rồi chỉ cần sai sót một chút là có thể bị trách. “Nói vui nhưng là thật, chúng tôi đến trường từ 6h sáng đến 6h tối. Bất kể là thầy hay cô đã chọn nghề này đều phải biết hát biết múa. Lương nghề thấp, mọi người phải làm thêm bên ngoài. Vất vả là vậy nhưng ai đã yêu rồi thì dù có là trách nhiệm cũng trở thành đam mê” - thầy Chiến chia sẻ.

Lấy tình yêu nuôi nghề

Nhắc đến những thầy cô Tổng phụ trách Đội trên địa bàn TP.Đà Nẵng, nhiều người nhắc ngay đến thầy giáo trẻ Lê Trung Chiến. Dù chỉ với tuổi nghề 5 năm nhưng thầy Chiến được nhiều đồng nghiệp mến mộ bởi sự nhiệt huyết và năng nổ với mọi hoạt động.

Thế nhưng, ít ai biết, khi bước chân vào nghề sư phạm, thầy Chiến chỉ mong muốn được sống với đam mê âm nhạc, làm một giáo viên dạy nhạc. “Chưa bao giờ tôi nghĩ bản thân sẽ làm gì khác nhưng cuộc đời có nhiều cơ duyên. Tôi đã bước vào nghề Tổng phụ trách đội đầy bỡ ngỡ” - thầy Chiến kể.

Thời điểm đó, thầy Chiến tự nhận mình còn quá trẻ, trong khi công việc thì đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, có chuyên môn. “Tôi không có gì trong tay nên có lúc rất ngợp với khối lượng công việc khổng lồ. Sau 1 năm, tôi mới đúc kết được rằng, đây là nghề mà mình phải dùng tâm huyết dành cho các em học sinh, học hỏi những người xung quanh mình mà nhiều đồng nghiệp hay nhắc là lấy nghề dạy nghề” - thầy Chiến chia sẻ.

Cũng chính từ suy nghĩ đó, sau 5 năm, thầy Chiến khoe, nghề này không khó, không mệt mỏi lắm đâu, “chỉ cần hy sinh, cố gắng bỏ ra chút công sức. Cái cuối cùng chúng ta mang lại là vì đàn em thân yêu” - lời chia sẻ đầy mâu thuẫn nhưng lại rất thật của người thầy Tổng phụ trách Đội trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nghề giáo vốn là nghề cao quý nhưng thực tế hiện nay, để sống với đồng lương chính thức với bất kì thầy cô nào cũng là điều không thể. Vậy nhưng, những khó khăn trong nghề với họ cũng chỉ là hy sinh một chút, cố gắng thêm một chút vì học trò.

Với các thầy cô Tổng phụ trách, công việc này không chỉ đòi hỏi họ đã đa năng, biết múa, hát nhảy, nghệ thuật mà còn phải luôn tìm tòi, sáng tạo để có những giờ sinh hoạt hay cho các em, những tiết mục văn nghệ hấp dẫn, những bài giảng sinh động... Riêng với các thầy giáo, họ phải bỏ đi sự ngại ngần để tập múa cho học trò. Kể tới đây, thầy Chiến thừa nhận lúc đầu bước ra trước học trò rất ngại nhưng càng làm, các em học sinh càng vui. Sáng nào các em cũng hỏi thầy ơi có múa không, có hát không. Những câu nói đó trở thành động lực để thầy Chiến bỏ đi sự ngại ngùng của mình.

“Nghề công tác đội này là làm tất cả các việc nhưng luôn bị trách, làm đúng thì ít ai nhớ. Một vài thầy cô làm được vài năm thì bỏ vì cơm áo gạo tiền. Còn với những người trụ lại được, chúng tôi động viên nhau rằng cứ nhìn các em học sinh vào đời bằng chính các kiến thức của mình đó là điều tự hào. Còn cuộc sống, mỗi người chọn một cách riêng để xoay sở. Tôi vẫn sống với đam mê làm biên đạo múa hát của mình để nuôi nghề làm thầy” - thầy Chiến tâm sự.

Thầy cô giáo Tổng phụ trách Đội tại Đà Nẵng hết lòng “vì đàn em thân yêu“.  Ảnh: Ngọc Vương
Thầy cô giáo Tổng phụ trách Đội tại Đà Nẵng hết lòng “vì đàn em thân yêu“. Ảnh: Ngọc Vương

Nghề đầy tủi thân nhưng đáng tự hào

Tại buổi toạ đàm “Người lái đò thầm lặng” dành để tôn vinh các thầy cô là Tổng phụ trách Đội trên địa bàn TP.Đà Nẵng, ông Ngô Ngọc Hoàng Vương - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Đà Nẵng - nhìn nhận, nghề giáo còn nhiều khó khăn. Là người từng hoạt động trong công tác phụ trách Đội, ông Vương cho biết, bản thân và nhiều đồng nghiệp của mình không ít lần tủi thân, bởi việc quá nhiều. Họ không chỉ làm chuyên môn mà còn phải cân nhắc từng khoảng kinh phí ít ỏi nhưng làm sao để có bài giảng, hoạt động sáng tạo.

Không ít thầy cô chạnh lòng vì có đơn vị tạo điều kiện, có nơi không. Đi thi cái này thì trống giăng cờ mở, đi thi cái khác thì lủi thủi. Nhất là công việc của thầy cô Tổng phụ trách Đội có hàng trăm nhiệm vụ. Đang yên đang lành cũng có thể nhận nhiệm vụ gấp, yêu cầu cao, các thầy cô rất mệt mỏi. Ngay cả đồng lương hiện nay, dù có chế độ phụ cấp nhưng các thầy cô phải làm thêm việc bên ngoài để đảm bảo lo toan cho gia đình.

“Chúng tôi hay nói với nhau là người phụ trách Đội là người bán nghệ. Cái gì họ cũng phải làm, dạy múa hát, tập trống kèn, quản lý trật tự, lo miếng ăn giấc ngủ, dạy kỹ năng mềm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, nhân đạo từ thiện... Trong một ngày, các thầy cô rất tất bật, dạy đủ số tiết theo chế độ rồi quay qua vai trò làm tổng phụ trách, nghĩ ý tưởng các hoạt động” - ông Vương chia sẻ.

Vất vả là vậy nhưng TP.Đà Nẵng đã có nhiều thầy cô vượt qua khó khăn, yêu và gắn bó với nghề đến lúc nghỉ hưu. Bởi, là người thầy cô, họ hiểu rõ nếu bản thân mệt mỏi thì đưa học trò đi biểu diễn, đi thi sẽ càng tội cho các con. Cứ nghĩ như vậy là các thầy cô lại xốc lại tinh thần.

“Chung quy lại, những khó khăn cũng là câu chuyện của công việc. Tôi vẫn mong các thầy cô hãy nghĩ rằng còn rất nhiều em nhỏ đang đợi mình. Sau mỗi buổi dạy cho các em các kỹ năng mềm, biết sống nhân ái, vị tha, yêu cuộc đời, gia đình, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc biết bao. Giữa khó khăn, tôi mong thầy cô hãy bỏ qua cái tôi, giữ lửa yêu nghề, chỉ có yêu nghề mới có thể gắn bó, mang lại niềm vui cho đàn em. Cái đích của chúng ta là học trò. Tất cả những kết quả thiếu nhi thành phố đạt được từ phong trào văn hoá văn nghệ, kế hoạch nhỏ, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng đều có sự góp phần lớn của các thầy cô.

Hơn nữa, chính chúng ta cũng phải cám ơn nghề khi chúng ta được sống ở môi trường quá thân thương. Chẳng có ai dễ thương bằng học trò của mình, đồng nghiệp thì thân thiện, mỗi người mang trong mình tư thế một người thầy. Còn nếu có lúc nào đó, khó khăn quá, tôi mong thầy cô hãy nhìn ra xung quanh một chút, xa hơn một chút, đâu đó có những điểm trường nằm cheo leo trên những nóc, những sườn đồi. Đâu đó vẫn có những thầy cô phải nấu cơm cho học sinh ăn, lo từng chiếc áo ấm cho người học trò, trèo đèo lội suối để vận động các em đừng nghỉ học. Mong thầy cô hãy nhớ rằng, từng công việc vận động tại các trường của các thầy cô đã và đang giúp mang đến những chiếc áo ấm, bữa cơm ngon cho các học trò ở miền ngược” - thầy Vương chia sẻ.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Trực tiếp bóng đá Man United 0-0 Aston Villa: Bruno đá phạt chạm xà ngang

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Aston Villa vs Man United tại vòng 7 Premier League diễn ra lúc 20h00 ngày 6.10.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Phụ huynh được trả lại tiền sau khi bức xúc về các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi bức xúc phản ánh về các khoản thu, một số phụ huynh của Trường Tiểu học Hải Thượng (Thị xã Nghi Sơn) đã được trả lại tiền đóng trước đó.

Hình ảnh mũ nồi xanh Việt Nam ra quân mở đường tại châu Phi

VƯƠNG TRẦN |

Lực lượng "mũ nồi xanh" Việt Nam đã thực hiện lễ ra quân thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại khu vực Abyei/Phái bộ UNISFA (châu Phi).

Máy bay Mỹ chở 197 người cháy ngùn ngụt

Khánh Minh |

Máy bay Mỹ chở 197 hành khách và phi hành đoàn của Frontier Airlines bốc cháy ngùn ngụt khi hạ cánh khẩn cấp ở Mỹ.