Trẻ em Việt không thiếu kiến thức, chỉ thiếu kỹ năng

Tuệ Nhi |

Trong khi Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định kỳ thi trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 đã thành công, đạt được mục tiêu đổi mới, thì các chuyên gia giáo dục lại băn khoăn, lo lắng về những “hiện tượng lạ”, nghịch lý xuất hiện trong kỳ tuyển sinh năm nay. Lao Động Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội về vấn đề này.

Thưa bà, Bộ GDĐT vừa thông báo đã tinh giảm 50% các cuộc thi phổ thông không cần thiết và tạm dừng cuộc cuộc thi giải Toán và tiếng Anh qua mạng để rà soát. Bà đánh giá chủ trương này như thế nào?

- Tôi cho rằng đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt. Có rất nhiều lý do để chúng ta dừng các cuộc thi đó lại. Trước hết, mọi người cần phải biết trẻ em chưa có khả năng, nghị lực tránh xa các cám dỗ, kiềm chế những ham muốn, đặc biệt là với công nghệ. Ngay kể cả với người lớn, công nghệ có sức hấp dẫn rất lớn và rất nhiều người bị nghiện. Ở nhiều nước trên thế giới, họ có các biện pháp ngăn chặn để trẻ em không tiếp xúc với công nghệ một cách quá sớm. Thế nhưng ở Việt Nam, không những không có biện pháp can thiệp mà việc xuất hiện quá nhiều các cuộc thi và phần mềm giáo dục khuyến khích trẻ chơi. Đó là điều không ổn.

Trong quá trình làm việc, tôi đã bắt gặp và xử lý rất nhiều em rất nhỉ đã bị nghiện công nghệ, đặc biệt là máy tính và điện thoại. Ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3 thường biểu hiện nghiện sẽ rất nặng. Thậm chí, trẻ còn có biểu hiện doạ tự tử, đôi khi mất kiểm soát, la hét, chửi bới bố mẹ hoặc nghe thấy tiếng nói trong đầu giống như biểu hiện của nghiện ma tuý.

Nhiều người cho rằng, qua cuộc thi này trẻ em có thể học thêm rất nhiều kiến thức. Với kinh nghiệm của mình, bà có nhận xét, đánh giá như thế nào?

- Về nội dung kiến thức cuộc thi truyền tải có thể rất hay nhưng về công nghệ lại chưa ổn. Khi đưa ra các cuộc thi trên mạng, trò chơi trí thức, phần mềm học tập, chúng ta mới chỉ nghĩ đến giá trị kiến thức. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam hiện nay không phải thiếu kiến thức, mà thiếu về kỹ năng, không biến được giá trị kiến thức đó trở thành giá trị thực tiễn cho mình.

Muốn có được kiến thức, học sinh có thể tìm hiểu qua tài liệu, sách vở. Chúng ta đã quá tập trung vào kiến thức mà bỏ qua những vấn đề khác; “đẩy” trẻ đến mối quan hệ công nghệ sớm, rất dễ sa đà vào nghiện.

Thông tin về “luyện gà nòi” về dối trá trong kỳ thi liệu có xác thực hay không, thưa bà?

- Thực tế, thể lệ của những cuộc thi này đã vô hình trung khiến cho trẻ em nói dối, người lớn nói dối. Bởi khi chúng ta không kiểm soát được việc ai là người đăng ký, ai là người lập nick, mọi nick đều có quyền tham gia thì các cháu có thể lập rất nhiều nick... khiến cuộc thi giống như học thuộc lòng, một cuộc chạy đua để “luyện gà nòi”, chạy theo thành tích.

Tôi đã tham khảo rất nhiều ý kiến giáo viên và họ thừa nhận rằng chính giáo viên hướng dẫn cũng không thể giải nhanh bằng các em bởi không thường xuyên luyện tập. Vấn đề ở đây là chúng ta đang không kiểm soát được cuộc thi. Tại sao phụ huynh làm như vậy? Một phần vì bệnh thành tích đã ăn quá sâu.

Mặt khác, khi Bộ GDĐT không tổ chức thi cấp THCS thì lập tức bố mẹ sẽ nghĩ cách tạo những thành tích, những bảng hồ sơ đẹp để cho con được vào trường. Cũng bởi quá nhiều hồ sơ đạt điểm 10 tuyệt đối suốt các năm học tiểu học nên phụ huynh và học sinh sẽ cố gắng tạo thêm những dấu ấn trong hồ sơ đó để chứng tỏ con tôi giỏi hơn con nhà người khác.

Cho dù, Bộ GDĐT có yêu cầu không được phép lấy kết quả này, kết quả kia để tuyển sinh thì chuyện đó sẽ khó cho các trường “hot”. Đơn giản là vì các trường sẽ không có một tiêu chí nào khác để đánh giá học sinh cả.

Xét trên tâm lý cá nhân, khi cân nhắc hồ sơ, giữa hai hồ sơ, một bên là chỉ điểm 10, một bên có thêm giải thưởng thì chắc chắn chúng ta sẽ nghiêng về bên có giải.

Tại sao trên thế giới, những kỳ thi trên mạng vẫn được tổ chức rất thành công. Việc tạm dừng các kỳ thi này có phải chúng ta đang đi thụt lùi so với thế giới hay không?

- Phải thừa nhận những kỳ thi đó không phải là tệ với ý tưởng của những người sáng lập ra nó. Ở nước ngoài, vấn đề thi cử, xếp hạng, thành tích không hề bị nặng nề. Còn ở Việt Nam, suy nghĩ, quan niệm của phần lớn người dân lại khác.

Chúng ta không thay đổi được quan niệm thì không bao giờ thay đổi được bản chất vấn đề. Bộ GDĐT đã rất cố gắng khi đưa ra Thông tư 30, Thông tư 22 tìm cách giải quyết vấn đề bệnh thành tích nhưng những người thực hiện là phụ huynh, học sinh, giáo viên không sẵn sàng. Chính vì họ không sẵn sàng nên mới có chuyện biến tướng từ cái nọ sang cái kia.

Muốn thay đổi giáo dục không phải là nghĩ ra một mô hình mới, văn bản mới mà quan trọng là thay đổi toàn bộ quan niệm về giáo dục của tất cả mọi người, những người bị ảnh hưởng bởi quan niệm giáo dục ấy. Đừng bao giờ suy nghĩ là học để xếp vị trí thứ mấy, thi đỗ trường nào mà phải là học để áp dụng được gì trong cuộc sống, công việc. Khi nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng, mục đích của học tập thì sẽ giải quyết được các vấn đề.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!

Tuệ Nhi
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Lý do Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM bị kỷ luật

MINH QUÂN |

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Anh Thi, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM.

Thếp vàng lá 24k bên trong điện Thái Hòa ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Du khách có thể xem hàng chục cây cột của điện Thái Hòa (Đại nội Huế) được nghệ nhân sơn son, vẽ rồng thếp vàng lá 24k.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.