TS Lê Nguyên Phương: “Hãy chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ”

Nhật Lệ |

Tác giả Lê Nguyên Phương là TS Lãnh đạo Giáo dục chuyên ngành Tâm lý học Giáo dục tại University of Southern California (USC). Ông trải qua trên 15 năm là chuyên gia Tâm lý Học đường từ cấp mầm non đến đại học tại Mỹ.

Ông đã nhận được giải thưởng “Chuyên gia thực hành tâm lý học đường quốc tế kiệt xuất” của Tổ chức International Schoool Psychology Association vào năm 2011.

Ông cũng là chuyên gia Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường – Thế giới. Nhân chuyến về Việt Nam ra mắt cuốn “Dạy con trong hoang mang” và đi nói chuyện khắp cả nước về đề tài giáo dục, ông đã có buổi chia sẻ quan điểm của mình về những nguyên lý dạy trẻ.

Ông có nói một câu rất hay, muốn chữa trị tâm lý cho ai đó, người ta phải biết chữa trị cho mình trước tiên. Và quan trọng là phải chuyển hóa chính mình, lúc đó mới mong mở lòng ra tiếp cận với thế giới trẻ thơ…

- Thực ra, ai trong đời cũng từng bị chấn thương tâm lý nhưng bản thân họ không nhận biết hay không nói ra. Họ không biết rằng, khi nhận biết và nói ra cũng là bắt đầu tiến trình chuyển hóa, trưởng thành, hòa giải với chính mình để đi đến hòa giải với tha nhân. Nếu được hỏi về một đề nghị khởi đầu cho hành trình tìm kiếm lối dạy con của các phụ huynh, câu trả lời của tôi sẽ là phụ huynh phải tự chuyển hóa mình để giáo dục con.

Hãy hóa giải những khổ đau và nội kết, tăng trưởng trí tuệ, và chú tâm vào mình cũng như những người quanh mình trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ như thế chúng ta mới có sự bình an và tỉnh thức trong việc giáo dục con. Chỉ như thế chúng ta mới không biến con thành phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và hay đối tượng giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta.

Có phải là lý do nhờ thiền mà ông tìm ra phương pháp chuyển hóa cho các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con không?

- Có thể nói như vậy. Nhưng tôi xem việc điều trị tâm lý cũng là điều kiện mấu chốt để chữa lành chấn thương và các rối loạn tâm lý khác, đồng thời nó có thể vừa là bước đầu tiên chuẩn bị tâm thức cho thiền tập. Khi tôi học về các phương pháp điều trị tâm lý, tôi thực tập ngay trên chính mình, và chữa lành cho chính mình vì chính tôi cũng có những chấn thương và nội kết.

Việc điều trị tâm lý sẽ giúp chữa những chấn thương gần nhất, song những nội kết sâu xa và lâu năm thì lại rất khó hóa giải nếu chúng ta không chuyển hóa toàn thân tâm. Chỉ có con đường hành thiền đúng đắn mới giúp chúng ta chuyển hóa triệt để, kể cả những nội kết mà các phương pháp điều trị tâm lý không đặt làm đối tượng chữa lành.

Người Việt dạy con theo cách truyền thống có những sai lầm nào theo ông?

- Thật sự việc dạy con theo cách truyền thống không thể gọi là sai lầm trong bối cảnh trăm năm trước. Phương pháp giáo dục trong gia đình lúc đó phù hợp với sự phát triển của xã hội và quốc gia trong giai đoạn đó. Nhưng trong trăm năm trở lại đây, sự đổ vỡ các giá trị và tín niệm cũ bởi sự đào thải tự nhiên hay phá hoại trái tự nhiên đồng thời với sự giao thoa và hội nhập giữa các nên văn hóa đã làm xã hội ta thay đổi rất nhiều.

Vì thế việc dạy con thời nay của chúng ta cũng phải khác. Nhưng “khác” đây không có nghĩa là sáng chế ra cái gì mới nằm ngoài con người, mà nó là việc đào sâu vào bản chất và tiềm năng của con người để giúp con cái chúng ta phát triển tự nhiên và toàn diện hơn, ít bị chấn thương hơn, và trở thành những công dân có năng lực và sáng tạo hơn.

Theo ông, vì sao ngành tâm lý học Việt Nam vẫn còn giới hạn trong việc giải quyết vấn nạn này?

- Vì ngành tâm lý học VN vẫn còn phôi thai, chỉ mới được lưu ý và tôn trọng để phát triển trong một thời gian ngắn, mặc dù có những người khởi đầu từ thời trước, như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ở miền Bắc chẳng hạn. Một thời gian dài miền Bắc ảnh hưởng học thuật của Nga nhưng tại Nga và các nước Đông Âu, ngành tâm lý học ứng dụng không phát triển bằng lĩnh vực tâm lý học lý thuyết.

Một khía cạnh khác của vấn đề này là việc nhận thức về một hiện tượng, chẳng hạn hành vi, của trẻ của chính chúng ta ở Việt Nam. Năm 2008, khi tôi về đây có phỏng vấn một số chuyên viên thực hành tâm lý, có một giáo viên trẻ nói ngay là thời xưa, khi gặp những đứa trẻ họ chỉ chia ra hai nhóm trẻ ngoan và chưa ngoan, theo một số tiêu chuẩn của xã hội hay của đoàn thể chủ nghĩa gì đó, nhưng họ không bao giờ đặt vấn đề tại sao trẻ chưa ngoan và các tiêu chuẩn đánh giá đó có chuẩn xác hay không?

Khi đối diện trước một vấn nạn chúng ta cần đặt câu hỏi tại sao, thì khi đó chúng ta mới đi tìm lời giải, mới suy xét lại vấn đề. Trẻ tạm thời gọi là “chưa ngoan” có thể do tâm lý, hoàn cảnh, và môi trường, vì vậy chúng ta phải can thiệp, phải tham vấn, phải hỗ trợ chứ nếu “chưa ngoan” mà chỉ dạy dỗ luân lý chung chung rồi cho đi “cải tạo” thì không giải quyết vấn đề gì cả.

Còn nói tới những tác động cụ thể làm cho nó còn giới hạn thì đó là những bất cập trong chính sách, tài trợ, nghiên cứu trung thực, tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn.v.v… còn nhiều thứ lắm.

Ông có thể cho biết một số thông tin về Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường tại Việt Nam do ông sáng lập?

- Năm 2007, tôi có đọc tin một học sinh lớp 5 ở Đồng Tháp tên là Huỳnh Thị Ngọc Trâm bị nghi ngờ lấy trộm 45 ngàn đồng và ông hiệu trưởng của trường tiểu học này đã yêu cầu thầy tổng phụ trách chở cháu giao cho công an xã lấy lời khai mà không có mặt phụ huynh, sau đó em bị chấn thương tâm lý.

Tôi đã điện thoại cho GS-TS Vũ Dũng lúc đó là Viện trưởng Viện Tâm lý để bàn bạc việc phát triển ngành Tâm lý Học đường để tránh tình trạng này trong tương lai. Sau đó tôi đã nối kết Viện tâm lý với các trường đại học tại Hoa Kỳ để hỗ trợ.

Giữa năm 2009, khi tổ chức Hội thảo Tâm lý học đường lần thứ nhất ở Hà Nội, có khoảng 8 trường ĐH VN và 2 trường Hoa Kỳ tham dự. Cuối buổi, cả nhóm quyết định thành lập tổ chức Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường tại VN. Khi ký biên bản thành lập, có 8 trường Việt Nam và 6 trường tại Hoa Kỳ gia nhập.

Nhiệm vụ của hiệp hội bao gồm việc hỗ trợ các trường VN xây dựng chương trình đào tạo tâm lý học đường, tổ chức các khóa tập huấn để nâng cao trình độ và kỹ năng của người thực hành, tổ chức hội thảo 2 năm 1 lần…

Vào năm 2014 khi có các yêu cầu tại các quốc gia khác, chúng tôi quyết định đổi tên tổ chức thành Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường Thế giới, tuy nhiên các hoạt động hiện nay vẫn tập trung tại Việt Nam.

Xã hội gần đây vì sao theo ông, con người thích bạo lực, độc ác một cách bất thường?

- Không có thống kê nên cũng khó nói là xã hội gần đây con người bạo lực và độc ác hơn. Nếu lý giải cho hiện tượng này từ trước đến nay thì ít ai để ý tới bạo lực xuất phát từ sợ hãi. Mình sợ những người khác sẽ chiếm đoạt những thứ mà đang có, hay mình sợ người khác khinh bỉ mình tức là họ sẽ cướp đi phẩm giá của mình.

Bạo lực và độc ác xuất phát từ những người có cái nhìn cứng nhắc khi phân chia trắng - đen, bạn - thù, xuất phát từ những người quá tôn thờ những chủ nghĩa hay tín lý tôn giáo, cho đó là những giá trị tuyệt đối. Nhưng thâm tâm họ vẫn cảm thấy sợ hãi, thấy mình chưa xứng đáng với những giá trị mà họ theo đuổi.

Khi thấy người nào khác mình, họ liền sử dụng bạo lực để trấn áp tiếng nói của người đó. Một người có sức mạnh nội tâm sẽ chọn cách tranh luận, và nếu không thuyết phục người khác được thì không cần sử dụng bạo lực.

Từ một góc nhìn khác thì là sự tham lam - mặt trái của sự sợ hãi. Những kẻ tham lam thấy họ không bao giờ đủ, họ nghĩ nếu họ thiếu những thứ gì đó thì họ sẽ bị khinh bỉ, sẽ bị đánh giá thấp kém. Bản thân họ cũng không đủ kiên nhẫn và trình độ để đạt được những thứ họ muốn, mà lại muốn sớm có tất cả, thì họ sẽ bất chấp luân thường đạo lý và dùng đủ thủ thuật để có ngay cái họ muốn.

Người ta quên một điều, con người là một toàn thể, khi thay đổi một yếu tố thì sẽ cả hệ thống tín lý, nhân cách, quan điểm sẽ thay đổi.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Lệ
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Lý do Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM bị kỷ luật

MINH QUÂN |

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Anh Thi, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM.

Thếp vàng lá 24k bên trong điện Thái Hòa ở Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Du khách có thể xem hàng chục cây cột của điện Thái Hòa (Đại nội Huế) được nghệ nhân sơn son, vẽ rồng thếp vàng lá 24k.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.