Vấn nạn trẻ bị xâm hại trực tuyến - người lớn không thể chủ quan!

Thế Lâm |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội vừa có văn bản gửi đến các cơ sở giáo dục yêu cầu học sinh tham gia các lớp học trực tuyến không được công khai địa chỉ, mật khẩu của lớp học. Trước đó, sau khi xảy ra tình trạng xuất hiện kẻ xấu phá hoại một số lớp học trực tuyến, Bộ GDĐT cũng đã có văn bản gửi đến Sở GDĐT các tỉnh, thành yêu cầu thắt chặt an ninh trong việc dạy và học trực tuyến.

Xâm hại trực tuyến - vấn đề không mới

Trên thực tế, trẻ bị xâm hại trực tuyến không phải là tình trạng mới phát sinh khi xảy ra các vụ quậy phá lớp học online. Từ nhiều năm qua, khi xu hướng trẻ em lên mạng gia tăng, các cạm bẫy trực tuyến cũng theo đó chực chờ mà điển hình nhất là sự xâm nhập, tiếp cận trẻ với những nội dung người lớn, bạo lực... Theo ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Hãng Bảo mật Kaspersky tại khu vực Đông Nam Á, khi trẻ thao tác trên Internet tỏ ra thuần thục nhanh hơn cả người lớn thì xu hướng truy cập vào các phần mềm, ứng dụng, video, game... cũng trở thành sở thích. Tuy nhiên, cùng với sở thích đó, các phần mềm độc hại, nội dung nguy hiểm cũng sẽ bám theo hành vi lên mạng của trẻ và những mối nguy hiểm rình rập.

Hơn một năm về trước, tình trạng các nội dung bạo lực, máu me hoặc liên quan tới người lớn không phù hợp với trẻ thậm chí còn len vào giữa các nội dung chuyên dành cho trẻ em trên YouTube và thậm chí một số trường hợp còn xảy ra trên YouTube Kids chuyên dành cho trẻ em. Anh Cường (Hà Nội) - ông bố của hai trẻ đang ở độ tuổi cấp 1 - cho biết: “Trẻ con rất thích chơi game, nhưng nếu thả lỏng cho chúng chơi thì rất dễ gặp các nội dung bạo lực, tác động tiêu cực đến tâm lí và sự hình thành nhân cách của trẻ”.

Trong một cuộc khảo sát của Kaspersky và Công ty nghiên cứu thị trường Savanta thực hiện tại nhiều quốc gia, có đến 84% phụ huynh được khảo sát đã thể hiện sự lo lắng về sự an toàn trên môi trường trực tuyến của con em mình. Trong đó, gần 64% phụ huynh lo ngại về việc con em của họ dành quá nhiều thời gian để trực tuyến sẽ khiến chúng đánh đổi những niềm vui khác của tuổi thơ ấu vào màn hình máy tính bảng, điện thoại. Về nội dung trực tuyến, mối lo ngại của các bậc phụ huynh tập trung vào các nội dung có hại như tình dục hoặc bạo lực (27%), tin nhắn nặc danh có nội dung kích động để thực hiện hành vi bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi (14%)...

Đã thêm mối lo mới

Những trường hợp đã phát hiện tại Việt Nam và Mỹ là do học sinh tiết lộ tên truy cập (ID), mật khẩu (password) và thậm chí tên của học sinh khác trong lớp để cho người ngoài vào quậy phá, dùng tên của học sinh trong lớp để “núp bóng” tránh bị phát hiện. Chị Mỹ Hiền - mẹ của hai cậu con trai học sinh cấp 1 và cấp 2 tại quận 1 (TPHCM) - cho biết, lớp học trực tuyến của cậu con trai lớn được mở ra khoảng hơn một tháng nay. Trong thời gian đầu cũng đã xảy ra tình trạng lộn xộn, một số học sinh bị mất ID không vào lớp được.

Chuyện học sinh trong lớp học trực tuyến tiết lộ ID và mật khẩu ra bên ngoài đa phần là do sự nghịch phá và nhận thức chưa đầy đủ của các em, phụ huynh và thầy cô giáo hoàn toàn có thể giáo dục, chấn chỉnh các em vào nếp. Và trên thực tế, các vụ việc quậy phá do các em tiết lộ ID và mật khẩu cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Song trường hợp đã xảy ra ở Singapore khiến cho Bộ Giáo dục nước này phải tạm dừng ngay việc sử dụng phần mềm học trực tuyến Zoom trong hệ thống trường học thì đáng nói hơn nhiều. Tin tặc bằng cách nào đó đã xâm nhập vào lớp học, chèn vào các hình ảnh bộ phận sinh dục, rồi yêu cầu các nữ sinh cho xem ngực. Tình trạng này chưa xảy ra tại Việt Nam nhưng không có nghĩa là sẽ không bao giờ xảy ra, nếu việc dạy và học trực tuyến không được bảo đảm về công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin.

Ông Yeo Siang Tiong cho rằng: “Làm cha mẹ là một trong những công việc khó khăn, đặc biệt là với việc Internet ngày càng bùng nổ trong cuộc sống ngày nay. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ hiện đại nên tự tìm ra cho mình công cụ phù hợp nhất để bảo vệ con trẻ trước những mối nguy hại trực tuyến”. Ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty bảo mật Nam Trường Sơn - cho rằng, các bậc phụ huynh cần thiết phải cân nhắc việc cho phép con em mình sở hữu và sử dụng thiết bị riêng truy cập Internet. Trước hết, việc cho các em sử dụng thiết bị cần căn cứ vào độ tuổi (đang vị thành niên), sự cần thiết, rồi sau đó cân nhắc đến các kênh và loại nội dung được phép truy cập, tuyệt đối không để cho các em tự chơi với thiết bị và muốn xem nội dung gì tùy thích. Trong khi đó, kinh nghiệm từ anh Cường là sử dụng biện pháp kĩ thuật cài đặt tài khoản vào các thiết bị dành cho con sử dụng, kết nối tài khoản với điện thoại di động của phụ huynh để giám sát từ thời gian cho đến nội dung trực tuyến.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Ngô Trần Vũ, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật chưa đủ, mà còn cần từng bước giáo dục, nhắc nhở con em một cách khéo léo về việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến, để các em dần nhận thức được những gì nên và không nên. Theo hãng bảo mật Kaspersky, các trọng tâm phụ huynh cần tập trung giáo dục con em về các mối nguy hại trực tuyến là: Giải thích các mối đe dọa theo cách mà trẻ có thể hiểu, làm cho trẻ nhìn nhận được sự nghiêm trọng của mối đe dọa trên Internet...

Đây không phải là một việc đơn giản và dễ dàng, ngược lại đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ của các bậc phụ huynh. Nhà tâm lý Emma Kenny nói rằng: “Thực tế hoàn toàn dễ hiểu khi cha mẹ không muốn con họ cảm thấy sợ hãi khi trực tuyến, nhưng không có nghĩa là cha mẹ quá dễ dãi với những mối đe dọa trên Internet. Chìa khóa ở đây chính là giữ sự cân bằng. Trẻ chỉ được an toàn trên Internet khi được trao đổi và hướng dẫn thông tin đầy đủ”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Xâm hại trẻ em: Có trường hợp kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, công tác bảo vệ trẻ em chưa tốt, có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không hay.

Khởi tố đối tượng xâm hại thiếu nữ quen qua mạng xã hội

Đặng Luân |

Đối tượng hiếp dâm thiếu nữ 15 tuổi quen qua Facebook vừa bị lực lượng chức năng khởi tố vì hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Phụ huynh cần làm gì để tránh trẻ bị xâm hại trực tuyến?

Thế Lâm |

Theo một nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky, trẻ em trong khu vực Đông Nam Á sử dụng Internet để nghe nhạc và xem video nhiều hơn dùng để nhắn tin, và đây cũng chính là kênh để các nội dung nguy hiểm xâm hại trực tuyến đối với  trẻ em.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Xâm hại trẻ em: Có trường hợp kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, công tác bảo vệ trẻ em chưa tốt, có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không hay.

Khởi tố đối tượng xâm hại thiếu nữ quen qua mạng xã hội

Đặng Luân |

Đối tượng hiếp dâm thiếu nữ 15 tuổi quen qua Facebook vừa bị lực lượng chức năng khởi tố vì hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Phụ huynh cần làm gì để tránh trẻ bị xâm hại trực tuyến?

Thế Lâm |

Theo một nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky, trẻ em trong khu vực Đông Nam Á sử dụng Internet để nghe nhạc và xem video nhiều hơn dùng để nhắn tin, và đây cũng chính là kênh để các nội dung nguy hiểm xâm hại trực tuyến đối với  trẻ em.