Vì sao người Anh ngày một “đuối” tại Champions League?

VIỆT HÙNG |

Sau vòng 1/16, người Anh chỉ có một đại diện góp mặt ở vòng Tứ kết là Leicester City. Đáng buồn thay, “bầy Cáo” mới lần đầu tiên tham dự, trở thành hiện tượng và cũng giống như vị thế của bóng đá Anh ở đấu trường đỉnh cao châu lục, nhỏ bé khi đứng cạnh những Barca, Real, Munich…

Vì sao các CLB Anh - những đội bóng giàu nhất thế giới cứ ngày một thụt lùi ở Champions League? Câu hỏi này chẳng mấy ai quan tâm từ khi Liverpool, M.U hay Chelsea còn thống trị giải đấu một thập kỷ trước. Nhưng việc liên tiếp bị loại sớm, điển hình là mùa giải năm nay, người ta mới thấy việc cần ngồi lại để cùng nhau tìm ra nguyên nhân.

HLV Pep Guardiola thất vọng sau khi Man City bị loại ở vòng 16 đội.

Ảnh: BPI.

Những thống kê giật mình

Những con số thống kê chỉ ra rằng, kể từ khi Liverpool đánh bại AC Milan trong "đêm Istanbul kỳ diệu" năm 2005 cho đến năm 2012, các CLB Anh luôn có đại diện ở Bán kết và Chung kết. Liverpool vô địch năm 2005, M.U là 2008 còn Chelsea là 2012. Từ 2007 và 2009, họ góp mặt tới 3/4 đại diện ở Bán kết.

Tuy nhiên, kể từ khi Chelsea lên ngôi năm 2012 là một chuỗi liên tiếp thất vọng. 4 mùa liên tiếp gần đây, họ mới một lần vào tới Bán kết, trong khi đó La Liga có thời điểm cả 5 đại diện ở vòng loại trực tiếp. Trong 6 mùa giải vừa qua tại Tứ kết, La Liga đã có đến 17 lần góp mặt, với Bundesliga là 10 trong khi đó Premier League chỉ có 5, thấp hơn cả Pháp. Trong 4 mùa gần đây, các đại diện của Anh chỉ có 4 lần vào Bán kết, bằng số lần xuất hiện của riêng Atletico Madrid.

Câu hỏi đặt ra: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tụt lùi này? Có 2 giả thiết "lọt tai" nhất. Thứ nhất, các CLB Anh chịu sức ép quá lớn từ giải đấu khắc nghiệt nhất Premier League, lớn hơn rất nhiều các đối thủ khác. Thứ hai, người Anh không được nghỉ Đông, khoảng thời gian Champions League tạm nghỉ sau vòng bảng nên không có được sự chuẩn bị tốt nhất về thể lực, trạng thái.

Tin hay không, cứ hỏi Gareth Bale, đại diện tiêu biểu nhất khi rời giải Ngoại hạng Anh trong thập niên này và 3 mùa ở Real có 2 chức vô địch Champions League, sẽ rõ: "Mỗi trận đấu tại Premier League, bạn phải thi đấu với hơn 100% khả năng trong cả 90 phút, nếu không bạn sẽ thua cuộc. Ở Tây Ban Nha, đôi khi bạn chỉ cần đá nỗ lực trong khoảng 45 phút thôi, có thời điểm bạn còn được tự thư giãn. Điều này chưa từng xảy ra tại Anh.

Khi các bạn tôi vẫn phải đá 4 - 5 trận thì chúng tôi chẳng phải làm gì cả, nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Khi bạn không được nghỉ, hệ quả tất yếu là sự mệt mỏi kéo dài. Những giải lớn khác như Tây Ban Nha, Đức, Italia... đều nhận thấy rõ ràng tầm quan trọng của kỳ nghỉ này, người Anh cũng thế, nhưng…", Bale nói.

Cái gì cũng có 2 mặt

Trong kỷ nguyên thống trị bóng đá Châu Âu, chủ yếu là từ 2005 - 2009, các CLB Anh luôn có "Big 4". Nhóm này gồm 4 đội năm nào cũng có vé đá Champions League (Top 4): M.U, Arsenal, Chelsea và Liverpool. Thế nhưng sự tồn tại của "Big 4" đã hết kể từ khi các ông chủ Ả Rập đổ tiền vào Man City. Động thái tương tự cũng đến từ Tottenham khi liên tục "chạy đua vũ trang" tiền bạc. Và thế là cuộc đua giành vé bỗng trở nên khốc liệt hơn chứ không trước đó, "Big 4" vẫn ổn định và đá đều, tốt ở cả Champions League lẫn Premier League.

Người Anh không giỏi về chiến thuật, đó là điều hiển nhiên nhưng lại ít người đề ý. Trong 5 năm trở lại đây kể từ khi Chelsea nâng cúp, các đội bóng Anh thường xuyên phô diễn thứ bóng đá "ngây thơ" và dễ bị bắt bài khi ra biển lớn. Ở Anh, mỗi trận đấu là một cuộc đua thể lực, thế nhưng ở trời Âu thì không hẳn vậy. Ít bài vở, chơi thứ bóng đá thiếu tính toán và chiến thuật, họ bị bắt bài liên tục và thua cay đắng. Mãi đến năm nay mới có một đội sử dụng “lối đá thông minh", đó là Leicester City và rất thành công.

Các CLB Anh có thực sự thông minh? Nếu nhìn vào trường hợp của Sevilla thì câu trả lời là không. 3 mùa gần nhất, họ đều lên ngôi Europa League. Kết quả là Sevilla nghiễm nhiên có vé vào thẳng vòng bảng Champions League. Quan trọng nhất tại cuộc đua quốc nội, thầy trò Sampaoli không mất quá nhiều mồ hôi trong cuộc đua với Real, Barca hay Atletico. Tiện cả ba đường, Sevilla là ví dụ điển hình cho các CLB Anh thấy có rất nhiều cách để đến vinh quang, thay vì cứ đặt mục tiêu Top 4.

Nói đến tiền thì phải nói đến Manchester City. 3 mùa gần đầy, The Citizens chi ra đến 122 triệu bảng để nâng cấp hàng phòng ngự nhưng họ chẳng thế đứng vững nổi trước AS Monaco, thủng lưới tới 6 bàn. Pep là bậc thầy tấn công, và hiển nhiên Man City được đánh giá cao nhất trong số các đội bóng Anh nhưng họ cũng là đội bị loại cay đắng nhất. Triết lý bóng đá của Pep khi sang Anh, khi mọi thứ dựa trên thể lực và độ bền, trả giá quá đắt ngay trong mùa đầu tiên.

Arsenal vẫn mãi là "những đứa trẻ không lớn”. Chuyện họ bị loại quá sớm đã xảy ra liên tiếp 7 năm nay nên không còn được “xếp mâm” tại Châu Âu nữa. Tottenham đá Champions League đúng như "gà mắc tóc", dừng bước ngay từ vòng bảng rồi xuống Europa League cũng thế.

M.U vẫn đang trong cuộc cách mạng trường kỳ để tìm lại vinh quang và vị thế như triều đại Sir Alex Ferguson, Chelsea "năm đực, năm cái", sự ổn định không có còn Liverpool, kể từ khi mất "đầu tàu" Luis Suarez, chuyện bứt phá ở giải trong nước còn khó chứ đừng nói tới tham vọng châu lục.

Cuối cùng, bài toán thành công là gì?

Ở thời bóng đá kim tiền, tiền vẫn là nhất và nó có thể trực tiếp mua được thành công chỉ cần sử dụng nó một cách đúng đắn. Lấy ví dụ điển hình là Real Madrid, Barcelona và Bayern Munich, họ đều có những ngôi sao lớn nhất thế giới như Messi, Ronaldo, Neymar, Suarez, Kroos, Bale, Lewandowski, Robben...

Khi các ngôi sao thế giới đều bị hút về cả 3 CLB này, tất nhiên cán cân lực lượng luôn nghiêng về họ khi phải gặp các đội bóng khác mà điển hình ở đây là các CLB Anh. Câu chuyện tưởng chừng rắc rối nhưng cuối cùng vẫn sẽ được giải quyết triệt để bằng tiền. Các CLB Anh không thiếu tiền và họ sẵn sàng chi đậm bất cứ lúc nào. Thế nên khi đã rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, đừng tiếc tiền mãi như Arsenal hay cũng đừng vứt tiền qua cửa sổ như Manchester City. Hãy dùng nó một cách đúng đắn nhất, mọi thứ sẽ đâu lại vào đấy thôi.

VIỆT HÙNG
TIN LIÊN QUAN

Phát triển thể thao cộng đồng - hướng đi riêng của Sacomreal

Gia Miêu |

Ngày 29.3 tại TPHCM, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) & Sở Văn hóa & Thể thao TPHCM đã tiến hành ký kết hợp tác chương trình “phát triển thể thao cộng đồng”.

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.