Vỉa hè của - do - vì ai?

Nguyễn Bỉnh Quân |

Người ta không thích nhắc lại câu ca dao thời bao cấp “Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng!” dù nó quả thực là triết lý và thực tiễn sinh động của đời sống đô thị nước ta. Triết lý và thực tiễn ấy phổ quát mọi đô thị cũ hay mới, trung tâm hay ngoại vi, miền núi hay đồng bằng, miền biển hay hải đảo.

Nhà kiến trúc lãng mạn gọi cái vỉa hè là linh hồn của thành phố: Tuổi thơ tươi đẹp ở đó, tình đầu nồng nàn ở đó. Một anh bạn Việt kiều bỏ hết mọi thứ đưa mẹ già về thuê một căn mặt tiền nhỏ xíu chỉ để sáng chiều cụ kê ghế đẩu ra ngồi vỉa hè buôn chuyện với mọi người quen và lạ cho vui tuổi già. Giá đất đô thị, nhất là nhà “mặt tiền” Việt Nam cao bậc nhất bởi cái “mặt tiền” ấy đúng là tiền, máy làm ra tiền cho chủ nhân. Máy ấy chính là vài mét vuông cái vỉa hè trước cửa!

Có một nghịch lý nhỏ ở đây. Vỉa hè không để kinh doanh làm ra tiền thì để làm gì? Người đi bộ mà ta đòi vỉa hè cho họ không mua bán, trải nghiệm dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực của vỉa hè thì đi bộ làm gì? Tuổi thơ đá bóng vỉa hè, tình đầu ngửi hoa sữa trên vỉa hè thực ra có phải là sứ mạng của dải đất giữa cửa nhà và đường đi? Hiện người đi bộ thực thụ cần vỉa hè chỉ là các du khách nước ngoài! Họ không có phương tiện đi lại cá nhân và khó dùng phương tiện công cộng quá xập xệ.

Có anh bạn cho rằng, vỉa hè “phi chợ” chỉ cần cho các điểm du lịch, khu du lịch, khách du lịch và các dịch vụ du lịch mà thôi. Người dân Việt chúng ta và các nhà quy hoạch kiến trúc sư của họ đã phát minh ra một lối sống đô thị mà vỉa hè chỉ có chức năng làm cái chợ! Giao tiếp người - người trên đường phố - vỉa hè chỉ là đi qua và mua bán bằng phương tiện cá nhân. Vỉa hè của toàn dân đã bị người ta chiếm làm của riêng. Họ là chủ các nhà mặt tiền và người vãng lai 100% các loại người mua hàng và người bán hàng.

Bỏ qua việc đó, bạn hãy tự trắc nghiệm xem mình dùng vỉa hè vào việc gì. Bạn là học sinh, sinh viên, công nhân, dân nhập cư lượm ve chai, kẻ buôn thúng bán bưng, ở trọ, công chức cao và thấp cấp… thì bạn có bao nhiêu cơ hội, dành bao nhiêu thời gian để đi bộ trên vỉa hè? Kết quả không bất ngờ. Con tôi được đưa tới trường, đón về nhà. Chúng không có cơ hội và nhu cầu ra vỉa hè chơi bóng hay đá cầu vỉa hè nếu không ở trong khu chung cư cao cấp. Người lớn mọi tầng lớp sẽ đi xe tới nơi cần đến gửi/ để xe trên hè vào nhà. Khi ra lại nhảy lên xe tới vỉa hè khác. Viên chức càng như vậy trừ buổi trưa ăn cơm văn phòng có thể cuốc bộ 100 - 200m. Xa hơn sẽ lại phóng xe máy. Chủ nhà ống tất chỉ cho xe máy vào nhà khi đi ngủ, họ sẽ để xe trước cửa và còn cho ai đó “thuê” cái vỉa hè trước nhà bán bánh rán hay cháo sườn, chè chén, dựng xe bán hoa tươi hay để xe bán nho Mỹ, táo Trung, mít Thái và kim chi Hàn!

Vào buổi sáng và nhất là lúc tan tầm buổi chiều, 60% dân số sống dưới mức trung lưu sẽ dừng xe máy sát vỉa hè nào đó mua bìa đậu, lạng thịt, mớ rau hay bó hoa ngày tình nhân, khỏi gửi xe, rất tiện lợi. Những cửa hiệu lớn, trung tâm mua sắm sẽ đóng tiền cho phường để dùng một đoạn vỉa hè làm nơi giữ xe. Phường tôi thu tiền hàng trăm tiểu thương thuê mấy dãy vỉa hè tạo nên cái chợ vỉa hè nổi tiếng toàn quốc. Tóm lại nếu không phải là khách du lịch muốn đi bát phố thì bạn và tôi cả năm cả tháng chẳng dùng vỉa hè làm gì ngoài việc mua bán vặt.

Chợ vỉa hè là ý nghĩa duy nhất của vỉa hè ở Việt Nam bởi chúng ta không có văn hóa đi bộ. Nhà ống và xe máy, sự bất tiện/ bất lực của giao thông công cộng khiến cho chức năng của vỉa hè bị méo mó. Hãy tưởng tượng tất cả các vỉa hè sạch bóng mọi cửa hàng, cửa hiệu, mọi quảng cáo, mọi quán xá, không một ôtô, xe máy nào và cũng sạch bong các xe/ gánh hàng rong... các nhà mặt tiền đều đóng cửa im ỉm. Khi đó thành phố sẽ “chết lâm sàng”. Đó là lập luận của anh bạn chuyên gia về nghiên cứu lối sống đô thị.

Chính quyền quận 1 ở TPHCM và khu phố cổ Hà Nội đang sôi sục, quyết liệt xuống đường “giành lại” vỉa hè cho người đi bộ! Việc quá đáng hoan nghênh. Đã từng có những đợt xuống đường, hạ quyết tâm tương tự. Một lãnh đạo cấp quận Hà Nội nói: Chúng tôi đã/ đang làm việc này thường xuyên. Tại sao lại phải thường xuyên? Bởi ta sẽ chẳng bao giờ giành được vỉa hè vĩnh viễn một lần tối hậu. Bởi vỉa hè sẽ bị tái lấn chiếm. Cuộc chiến - tái chiếm này cũng đã trở nên một lối sống, một phong cách quản lý đô thị mất rồi. Chừng nào còn chưa thay đổi lối sống đô thị, còn chợ vỉa hè, còn nhà ống, xe máy, còn buôn thúng bán bưng, còn lơ là giao thông công cộng… thì cuộc “tay bo” này còn chưa ngã ngũ. Quý vị cứ chờ mà xem, nhà nghiên cứu lối sống thách thức.

Nguyễn Bỉnh Quân
TIN LIÊN QUAN

“Cuộc chiến” giành lại vỉa hè: Hãy hiến kế thay những tiếng nói lạc điệu

Y Nguyên |

Sau những thành công bước đầu của Quận 1, các quận nội thành khác cùng đồng loạt ra quân, giải tỏa vỉa hè dành cho người đi bộ. Cùng với TP.Hồ Chí Minh, những ngày qua, Hà Nội cũng đã ra tay dọn dẹp vỉa hè, trả lại sự thông thoáng, mỹ quan cho đường phố.

Cuộc chiến giành lại vỉa hè: Gọi đúng tên, trị đúng cách biểu hiện... “tham nhũng vặt”

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Theo PGS-TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng - thì việc “bảo kê” cho các quán hàng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè của một vài cán bộ công quyền chính là hành vi tham nhũng nhưng chỉ ở mức độ vặt vãnh. Do đó, muốn trị được phải biết cách.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.