Võ sư Tấn Vương - người “viết” văn trong võ

Phi Thành - Tiêu Vũ |

“Võ thuật sẽ rất hữu ích nếu nếu biết sử dụng vào mục đích chính nghĩa để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, xây dựng đất nước. Đối với người học võ, văn võ phải song toàn, nếu không song toàn thì văn phải trên võ”. Đó là triết lý của võ sư, nhà thơ Đỗ Tấn Vương, Trưởng môn phái Thiếu Lâm Tây Sơn, Phó trưởng Ban chuyên môn Liên đoàn Võ thuật cổ truyền TP Đà Nẵng dành cho các học trò của mình. Và cũng là kim chỉ nam để những võ sinh, võ sư môn phái Thiếu Lâm Tây Sơn phấn đấu học tập trở thành những người có ích cho xã hội.

Từ tặng vàng cho cặp đôi võ sinh nên duyên vợ chồng

Trời nhá nhem tối, sân tập của Nhà văn hóa Q. Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) lên đèn, đó cũng là lúc buổi tập của các môn sinh CLB võ cổ truyền Thiếu Lâm Tây Sơn Q. Cẩm Lệ do võ sư Tấn Vương trực tiếp đứng lớp bắt đầu vào buổi học. Bảy mươi tuổi, đáng lẽ ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” này thì võ sư Tấn Vương đã được an nhàn bên con bên cháu, vui thú làm thơ, câu cá... Nhưng không, ông vẫn lên lớp hàng ngày, vẫn ân cần chỉ dạy từng động tác, từng phân thế cho các học trò. Lớp học hơn một trăm môn sinh, lớn có, nhỏ có, thậm chí có những em còn rất bé nhưng đã được các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm cho “thầy Vương” để mong thầy khơi dậy cho các em niềm đam mê hứng thú võ dân tộc.

Tại võ đường, sau mỗi buổi tập, ông thường ngồi xuống sân tập cùng trò chuyện với các học trò của mình. Những câu chuyện ông kể rất giản dị, gần gũi mà sinh động, tuy vậy nó ẩn chứa bên trong những những đạo lý làm người hết sức lớn lao và cao cả. Những điều ấy qua năm tháng cứ từ từ thấm dần, lan tỏa vào mỗi võ sinh, khơi dậy trong họ tình yêu quê hương, yêu môn võ dân tộc. Các môn sinh Thiếu Lâm Tây Sơn yêu quý ông, họ xem ông như một người ông, người cha, sẵn sàng tâm sự những chuyện riêng tư nhất về cuộc sống. Các huấn luyện viên, võ sư ở võ đường Thiếu Lâm Tây Sơn còn nhớ, trong một buổi tối cách đây nhiều năm, như thường lệ sau giờ tập luyện võ sư Tấn Vương lại ngồi xuống quây quần cùng các võ sinh trò chuyện. Trong buổi chuyện trò rôm rả, một cậu võ sinh trẻ bỗng nhiên ngồi lầm lì một góc, khuôn mặt tỏ vẻ căng thẳng. Thấy học trò có gì đó khác lạ, võ sư Tấn Vương gọi cậu lại hỏi thăm. Và rồi cậu thanh niên này thành thực kể ra với thầy mình chuyện gia đình phản đối việc cậu muốn cưới cô người yêu làm vợ khi hai người lỡ “ăn cơm trước kẻng”.

Tối hôm ấy, võ sư Tấn Vương bảo chàng trai trẻ trở về nhà sớm và không quên dặn người học trò của mình phải luôn giữ được sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Ngay sáng hôm sau, ông đến gặp bố mẹ của cậu võ sinh. Tại đây, ông dùng lý lẽ phân tích, khuyên nhủ và thuyết phục bố mẹ cậu võ sinh của ông cho phép cậu được cưới vợ để “trọn vẹn” tình nghĩa. Trước những những lời khuyên hết sức chân thành của võ sư Tấn Vương, bố mẹ cậu võ sinh đã đồng ý để cậu và cô gái kia nên duyên vợ chồng.

Võ sư Tấn Vương kể, tại võ đường của ông, đã có nhiều cặp đôi học trò trải qua quá trình tập luyện đã nên duyên vợ chồng. Và rồi đến khi con cái họ ra đời, họ lại tiếp tục gửi con cho thầy mình tiếp tục rèn luyện võ thuật. Ông thường nói với các học trò, nếu cặp đôi nào trong võ đường nên duyên vợ chồng, ông sẽ đi tiền mừng cưới một chỉ vàng. Và nếu cặp đôi nào yêu nhau thật lòng, ông sẽ miễn học phí cho cặp đôi võ sinh đó. Các võ sinh tại đây kể vui: “Vàng thầy làm quà cho các học trò mình giờ để lại chắc mua được chiếc xe SH rồi”. Nói vậy để thấy võ sư Tấn Vương dành tình cảm cho học trò của mình lớn đến nhường nào.

Đến triết lý “trong võ phải có văn”

Võ sư Tấn Vương là người đa tài, ông vừa giỏi văn chương chữ nghĩa, lại vừa có chuyên môn cực kỳ cao về võ thuật. Ở ông có nét nghiêm nghị, từ tốn của một đại tông sư võ thuật, nhưng cũng toát lên vẻ chất phác hiền lành của một ông đồ. Ông được bạn hữu võ thuật nể trọng bởi kiến thức sâu rộng, uyên thâm, và ở những cuộc thi chuyên môn cấp thành phố hay cấp quốc gia do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức, người ta thường thấy ông trong vai trò một vị giám khảo nghiêm nghị trực tiếp chấm thi cho chính các võ sư, huấn luyện viên võ cổ truyền Việt Nam.

Môn phái Thiếu Lâm Tây Sơn được võ sư Tấn Vương khai môn vào năm 1986 ngay tại tư gia (597-Trường Chinh, Q. Cẩm Lệ), trải qua hơn 30 năm đằng đẵng, võ sư Tấn Vương đã cho “ra ràng” nhiều thế hệ võ sinh xuất sắc. Chính họ giờ đây trở thành những nhân tố nòng cốt cho việc truyền bá giảng dạy võ cổ truyền Việt Nam tại mảnh đất Đà Nẵng.

Là người văn võ song toàn, xem trọng yếu tố văn hóa trong võ thuật, ông tâm niệm rằng việc dạy võ thuật phải đi đôi song hành với chữ “đạo”. “Đạo” là đạo đức, đạo nghĩa làm người, là “nhân - lễ - nghĩa - trí - tính” mà mỗi người học võ phải luôn ý thức được để tự tu chỉnh, rèn luyện.

Võ sư Tấn Vương chia sẻ:“ Võ thuật cổ truyền là di sản quý báu của cha ông, tổ tiên dân tộc Việt Nam ta để lại. Võ thuật thực sự rất tuyệt vời nếu nó được sử dụng đúng mục đích như để tự vệ, để bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước. Nhưng võ thuật cũng là con dao hai lưỡi, và nếu một người học võ mà không có tâm thì võ thuật sẽ gây ra nguy hại cho xã hội. Vì vậy, người thầy phải biết gạn lọc, lựa chọn và dạy kỹ về võ đức, võ đạo cho học trò của mình. Quan điểm của tôi, văn võ phải được song toàn, nếu không song toàn thì văn phải trên võ”.

Trong dòng chảy của thời đại kinh tế thị trường, võ thuật nói chung, võ cổ truyền nói riêng đang có nguy cơ “thương mại hóa” dẫn đến phai nhạt bản sắc, thậm chí là mất gốc. Trong guồng quay ấy, một số ít những người tâm huyết với võ thuật dân tộc như võ sư Tấn Vương đang từng ngày cần mẫn tỉ mỉ ghi chép, cố gắng lưu lại và truyền bá cho lớp trẻ những tinh hoa bản sắc của võ Việt với ước mong giữ gìn bằng được thứ di sản phi vật thể quý giá mà tổ tiên đã để lại cho hậu thế.

Với những đóng góp to lớn cho võ thuật dân tộc, ngày 3.7 vừa qua võ sư Đỗ Tấn Vương đã được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam phong tặng “Đại võ sư” - danh hiệu dành cho những võ sư có cống hiến đặc biệt vào việc bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Việt Nam.

Võ sư Đỗ Tấn Vương sinh năm 1948, quê xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Từ nhỏ ông đã được cha mình truyền dạy võ công Thiếu Lâm, sau này được cố lão võ sư Tấn Hoành (ông nội của nhà vô địch Muay Thai thế giới Nguyễn Trần Duy Nhất) chân truyền thêm dòng võ Tây Sơn. Võ Thiếu Lâm Tây Sơn do ông sáng lập mang đặc điểm của dòng võ Thiếu Lâm và dòng võ Tây Sơn (Bình Định). Trong đó, đặc trưng của Thiếu Lâm là động tác hoa mỹ, uyển chuyển, nhu nhuyễn, dùng yếu để thắng mạnh; còn Tây Sơn thì thiên về cương mãnh, chú trọng tiếp cận đánh chỏ gối.

Phi Thành - Tiêu Vũ
TIN LIÊN QUAN

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Huy động 30 đặc công nước tìm kiếm nạn nhân ở cầu Phong Châu

Tô Công (Nguồn: Hải quân cung cấp) |

30 thợ lặn thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 là những chiến sĩ tinh nhuệ được huy động cho việc tìm kiếm 4 nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu.

Trung tâm thương mại trăm tỉ đồng trên đất vàng vẫn đìu hiu

An Khánh |

Sau gần 10 năm tổ hợp Trung tâm thương mại (TTTM) - chợ trăm tỉ đồng xây trên đất vàng vùng biên xứ Lạng, người dân và tiểu thương đã vỡ mộng vì việc kinh doanh không sầm uất được như chủ đầu tư và lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã khẳng định trước đó.

32 bàn thắng ở 7 trận đầu lượt trận thứ hai Champions League

tam nguyên |

32 bàn thắng được ghi trong loạt 7 trận đấu mở màn lượt trận thứ hai UEFA Champions League 2024-2025.

Hạ tầng mãi không xong tại khu dân cư giữa lòng TP Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Hàng trăm hộ là cán bộ, người tái định cư sống ở Khu dân cư Thiên Long (phường 5, TP Bạc Liêu) khổ sở vì có nhà ở cũng như không.