Chuyện gã “mê” lửa tại Đà Nẵng

Long Hữu |

Từ nhỏ, ông Ngô Viết Tiến (SN 1976, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) từng đến nhiều tỉnh miền Trung để thu mua phế liệu. Trong một lần tình cờ, giữa những bãi rác rộng lớn, ông Tiến vô tình nhặt những chiếc zippo gỉ sắt dưới lòng đất nên đem lòng say mê, yêu quý. Từ cơ duyên ấy, ông Tiến tiếp tục tìm tòi, sửa chữa và sưu tầm những chiếc zippo thời chiến.

Thú chơi kỳ lạ

Trong ký ức của ông Tiến, những ngày đất nước mới giải phóng, ông  hay theo cha mẹ đi nhặt sắt vụn, vỏ bom đạn của quân đội Mỹ sót lại ở các khu vực từng xảy ra chiến trận. Rồi một lần ông cùng gia đình tìm sắt vụn khu vực tại sân bay Đà Nẵng, giữa hàng trăm mảnh bom đạn còn sót lại, ông lại tìm được những chiếc zippo bị vứt bỏ nhưng vẫn còn sử dụng được.  Và lần lượt, hàng trăm chiếc zippo ẩn sâu trong lớp đất khô cằn tưởng mãi mãi bị lãng quên được ông đào lên và “tút tát” như mới.

Ông hay bảo mọi người chính cái cảm giác vuông vức khi cầm nắm, tiện lợi khi trong quá trình sử dụng của những chiếc Zippo khiến ông mê mẩn, khó rời xa. “Một chiếc bật lửa thông thường, bạn có thể dùng hơi thổi tắt. Nhưng khi cầm trên tay một chiếc zippo thì điều đó rất khó vì nó được thiết kế để tạo ra lửa trong điều kiện khắc nghiệt. Cách để dập tắt ngọn lửa là đóng nắp, ngọn lửa sẽ tắt vì thiếu oxy. Đặc biệt, một chiếc zippo cháy bằng sợi bấc, khi mở nắp sẽ phát ra tiếng “tách” truyền thống. Tiếng “tách” này rất kỳ lạ, chỉ những người sành zippo nghe qua âm thanh đóng  mở mới hiểu được giá trị thật của nó” -  ông Tiến cho biết.

Theo ông Tiến, người chơi zippo có nhiều “gu” khác nhau. Có người chơi vì sở thích, có người chỉ sử dụng những một vật dụng thông thường nhưng với cá nhân ông, những chiếc zippo luôn có một sức hút thú vị. Sau một thời gian tìm hiểu những ý nghĩa đằng sau những ký tự, hình chạm khắc lên thân chiếc zippo, ông Tiến dần dà chuyển niềm đam mê sang sưu tầm và trao đổi với những người có chung sở thích.

“Trước, tôi phải đi từ tỉnh  Bình Định và ra tận Quảng Trị để tìm mua lại của những người  bán phế liệu và có khi bỏ cả hàng triệu đồng chỉ để sở hữu một chiếc zippo ưa thích.  Để phân biệt giá trị, tuổi đời của zippo, đối với những người sưu tầm như tôi có thể nhận biết qua các giai đoạn sản xuất của nó. Như zippo sản xuất những năm 30 thì phía dưới có 3 hàng chữ, những năm 50 thì ký hiệu dấu chấm bi hay từ năm 82 thì lại ký hiệu chữ la mã… Người chơi căn cứ vào đó có thể lựa chọn một zippo phù hợp với tuổi tác, kỷ niệm của bản thân” – ông Tiến nói rồi giới thiệu cho khách một chiếc zippo sản xuất năm 1955 của một người lính Mỹ từng đến Việt Nam. Sở dĩ, chiếc Zippo này được ông quý và quyết không bán là vì phần thân chiếc zippo này có bút tích được khắc một bài thơ đại loại về tình yêu của những người nước ngoài đối với đất nước Việt Nam xinh đẹp.


Sống bằng niềm đam mê

Những năm trở lại đây, xu hướng của nhiều người dần dà quay trở lại việc sử dụng zippo trong cuộc sống. Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong khi các loại zippo sản xuất có tuổi đời cao không còn nhiều trên thị trường. Từ thực tế đó, ông Tiến đã tiếp tục tự học hỏi, nâng cao tay nghề  để sửa chữa, “phù phép”, lấy lại hình dáng ban đầu của những chiếc zippo hư hỏng hoặc bị oxi hóa do nằm sâu dưới lòng đất. Ban đầu, một vài người thân có nhu cầu sửa chữa hoặc khắc phục những lỗi nhỏ trong quá trình sử dụng zippo mang tới được ông Tiến giúp đỡ. Rồi tiếng lành đồn xa, nhiều người chơi zippo từ khắp nơi có nhu cầu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và sửa chữa đều tìm đến tận nhà ông Tiến.

“Nhiều zippo bị vứt lại sau chiến tranh bị méo cong, gỉ sắt… được người chơi sưu tầm hoặc mua lại từ đồng nát đều được tôi trả lại hình thù ban đầu như mới. Công việc tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng tinh tế của người thợ” – ông Tiến vừa nói vừa gò lại chiếc zippo được sản xuất năm 1982 bị mất lề đóng chốt và thiếu bánh xe răng cưa xéo.

“Sửa zippo cũng xuất phát từ niềm đam mê chứ nếu tính về tiền bạc thì không thể so sánh được. Một chiếc zippo thông thường nếu bị vứt dưới lòng đất từ 10 năm trở lên thì sẽ có hiện tượng oxi hóa, các linh kiện bên trong như lưỡi gà gù, lề niken, bánh xe răng cưa xéo rất dễ hư hỏng. Để sửa những linh kiện này, người thợ có khi mất gần một ngày trong khi thù lao chẳng đáng là bao” – ông Tiến chia sẻ. 

Ngoài công việc sửa chữa, sưu tầm zippo, ông Tiến còn là hội viên Chi hội sưu tầm cổ vật Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các phiên chợ đồ cổ để giới sưu tầm từ khắp nơi trên đất nước tìm đến trao đổi. Trong Chi hội này, mỗi hội viên thường có một niềm đam mê rất riêng, tạo dấu ấn của mỗi người như sưu tầm đồ đồng, sưu tầm đồ sành sứ… ”. Hằng tháng, các hội viên tổ chức chợ phiên đồ cổ để trưng bày, giới thiệu những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử đến với công chúng. Riêng tôi cũng không quên giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm đối với những người có chung tình yêu với zippo” -  ông Tiến tâm sự.  

Long Hữu
TIN LIÊN QUAN

Tỉ phú “thời gian” và bộ sưu tập đồng hồ, cổ vật văn hóa Việt

Phùng Bắc |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở làng quê chiêm trũng bên dòng sông Chu, Vĩnh Lô%3ḅc, Thanh Hóa, song do biết quý thời gian, nắm bắt cơ hô%3ḅi…, ông đã thành công rất lớn. Ông là Trịnh Hoàng Long (thường gọi là Phi Long) - nhà tỉ phú về sưu tầm cổ vâ%3ḅt thế giới, đặc biê%3ḅt là cổ vâ%3ḅt văn hóa Viê%3ḅt, và hàng chục ngàn chiếc đồng hồ cổ.

Đại gia miền Tây và thú chơi xe cổ

|

Chơi xe cổ là cần phải hiểu rõ xe, cảm nhận tiếng xe như hơi thở, xem xe như đứa con tinh thần của mình. Để sở hữu được chiếc ôtô cổ trong thời buổi hiện nay rất khó khăn.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Tỉ phú “thời gian” và bộ sưu tập đồng hồ, cổ vật văn hóa Việt

Phùng Bắc |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở làng quê chiêm trũng bên dòng sông Chu, Vĩnh Lô%3ḅc, Thanh Hóa, song do biết quý thời gian, nắm bắt cơ hô%3ḅi…, ông đã thành công rất lớn. Ông là Trịnh Hoàng Long (thường gọi là Phi Long) - nhà tỉ phú về sưu tầm cổ vâ%3ḅt thế giới, đặc biê%3ḅt là cổ vâ%3ḅt văn hóa Viê%3ḅt, và hàng chục ngàn chiếc đồng hồ cổ.

Đại gia miền Tây và thú chơi xe cổ

|

Chơi xe cổ là cần phải hiểu rõ xe, cảm nhận tiếng xe như hơi thở, xem xe như đứa con tinh thần của mình. Để sở hữu được chiếc ôtô cổ trong thời buổi hiện nay rất khó khăn.