Đây là một trong những nội dung thuộc Dự án "Thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể hiệu quả trong ngành dệt may" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Hà Lan hợp tác thực hiện. Dự án nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm tranh chấp lao động, thúc đẩy đối thoại xã hội tại nơi làm việc và thương lượng tập thể thực chất ở ngành dệt may.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe lãnh đạo Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) giới thiệu hoạt động thúc đẩy đối thoại thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hải Dương; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và ký kết các bản thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt Nam...
Tỉnh Hải Dương hiện có hơn 50 doanh nghiệp dệt may có tổ chức công đoàn, đa số các công đoàn đã xây dựng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Thời gian tới, Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức khảo sát các doanh nghiệp may trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, TP.Hải Dương về việc đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhân rộng hơn kết quả của thỏa ước.
Dự kiến trong năm 2022, Liên đoàn Lao động tỉnh sẽ trao đổi, tiếp xúc với khoảng 20 doanh nghiệp dệt may... để vận động ít nhất 5 doanh nghiệp tham gia và ký kết biên bản ghi nhớ về việc tham gia dự án.