Sáng cuối năm ở Hà Nội của những công nhân xa nhà và nỗi nhớ công ty

Kiều Vũ |

Hà Nội - Rời Hà Nội về quê ăn Tết vào sáng ngày 28 Tết Giáp Thìn, nhiều công nhân mang theo tâm trạng buồn vui lẫn lộn...

Chị Mai Thị Oanh (quê ở huyện Hà Trung, Thanh Hoá) đang làm công nhân cho một công ty sản xuất linh kiện điện tử cho biết, đã ra Hà Nội làm việc 3 năm. Năm 2023, dù tình hình sản xuất, kinh doanh khó khăn nhưng công ty nơi chị Oanh làm việc vẫn ổn định, công ty cùng Công đoàn hết sức chăm lo cho người lao động, do đó, chị cùng đồng nghiệp yên tâm làm việc.

Gắn bó với công ty mới chỉ 3 năm nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo và Công đoàn công ty, chị Oanh coi đây như ngôi nhà thứ hai.

“Nhờ chị chuyển đến Công đoàn Thành phố Hà Nội, Công đoàn công ty lời cảm ơn của cá nhân tôi cũng như của các bạn công nhân vì một năm qua, chúng tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Công đoàn Thành phố, Công đoàn công ty. Ngay như việc tổ chức xe đưa chúng tôi về quê ăn Tết và đón chúng tôi trở lại làm việc cũng làm cho chúng tôi rất xúc động” - chị Oanh run run nói.

Chị Nhung và con gái trên xe về quê do Công đoàn tổ chức miễn phí cho công nhân. Ảnh: Kiều Vũ
Chị Nguyễn Thị Nhung và con gái trên xe về quê do Công đoàn tổ chức miễn phí cho công nhân. Ảnh: Kiều Vũ

Cùng chung tâm trạng bồi hồi vì xa Hà Nội, dù là chỉ trong một kỳ nghỉ 8 ngày, chị Nguyễn Thị Nhung - người 2 năm liền được về quê đón Tết bằng xe miễn phí do Công đoàn tổ chức - chia sẻ: "Không có gì vui hơn là được cùng 2 con và chồng về quê đón Tết".

Chồng chị Nhung cũng là công nhân, thu nhập của 2 vợ chồng khá eo hẹp nên khi Công đoàn công ty thông báo đăng ký xe về và xe đón lên dịp Tết, chị ghi tên ngay. Chị Nhung tính, nếu đi xe ngoài cả nhà sẽ tốn khoảng 800.000 đồng/lượt. Đi xe Công đoàn thì vừa tiết kiệm được tiền vừa an toàn, xe đi đúng giờ. Món quà Hà Nội chị mang về quê chính là túi quà Tết do công ty tặng.

Mang cả thú bông về quê dịp Tết. Ảnh: Kiều Vũ
Mang cả thú bông về quê dịp Tết. Ảnh: Kiều Vũ

Sau một năm làm việc vất vả, khi chỉ còn 2 ngày nữa bước sang năm mới Giáp Thìn, công nhân lao động - những người xa nhà lên thành phố làm việc kiếm thu nhập - lại trở về bên gia đình, bên bố mẹ. Có người mua quần áo mới biếu ông bà, bố mẹ; người mua bánh kẹo; người mua những bó hoa mà có khi về nhà không nơi nào bán... Họ mang niềm vui và cả sự vất vả của những ngày trong năm về quê. Nhưng họ cũng để lại thành phố những nỗi nhớ, dù có thể chỉ là thoảng qua, bởi nơi này có căn nhà trọ, có con đường thân quen mỗi ngày đến công ty…

Anh Phan Duy Tiến (quê Hà Tĩnh) tâm sự: "Sự tận tình, chỉ dẫn chu đáo và chăm lo của cán bộ Công đoàn cho chúng tôi từ lúc đăng ký xe, lên xe và cho đến tận điểm xuống đã làm chúng tôi thêm nhớ công ty, nhớ Hà Nội dù chỉ xa chưa đầy chục ngày".

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Năm thứ 7 liên tiếp Công đoàn tổ chức xe đưa công nhân về quê đón Tết

Kiều Vũ |

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Công đoàn Tổng Công ty May 10 tổ chức xe đưa người lao động về quê đón Tết và sẽ tổ chức xe đón người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ.

Hy vọng 100% công nhân trở lại làm việc theo đúng lịch sau kỳ nghỉ Tết

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Trả lời phóng viên sáng 7.2, ông Nguyễn Huy Khánh – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội cho biết hy vọng 100% công nhân trở lại làm việc theo đúng lịch sau kỳ nghỉ Tết.

Tăng thu nhập từ sử dụng hợp lý nguồn vốn vay

Kiều Vũ |

Từ vốn vay của Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô, nhiều công nhân viên chức lao động đã tăng thu nhập, cải thiện được kinh tế gia đình.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.

1 tuần sau bão Yagi, các cây xanh bị gãy đổ ở Hà Nội ra sao?

Nhật Minh |

Hà Nội - Một tuần kể từ ngày bão số 3 (bão Yagi) quét qua, nhiều tuyến phố lớn vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ.