Hà Nội: Người dân vẫn dùng bếp than tổ ong vì giá thành rẻ

Tùng Giang |

Dù việc sản xuất và sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu đã được khuyến cáo là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm trong thời gian qua nhưng việc bỏ dùng loại bếp truyền thống này không thể một sớm một chiều.
Ngày 25.2, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, tại xóm Ngọc Thụy, chân cầu Long Biên (Hà Nội) từ lâu đã tồn tại xưởng sản xuất, tập kết than tổ ong. Tại đây, các mẻ than thành phẩm được xếp chồng lên nhau chờ xuất xưởng, cung cấp cho các hộ kinh doanh hay hộ gia đình sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Ngày 25.2, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, tại xóm Ngọc Thụy, chân cầu Long Biên (Hà Nội) từ lâu đã tồn tại xưởng sản xuất, tập kết than tổ ong: Các mẻ than thành phẩm được xếp chồng lên nhau chờ xuất xưởng, cung cấp cho các hộ kinh doanh hay hộ gia đình sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Qua tìm hiểu, những công nhân sản xuất than tổ ong cho biết, thời điểm trước, than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng bởi mức giá phải chăng. Đến nay, việc bán than tổ ong trở nên cầm chừng vì nhiều hộ gia đình đã chuyển qua sử dụng bếp ga hay bếp điện. Ảnh: Tùng Giang.
Qua tìm hiểu, những công nhân sản xuất than tổ ong cho biết, thời điểm trước, than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng bởi mức giá phải chăng. Đến nay, việc bán than tổ ong trở nên cầm chừng vì nhiều hộ gia đình đã chuyển qua sử dụng bếp ga hay bếp điện. Ảnh: Tùng Giang.
Ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm làm than tổ ong cho rằng, không còn nhiều hộ gia đình đặt mua than tại xưởng vì tính tiện lợi thua xa bếp điện. Theo đó, xưởng sản xuất nơi ông làm việc hằng ngày chỉ cung cấp cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn phường Ngọc Thụy là chủ yếu. Ảnh: Tùng Giang.
Ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm làm than tổ ong cho rằng, không còn nhiều hộ gia đình đặt mua than tại xưởng vì tính tiện lợi thua xa bếp điện. Theo đó, xưởng sản xuất nơi ông làm việc hằng ngày chỉ cung cấp cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn phường Ngọc Thụy là chủ yếu. Ảnh: Tùng Giang.
Ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm làm than tổ ong cho biết, thu nhập từ việc làm than tổ ong rất thấp, nhưng bản thân không biết làm nghề nào khác nên ông vẫn duy trì công việc như một “thói quen” khó bỏ. Ảnh: Tùng Giang.
Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, mộ bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Trên thực tế, dù đa phần người dân đều nhận thức được sự nguy hại đến sức khỏe từ bếp than tổ ong. Tuy nhiên, do lợi ích kinh tế “siêu rẻ”, mộ bộ phận hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn “ưu ái” sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Chị Nguyễn Thị Cầu (Ngọc Thụy), chủ một tiệm kinh doanh đồ ăn cho hay: “Biết việc sử dụng than tổ ong là độc hại, nhưng chi phí bỏ ra thấp. Ảnh: Tùng Giang.
Chị Nguyễn Thị Cầu (Ngọc Thụy), chủ một tiệm kinh doanh đồ ăn cho hay, dù biết việc sử dụng than tổ ong là độc hại, nhưng chi phí bỏ ra thấp nên chị vẫn sử dụng. Ảnh: Tùng Giang.
Theo chị Cầu, mỗi ngày, cửa hàng chỉ dùng dưới 10 nghìn đồng tiền mua than tổ ong phục vụ chế biến thực phẩm. Nhưng thay thế bếp điện, bếp ga chi phí sẽ đội lên 600 đến 700.000 đồng/tháng”. Ảnh: Tùng Giang.
Theo chị Cầu, mỗi ngày, cửa hàng chỉ dùng dưới 10 nghìn đồng tiền mua than tổ ong phục vụ chế biến thực phẩm. Nhưng thay thế bếp điện, bếp ga chi phí sẽ đội lên 600 đến 700.000 đồng/tháng”. Ảnh: Tùng Giang.
 
 
Bà Trần Thùy Mận (trú tại phường Ngọc Thụy) than thở, cả hai vợ chồng bà Mận là lao động tự do, kinh tế chủ yếu dựa vào việc người khác thuê mướn theo ngày. Cũng theo bà Mận, gia đình vẫn giữ thói quen sử dụng bếp than tổ ong do giá thành rẻ. Ảnh: Tùng Giang.
“Việc ngừng sử dụng bếp than tổ ong cũng được chính quyền phường vận động. Tôi và chồng cũng đã có kế hoạch mua một chiếc bếp ga mới thay thế bếp than trong thời gian tới”, bà Mận cho hay. Ảnh: Tùng Giang.
“Việc ngừng sử dụng bếp than tổ ong cũng được chính quyền phường vận động. Tôi và chồng cũng đã có kế hoạch mua một chiếc bếp ga mới thay thế bếp than trong thời gian tới”, bà Mận cho hay. Ảnh: Tùng Giang.
Trước đó, lý giải về vấn đề ô nhiễm của toàn TP. Hà Nội trong thời gian qua, đại diện của thành phố đã chỉ điểm rõ 12 nguyên nhân. Trong đó, đun bếp than tổ ong cũng là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm. Ảnh: Tùng Giang.
Trước đó, lý giải về vấn đề ô nhiễm của toàn TP. Hà Nội trong thời gian qua, đại diện của thành phố đã chỉ điểm rõ 12 nguyên nhân. Trong đó, đun bếp than tổ ong cũng là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm. Ảnh: Tùng Giang.
Trước đó, lý giải về vấn đề ô nhiễm của toàn TP. Hà Nội trong thời gian qua, đại diện của thành phố đã chỉ điểm rõ 12 nguyên nhân. Trong đó, đun bếp than tổ ong cũng là một trong những nguyên nhân khiến Hà Nội trở nên ô nhiễm. Ảnh: Tùng Giang.
theo Chi cục Bảo vệ môi trường, mỗi ngày, người dân Thủ đô tiêu thụ hơn 500 tấn than, thải vào môi trường khoảng 1.800 tấn khí C02. Việc đốt than tổ ong cũng gây ô nhiễm không khí khi phát sinh bụi mịn, các khí thải khác như CO, SO2. Ảnh: Tùng Giang.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, mỗi ngày, người dân Thủ đô tiêu thụ hơn 500 tấn than, thải vào môi trường khoảng 1.800 tấn khí C02. Việc đốt than tổ ong gây ô nhiễm không khí khi phát sinh bụi mịn, các khí thải khác như CO, SO2. Ảnh: Tùng Giang.
Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Giả mạo công văn cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 bị xử phạt như nào?

Quế Chi |

Thời gian vừa qua, thông tin cho học sinh nghỉ học tiếp để phòng dịch COVID-19 hay đi học trở lại nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Lợi dụng điều này, một số tài khoản mạng xã hội đã đưa lên những văn bản giả mạo sở giáo dục và đào tạo một số địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 3.

Người Việt ở Hàn Quốc trong thời dịch COVID-19

Tùng Giang |

Tích trữ thực phẩm, hạn chế ra ngoài, sử dụng thường xuyên nước rửa tay và nhận vô số cuộc điện thoại từ gia đình là những gì mà người Việt sống ở Hàn Quốc đang trải qua trong những ngày dịch bệnh COVID-19 hoành hành.

Chùa Hương cấm bán thịt thú rừng, tiểu thương khẳng định "có hàng"?

Tùng Giang |

Người dân cho rằng, từ nhiều năm nay rừng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) không còn bao nhiêu bóng thú. Tuy nhiên, các tiểu thương tại bến Trò (chùa Hương) vẫn khẳng định, những con vật đã làm thịt sẵn, thui vàng được bày bán tại đây là "thịt thú rừng" của đất Hương Sơn.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.