Kiến thức về phân loại chất thải rắn chưa đến được từng người dân

THÙY TRANG |

Trong khi một số khu dân cư, các hội nhóm đưa ra nhiều sáng kiến, mô hình phân loại chất thải rắn, bảo vệ môi trường rất hiệu quả thì nhiều nơi tại Đà Nẵng, người dân lẫn cán bộ địa phương vẫn chưa rõ phân loại rác thế nào, tuyên truyền vận động ra sao.

Nhiều người vẫn vứt rác xuống cống

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nước xả ra biển dù là nước mưa nhưng vẫn có màu đen ngòm là bởi người dân hiện nay vẫn đổ rác thải sinh hoạt xuống cống nước mưa.

Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, người dân vẫn còn lối sinh hoạt đổ thức ăn thừa, bỏ rác vào trong cống nước mưa. Một số đợt thi công bên thoát nước, mưa xong một đợt thì rác, bao nilon, hộp cơm xốp nhựa được vớt lên vài trăm kí.

Bà Hoàng Thị Thu Hương – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng cũng cho biết, từ năm 2018, Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết, kế hoạch để triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Mới đây nhất là tháng 5.2023, UBND thành phố cũng đã ban hành kế hoạch với các nội dung, tiêu chí khá cụ thể, rõ ràng.

Thời gian qua, các đoàn thể, tổ chức cũng đã đầu tư nhiều mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Công tác thu gom tại các địa phương cơ bản được đảm bảo, rác được thu gom theo khung giờ cố định hàng ngày và chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế, tái sử dụng thông qua các CLB, hội nhóm hay các nhóm ve chai đã được thu gom tái chế.

s
Các sản phẩm tái chế được một số hội nhóm thực hiện nhưng chưa được nhân rộng. Ảnh: Thùy Trang

Tuy nhiên, qua giám sát trong 6 tháng đầu năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng cho rằng, công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 16 tổ dân phố, 8 xã phương và 4 quận huyện còn rất nhiều vấn đề.

Người dân lẫn cán bộ chưa hiểu rõ nội dung

Bà Hương nói rõ, đơn cử như văn bản chỉ đạo của UBND thành phố quy định khá đầy đủ về mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung phân loại, giải pháp để triển khai thực hiện cũng như giao trách nhiệm cho từng cấp từng ngành trong phân loại chất thải rắn. Tuy nhiên thực tế, việc triển khai chưa đồng bộ, đa số người dân chưa hiểu rõ hết về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Ngay cả cán bộ địa phương cũng chưa rõ hết các nhóm chất thải rắn sinh hoạt cần được triển khai phân loại. Công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân đưa rác về điểm tập kết rác nguy hại, rác cồng kềnh chưa thật sự thường xuyên, sâu rộng.

Việc tập kết, thu gom chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều bất cập khi có những nơi, người dân phân loại xong thì điểm tập kết không có hoặc nhân viên vệ sinh lại đổ chung cùng tất cả nhóm chất thải lại với nhau.

s
Rác tại Đà Nẵng vẫn đang đổ về một chỗ và chôn lấp. Ảnh: Nguyên Thi

Ngoài ra, nhận thức của đại bộ phận người dân về nhóm chất thải rắn sinh hoạt nguy hại từ hộ gia đình còn nhiều lúng túng, đa phần chỉ nhận định là pin thải các loại, còn các chất thải nguy hại khác hầu như chưa được quan tâm.

"Tôi đã đề nghị trong thời gian đến thành phố nên có chỉ thị về việc phân loại chất thải rắn để triển khai đồng bộ cho bà con nhân dân, tăng cường giám sát của Hội đồng Nhân dân, phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với nội dung này, tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, để cho bà con nhận thức rõ về công tác phân loại chất thải rắn.

Thành phố cũng cần quan tâm đầu tư xây dựng các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn để mà đảm bảo công việc thu gom quản lý rác thải. Trong đó, trước mắt là phải tổ chức tuyên truyền cho bà con về 3 nhóm chất thải rắn để bà con hiểu rõ về phân loại” – bà Hương kiến nghị.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc Thoả thuận toàn cầu về ô nhiễm chất thải nhựa

Vũ Long |

Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã được xác định là những nước đóng góp đáng kể vào việc rò rỉ chất thải nhựa trên đất liền ra biển.

Quy hoạch xử lý chất thải ở Hà Nội nhiều nhưng triển khai rất chậm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Phạm Quang Thanh, việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn được thành phố quy hoạch rất nhiều nhưng việc triển khai rất chậm, gần như đứng yên một chỗ. Hiện Sóc Sơn gánh chịu hơn 70% rác thải rắn của Thủ đô, người dân mong mỏi việc giảm tải bãi rác hơn 20 năm.

Giảm mùi phát tán từ khu xử lý chất thải công suất 150 tấn/ngày ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

UBND TP.Hải Phòng vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng giám sát chặt chẽ quy trình xử lý, giảm mùi phát tán từ Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Gia Minh.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Tái thiết khu dân cư Nậm Tông sau vụ sạt lở vùi lấp nhà dân

Đinh Đại |

Ngày 22.9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư thôn Nậm Tông sau vụ sạt lở kinh hoàng.

Thanh Hóa sơ tán hàng chục hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lũ diễn ra phức tạp, hàng chục hộ dân tại huyện biên giới Mường Lát đã được sơ tán khẩn cấp khỏi nơi nguy hiểm.

Bánh mì Sài Gòn ngon tới mức khách Tây muốn ăn 7 chiếc liền

Đan Thanh |

TPHCM - Bánh mì Bảy Hổ mở bán hơn 90 năm qua được thực khách địa phương và quốc tế yêu thích nhờ hương vị và giá cả phải chăng.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc Thoả thuận toàn cầu về ô nhiễm chất thải nhựa

Vũ Long |

Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã được xác định là những nước đóng góp đáng kể vào việc rò rỉ chất thải nhựa trên đất liền ra biển.

Quy hoạch xử lý chất thải ở Hà Nội nhiều nhưng triển khai rất chậm

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Phạm Quang Thanh, việc xử lý chất thải rắn trên địa bàn được thành phố quy hoạch rất nhiều nhưng việc triển khai rất chậm, gần như đứng yên một chỗ. Hiện Sóc Sơn gánh chịu hơn 70% rác thải rắn của Thủ đô, người dân mong mỏi việc giảm tải bãi rác hơn 20 năm.

Giảm mùi phát tán từ khu xử lý chất thải công suất 150 tấn/ngày ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

UBND TP.Hải Phòng vừa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng giám sát chặt chẽ quy trình xử lý, giảm mùi phát tán từ Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Gia Minh.