Ô nhiễm không khí: Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu những giải pháp cần làm ngay

Nhóm PV |

Chiều 19.12, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các Bộ ngành liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong thời gian vừa qua.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các Bộ ngành đã phân tích và nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Cụ thể, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhận định nguyên nhân lớn nhất là do sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện giao thông.

Thứ 2 là do Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang trở thành một “đại công trường”, mật độ xây dựng lớn, chất thải, khí thải từ các công trình phát tán ra môi trường lớn. Thứ 3 là do tại 2 thành phố có số lượng các nhà máy ven đô tăng nhanh.

Ghi nhận của PV báo Lao Động tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, như: Thanh Trì, Phúc Thọ, Quốc Oai... Người dân đang vào vụ gặt. Phần lớn rơm, rạ sau khi gặt xong được đốt ngay ngoài đồng. Ảnh: Tô Thế
Ghi nhận của PV báo Lao Động tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, như: Thanh Trì, Phúc Thọ, Quốc Oai... Người dân đang vào vụ gặt. Phần lớn rơm, rạ sau khi gặt xong được đốt ngay ngoài đồng. Ảnh: Tô Thế

Tại Hà Nội, tình trạng đốt rơm rạ từ ngoại thành và các tỉnh lân cận và đốt chất thải nguy hại, phát tán ra môi trường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm.

Những giải pháp cần làm ngay

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, giải pháp đầu tiên là tập trung nguồn lực trong giai đoạn nhạy cảm với thời tiết, khí hậu. Bố trí ngân sách, huy động mọi lực lượng để tiến hành duy trì các trạm quan trắc tự động, đưa ra chính xác về chất lượng môi trường không khí, cung cấp hàng ngày, mỗi ngày 2 lần cho người dân.

Nếu tình trạng chất lượng không khí vượt quá quy chuẩn phải cung cấp và khuyến cáo người dân với những biện pháp mà Bộ y tế đưa ra.

"Chẳng hạn, ngày đó đề nghị nhân dân nên chủ động để xem xét công việc, đặc biệt là trẻ em đi học, cần thiết thì để các cháu trong nhà để đảm bảo. Khi ra đường thì sử dụng khẩu trang đảm bảo" - ông Hà nói.

Ông Hà cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội trong những thời điểm quy chuẩn môi trường vượt quá thì một mặt công bố thông tin, mặt khác phải có ngay kế hoạch.

Tiến hành phun nước mỗi ngày, xem xét điều tiết luồng giao thông ở những khu vực đông dân cư và cảnh báo nếu cần thiết thì trong những ngày ô nhiễm, các phương tiện giao thông cá nhân không đi qua khu vực mật độ quá lớn, để chia sẻ bớt nguồn thải từ giao thông.

Một biện pháp hết sức quan trọng nữa là khuyến cáo với người dân, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là 60.000 bếp than tổ ong, bà con xem xét liệu có thể chuyển sang bếp khác. Với những xe đi vào Hà Nội phải có biện pháp che chắn, rửa xe.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu giải pháp trước tình trạng ô nhiễm không khí. Ảnh: Thanh Tùng
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu giải pháp trước tình trạng ô nhiễm không khí. Ảnh: Thanh Tùng

"Ngay sau cuộc họp này, Bộ Tài nguyên môi trường phối hợp với Bộ xây dựng, khẩn trương có quy định quy phạm, quy định với việc bảo vệ môi trường với các khu vực công trình xây dựng, vật liệu xây dựng để đâu, chất thải xây dựng xử lý thế nào… để đảm bảo thực hiện tốt khâu xử lý chất thải.

Bộ Tài nguyên sẽ có chỉ đạo với UBND các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội vẫn hoạt động nông nghiệp, cấm là cần thiết nhưng cần có biện pháp hỗ trợ để bà con nông dân sau thu hoạch không được đốt rơm rạ, sẽ xử lý việc đốt chất thải – đây là nguồn hết sức nguy hiểm" - ông Hà nói.

Những giải pháp lâu dài

Về lâu dài, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, cần hoàn thiện cơ chế chính sách và các luật môi trường liên quan. Đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lộ trình áp dụng quy chuẩn đô thị khí thải phương tiện giao thông phải nhanh hơn cả nước. Xe máy và ô tô ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh phải có quy chuẩn cao hơn nhiều so với quy chuẩn của các địa phương.

Đồng thời, nghiên cứu chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tuyên truyền để người dân chuyển sang dùng các phương tiện chạy bằng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết, Hà Nội đã cam kết sẽ chuyển đổi các hình thức xử lý rác thân thiện với môi trường; vận động và hỗ trợ người dân chuyển đổi hình thức dùng bếp than tổ ong sang các loại chất đốt khác, dự kiến đến năm 2021 sẽ chuyển đổi xong.

Bộ trưởng đề nghị các Bộ, ngành cần phối hợp để sớm có đủ năng lực đánh giá tình trạng môi trường, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để xử lý ô nhiễm không khí.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Học sinh có thể được nghỉ học khi có bộ quy chuẩn ô nhiễm không khí

Đặng Chung |

Theo quan điểm của TS Nguyễn Kim Dung (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo), xây dựng bộ quy chuẩn về các mức độ ô nhiễm không khí là rất cần thiết và cần sử dụng bộ quy chuẩn này để khuyến cáo với những nhóm đối tượng dễ bị tác động của ô nhiễm không khí như trẻ em, người già, người mắc các bệnh về đường hô hấp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường họp khẩn về ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM

Nhóm PV |

14h chiều nay (19.12), Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cuộc họp về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Báo Lao động tường thuật trực tiếp cuộc họp về chủ đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm trên Laodong.vn

5 khu vực nào ở Hà Nội luôn lọt top chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất?

Thảo Anh |

Dù chất lượng không khí trung bình toàn thành phố Hà Nội đã cải thiện song nhiều khu vực vẫn luôn lọt "top" nơi chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất ở thủ đô.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.