Tham vấn môi trường dự án công viên hơn 1.250 tỉ đồng ở Hà Nội

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến tham vấn đánh giá tác động môi trường dự án “Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông” (Hà Nội).

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), địa điểm thực hiện dự án “Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông” thuộc Phường Hà Cầu, Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Khu vực xây dựng công viên nằm trên quỹ đất của 2 phường: Hà Cầu và Kiến Hưng. Phía Bắc giáp khu trung tâm hành chính quận Hà Đông; phía Nam giáp quỹ đất khu đô thị và đường Phúc La – Văn Phú; phía Đông giáp khu vực dân cư của phường Kiến Hưng và khu đất dịch vụ của phường Kiến Hưng; phía Tây giáp khu liên hợp TDTT quận Hà Đông.

Mục tiêu của dự án là góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị, công viên cây xanh trong khu vực theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, đồng thời tạo bộ mặt cảnh quan đô thị đẹp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Hà Đông nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.

Theo ĐTM, các hạng mục công trình gồm: Hồ điều hòa và đảo; Khu A - Khu công viên văn hóa; Khu B - Khu công viên vui chơi giải trí; Khu C - Khu công viên thể thao. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 950.128m2. Trong đó phần diện tích đất đã giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 55,6%, phần diện tích đất còn lại chưa giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 44,4%).

ĐMT cũng chỉ ra, khu vực thực hiện dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường: Chuyển đổi mục đích sử dụng 302.208 m2 đất lúa từ 2 vụ trở lên thành đất phi nông nghiệp để thực dự án. Trong đó có 63.346,2 m2 thuộc phường Hà Cầu và 238.861,8 m2 thuộc phường Kiến Hưng. Việc chuyển đổi lâu dài mục đích sử dụng khu đất (từ đất nông nghiệp sang đất giao thông), sẽ làm giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp, cũng như thay đổi chất lượng đất, làm giảm khả năng tái tạo, phục hồi môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên khu vực. Làm giảm sản lượng lương thực, trung bình mỗi 1ha lúa cho thu hoạch 8 tấn/ha, với diện tích đất nông nghiệp thu hồi khoảng 0,6 ha thì sản lượng lương thực vùng dự án sẽ bị giảm 30,2 ha x 8 tấn = 241,6 tấn. Giảm diện tích đất trồng lúa ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân làm nông nghiệp.

Dự án sẽ được thực hiện trong thời gian dự kiến từ 2024 - 2027. Tổng mức đầu tư dự án là 1.251.221 triệu đồng.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Từ bãi rác thành công viên rừng giữa lòng Thủ đô

hồng diệp |

Sau hơn 3 tháng được tái sinh từ khu tập kết rác thải, công viên Rừng Chương Dương đã trở thành nơi vui chơi độc đáo, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

Lần đầu tiên có công viên vui chơi cảm giác mạnh ở thành phố biển Sầm Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dịp Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, ngoài các sự kiện văn hóa, ẩm thực đặc sắc, năm nay, du khách đến với Sầm Sơn còn được tham gia, trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh tại Công viên nước Sầm Sơn - lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố này.

Cá chết nổi trong công viên độc đáo vừa mới mở cửa

Thục Quyên |

Công viên Thiên văn học tại phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) mới mở cửa, nhưng hiện có tình trạng cá chết nổi trên hồ, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.