TPHCM nên biến làng nghề truyền thống thành nơi tham quan du lịch

HỮU HUY |

Tại TPHCM hiện nay vẫn còn khá nhiều làng nghề truyền thống, tuy nhiên, quy mô các làng nghề này đang dần thu hẹp.

Dần thu hẹp quy mô

Vào những năm 2000 trở về trước, toàn địa bàn xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) có 7 ấp và mỗi ấp là một làng nghề đan lát với một sản phẩm đặc trưng như ấp Mỹ Khánh A, Mỹ Khánh B chuyên sản xuất nia; ấp Bình Thượng 1, Bình Thượng 2, làm thúng, sọt tre; ấp Bình Hạ Đông, Bình Hạ Tây làm dần, sàn; ấp Tháp làm rổ, rá...

Nghề đan lát vốn dĩ không khó nên từ già tới trẻ đều làm được, từ đó hình thành nên làng nghề đan lát xã Thái Mỹ với khoảng 1.800 hộ và 4.000 lao động theo nghề vào thời kỳ cao điểm. Tuy nhiên, từ những năm 2010 trở lại đây, do giá trị kinh tế mang lại không cao, nhu cầu thị trường chủ yếu chuộng những sản phẩm tiện dụng làm từ nhựa, nhôm, inox… nên số người gắn bó với nghề ngày càng ít. Mặt khác, giá cả đầu ra sản phẩm thấp nên thanh niên trong làng không còn gắn bó với nghề.

Ngoài lang đan lát Thái Mỹ, TPHCM vẫn còn khá nhiều làng nghề truyền thống như: Làng bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), làng lồng đèn Phú Bình (quận 11), làng nem (quận Thủ Đức), làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình), làng làm nhang (Bình Chánh),… Tương tự như trên, quy mô sản xuất của các làng nghề này dần bị thu hẹp do sự tác động của nhiều yếu tố.

Người thợ làm việc tại cơ sở
Người thợ làm việc tại cơ sở của ông Trần Văn Tiếp (quận 8, TPHCM). Ảnh: Hữu Huy

Đơn cử, làng nghề Lò Gốm ngày xưa là một vùng đất rộng lớn bao gồm làng Hòa Lục (quận 8), khu bến Phú Định - Phú Lâm (quận 6) và Phú Giáo (quận 11). Tuy nhiên qua bao thăng trầm của thời gian, đến này chỉ duy nhất một cơ sở dưới chân cầu Rạch Cây, quận 8 của ông Trần Văn Tiếp (Năm Tiếp) là còn hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Tiếp cho biết, ở lò gốm của ông nhiều người thợ đã sống cả đời với nghề này. Cũng như ông, họ cố gắng níu giữ một nghề mà cha ông để lại.

“Lúc khó khăn, tôi cũng tính chuyện bán mảnh đất này rồi ra ngoại thành mở cơ sở mới, số tiền còn lại gửi ngân hàng. Tuy nhiên nghĩ lại làng gốm xưa thì lại thấy tiếc, nên mình phải giữ cho bằng được cái nghề mà cha ông đã truyền trên chính làng nghề Lò Gốm năm xưa” - ông Tiếp nói.

Cần tìm hướng đi mới, gắn với du lịch

Theo bà Phạm Thị Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề làm nhanh tại xã hiện đã thành lập được 4 tổ hợp tác se nhang với sự tham gia của 124 hộ. Trong những năm qua, Hội Nông dân đã giới thiệu cho người dân vay vốn làm nhang. Nhờ vậy mà hằng năm, lượng nhang sản xuất ở đây khá lớn và được thương lái tin tưởng, thu mua và phân phối đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Người thợ làm nhang tại làng làm nhang xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ảnh: Hữu Huy
Người thợ làm nhang tại làng làm nhang xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TPHCM). Ảnh: Hữu Huy

Bà Hồng cho biết thêm, nhờ có nghề làm nhang, đời sống người dân ở đây cũng dần khá lên, thoát nghèo. Tuy nhiên, tình hình sản xuất nhang trong nước hiện vẫn còn khó khăn ở đầu ra do nhang xuất khẩu không bán được, các hộ chuyển sang sản xuất nhang trong nước nên cạnh tranh giá cả, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại cao, đây là thách thức không nhỏ đối với làng nghề nhang, chỉ có những người yêu nghề thì mới bám trụ.

Do đó, theo nhiều ý kiến, việc bảo tồn nghề truyền thống cũng như các làng nghề truyền thống tại TPHCM cần phải có những giải pháp đồng bộ.

Chuyên gia cho rằng nếu TPHCM bảo tồn, phát huy những làng nghề truyền thống và giữ được nét văn hóa đặc sắc thì sẽ thu hút thêm nhiều du khách. Ảnh: Hữu Huy
Chuyên gia cho rằng nếu TPHCM bảo tồn, phát huy những làng nghề truyền thống và giữ được nét văn hóa đặc sắc thì sẽ thu hút thêm nhiều du khách. Ảnh: Hữu Huy

Kiến trúc sư - chuyên gia đô thị Trần Vĩnh Nam cho rằng nếu TPHCM bảo tồn, phát huy những làng nghề truyền thống và giữ được nét văn hóa đặc sắc thì sẽ thu hút thêm nhiều du khách.

Ông Nam lấy dẫn chứng từ các nước như Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản dù phát triển đến mức nào thì họ vẫn giữ lại các làng nghề để phục vụ du lịch. “TPHCM có hàng chục làng nghề. Tại sao không biến những làng nghề ấy thành nơi để du khách tham quan và mua sắm sản phẩm?" - ông Nam nêu quan điểm.

HỮU HUY
TIN LIÊN QUAN

Thay ngoại binh, đội TPHCM tập đến sát Tết Nguyên đán

NGUYỄN ĐĂNG |

Câu lạc bộ TPHCM là một trong những đội nghỉ Tết muộn nhất, sau khi huấn luyện viên Alexandre Polking quyết định thay 1 ngoại binh.

TPHCM: Sẽ xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng

HỮU HUY - MINH QUÂN |

Chính quyền TPHCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nhắc nhở và xử phạt nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định.

TPHCM thông báo kết quả xét nghiệm những người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh

TÂM AN |

Hệ thống giám sát bệnh COVID-19 tại TPHCM vừa có báo cáo ban đầu về kết quả xét nghiệm các trường hợp đến TPHCM từ 2 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.