''Gian hàng 0 đồng'' của một lãnh đạo xã

Bảo Trung |

''Đồ đẹp lắm chú ạ, giống như trong shop trên thị trấn, lâu rồi tôi chưa sắm bộ quần áo mới nào. Đợt này may thật, vừa có đồ mặc mà lại không mất tiền...'', một phụ nữ dân tộc bản địa vừa lựa đồ, vừa phấn khởi nói.

Tình cờ đi qua một buôn nghèo ở xã Krông Buk, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk), những ngày cuối tháng 2, tôi bắt gặp hàng trăm người dân nối nhau ra nhà văn hóa buôn xếp hàng từ sáng sớm. Cứ tưởng bà con nơi đây đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện quan trọng nào đó…nhưng không, người dân nơi đây tập trung để nhận áo quần từ một nhà hảo tâm trên địa bàn, sự kiện được chính quyền sở tại thông báo cho họ trước đó ít ngày.

''Cháu cùng em gái mình chờ ở đây từ sáng sớm, nghe đâu đoàn từ thiện này phát áo quần cũng đẹp và chất lượng lắm. Vừa may, đồ đi học của cháu và em cũng đã cũ, nhà nghèo quá bố mẹ không sắm cho đồ mới, một bộ đồ mặc đi học suốt cả tuần. Đợt này phải tranh thủ lựa đồ cho vừa vặn mới được’’, một cậu bé người Ê Đê nói với đôi mắt ngời sáng.

Bà Quy hướng dẫn người dân xếp hàng, lựa đồ trong trật tự. Ảnh; B.T
Bà Quy hướng dẫn người dân xếp hàng, lựa đồ trong trật tự. Ảnh: B.T

Chuyện là cách đây 2 năm bà Phạm Thị Quy (Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kly, huyện Krông Pắc) cảm thông cho hoàn cảnh khó khăn của người dân nghèo trong vùng đã vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ quần áo cũ để mở ‘’gian hàng 0 đồng". Gian hàng của bà Quy đi đến đâu, dân trong vùng lại tụ tập đông đúc như ngày hội, đủ mọi thành phần, độ tuổi.

Nghe tin bà Quy tổ chức chương trình thiện nguyện, người dân buôn MBê đã đến nhà văn hóa chờ từ sáng sớm. Ảnh; B.T
Nghe tin bà Quy tổ chức chương trình thiện nguyện, người dân buôn MBê đã đến nhà văn hóa chờ từ sáng sớm. Ảnh: B.T

''Tiếng là mở gian hàng nhưng gọi tên lấy lệ vậy thôi, mở để bà con đến thoải mái chọn đồ về mặc. Một số buôn, thôn ở huyện tôi dân vẫn còn nghèo lắm, nhiều người làm lụng quanh năm cũng chỉ đủ ăn vì sinh nhiều con quá. Buổi đầu, tôi còn bỏ tiền túi mua áo quần cũ để tổ chức nhưng lâu dần thấy hoạt động này ý nghĩa nên rất nhiều người chung tay hỗ trợ. Người giúp của, kẻ giúp sức vậy là nên chuyện.’’, bà Quy nói.

Êkip thiện nguyện của bà Quy làm việc rất chuyên nghiệp, trang hoàng gian hàng đâu ra đó, mỗi người đảm nhận một nhiệm vụ và điều đặc biệt là họ còn rất trẻ.

Thoải mái chọn lựa đồ mà không sợ mất tiền. Ảnh; B.T
Thoải mái chọn lựa đồ mà không sợ mất tiền. Ảnh; B.T

Áo quần được họ phân loại kỹ càng. Tất cả được xếp gọn gàng, ngăn nắp trong thùng trước khi đem ra ‘bán’ cho người dân. Tiếp đó, họ hướng dẫn người dân chọn đồ, mỗi người lấy vừa phải, để phần lại cho những ai đến sau, theo trình tự để đảm bảo phần lớn người trong buôn đều nhận được áo quần. Lẽ tất nhiên, đồ được phải còn dùng được, ai đến sớm thì nhận được sản phẩm có phần ''xịn'' hơn.

Gian hàng của bà Quy đợt ấy tổ chức ở buôn MBê, kéo dài trong khoảng 4 tiếng đồng hồ. Trời hôm ấy nắng như đổ lửa, đến tận 11 giờ trưa, dân làng bỏ việc đồng áng, vẫn còn nườm nượp kéo đến, kẻ thì đổi đồ vì mặc không vừa, người lấy thêm cho thành viên khác trong gia đình.

Một em học sinh THCS lựa được một bộ đồ ưng ý. Ảnh; B.T
Một em học sinh THCS lựa được một bộ đồ ưng ý. Ảnh: B.T

''Dù công việc ở xã vẫn còn bộn bề nhưng rảnh rỗi là tôi lại liên hệ với các nhà hảo tâm để dồn đồ cũ, xử lý lại tổ chức trao cho bà con. Thời gian thấm thoát trôi nhanh, tôi và ekip của mình đã tổ chức được gần 10 gian hàng tại khắp các xã trong vùng.

Đi đến đâu tôi cũng được chính quyền địa phương hưởng ứng. Không phải vì tôi là cán bộ nhà nước mà là vì sự kiện thiết thực, giúp cho bà con bớt phần khốn khó phần nào, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cần nhấn mạnh một điều rằng, tôi làm việc này không phải để lấy tiếng, chỉ còn vài tháng nữa thì bản thân đã nghỉ hưu theo chế độ.’’, bà Quy trải lòng.

Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

12 năm thầm lặng tìm mộ liệt sĩ

Thuỳ Trang |

Gần 12 năm qua, chị Nguyễn Thị Tình (sinh năm 1970) - Đội trưởng Đội xác minh, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tình nguyện tại Đà Nẵng - từng phải giấu gia đình, tự bỏ tiền túi để giúp nhiều gia đình tìm mộ liệt sĩ.

Trích lương hưu làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Kỳ Quan |

Lương hưu mỗi tháng 4 triệu đồng, cô dành ra 500 ngàn đồng để giúp đỡ người nghèo, người bị nạn… Thói quen giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng có được từ thời gian 13 năm cô làm công nhân và hơn 10 năm làm cán bộ Công đoàn. Cô làm từ thiện như là cách cảm ơn cuộc đời!

Hàng trăm lần nhặt được của rơi, trả người đánh mất

Thanh Hải |

Trong năm 2019, anh Đường Khánh Tùng đã 81 lần nhặt và trao trả tài sản thất lạc cho hành khách, trong khi anh Trần Ngọc Kỳ cũng đã được ghi nhận với 88 trường hợp tương tự.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Cole Palmer lập poker giúp Chelsea thắng Brighton 4-2

Nhóm PV |

Tối 28.9, Chelsea đã đánh bại Brighton 4-2 trong ngày thi đấu chói sáng của Cole Palmer ở vòng 6 Premier League.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Cháy lớn ở Hà Nội, 1 người tử vong

Tô Thế |

Đám cháy xảy ra ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), thiêu rụi xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2), một phần xưởng giặt.

12 năm thầm lặng tìm mộ liệt sĩ

Thuỳ Trang |

Gần 12 năm qua, chị Nguyễn Thị Tình (sinh năm 1970) - Đội trưởng Đội xác minh, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ tình nguyện tại Đà Nẵng - từng phải giấu gia đình, tự bỏ tiền túi để giúp nhiều gia đình tìm mộ liệt sĩ.

Trích lương hưu làm từ thiện để cám ơn cuộc đời

Kỳ Quan |

Lương hưu mỗi tháng 4 triệu đồng, cô dành ra 500 ngàn đồng để giúp đỡ người nghèo, người bị nạn… Thói quen giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng có được từ thời gian 13 năm cô làm công nhân và hơn 10 năm làm cán bộ Công đoàn. Cô làm từ thiện như là cách cảm ơn cuộc đời!

Hàng trăm lần nhặt được của rơi, trả người đánh mất

Thanh Hải |

Trong năm 2019, anh Đường Khánh Tùng đã 81 lần nhặt và trao trả tài sản thất lạc cho hành khách, trong khi anh Trần Ngọc Kỳ cũng đã được ghi nhận với 88 trường hợp tương tự.