Tiến sĩ Trần Văn Tín "chắp cánh" ước mơ cho người lao động khuyết tật

Huân Cao - Nam Hiệp |

Tiến sĩ Trần Văn Tín - Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật (quận 12, TPHCM), là người đã cưu mang và trao cơ hội việc làm cho hàng trăm người khuyết tật, giúp họ tự kiếm sống bằng chính sức lực của mình.

Vị tiến sĩ đam mê công nghệ từ nhỏ

 
Nhờ tiến sĩ Trần Văn Tín mà người lao động khuyết tật được có được tay nghề và có thu nhập từ chính công sức lao động của mình.

Sinh năm 1966 và lớn lên tại Quảng Nam, tuổi thơ của ông Trần Văn Tín là những ngày vất vả mưu sinh phụ giúp gia đình. Cậu học trò Trần Văn Tín ngày đó đam mê, mày mò thử nghiệm, rồi chế tạo ra nhiều loại máy móc thủ công từ các vật liệu rác thải như chai, lọ. Và cứ thế lâu dần tính mày mò, cái sáng tạo cứ ngấm dần trong ông và trở thành niềm đam mê.

Năm 1987, ông đậu thủ khoa Trường Đại học Bách khoa TPHCM và nhận được học bổng du học tại Ucraina. Trong thời gian học tập tại đây, ông thường xuyên lui tới các khu chợ trời để tìm tòi nghiên cứu về đồ điện, điện tử. Chính điều này đã đưa ông đến 14 nước Châu Âu để tìm hiểu về ngành công nghệ điện tử.

Năm 1997, sau khi về nước 2 năm ông được giới thiệu vào giảng dạy tại Đại học mở Cần Thơ, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khiến anh phải trở lại TPHCM để chăm sóc mẹ bệnh nặng.

Thời gian này, ông tự mày mò nghiên cứu, khi truyền thông đưa thông tin sóng của điện thoại di động có ảnh hưởng xấu đến tai người, ông đã thử nghiệm và cho ra đời sáng chế đầu tay mang tên “Bộ chống xung động màng nhĩ tai khi nghe điện thoại di động” hay còn gọi “màng bảo vệ tai”. Công trình vừa ra đời đã được một doanh nghiệp Malaysia trả giá 24.000 USD.

Năm 2006, bộ ba sản phẩm tiết kiệm điện, gas và xăng của ông đã vinh dự được nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Cúp Sen Vàng, giải Cầu Vàng. Đây là tiền đề và là động lực cho những sáng chế cải tiến sau này của ông được vượt bậc hơn và ưu việt hơn cái trước.

Năm 2012, ông được cấp bằng Tiến sĩ tại Nga, cùng thời gian này ông được Đại học Nambu (Hàn Quốc) đã trao bằng Giáo sư danh dự cho ông vì đã có đóng góp vượt trội cho nghiên cứu sáng chế.

Video ông Trần Văn Tín nói về lý do để gắn bó với người lao động khuyết tật.

Người "chắp cánh" cho người lao động khuyết tật

Tiến sĩ Trần Văn Tín quyết định thành Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM) nhằm tạo cơ hội việc làm cho nhiều thanh niên khuyết tật trên địa bàn Thành phố.

Ông muốn xây xưởng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động là người khuyết tật, bởi người khuyết tật rất tỉ mỉ, nên thích hợp với công việc làm đồ điện tử. Từ những học viên ban đầu, hiện trung tâm đang nuôi dạy, tạo việc làm cho gần hơn 200 người khuyết tật.

Đến nay, hàng trăm công nhân khuyết tật có tay nghề và được giữ lại làm việc tại chính công ty của ông. Người lao động khuyết tật được công ty của ông lo chỗ ăn ở và trả lương xứng đáng, có nhiều người còn được ông đứng ra dựng vợ gả chồng.

Niềm vui của ông là mỗi ngày nhìn thấy người lao động khuyết tật tự lao động bằng khả năng của mình, được sống hòa đồng cùng cộng đồng và có môi trường để được phát huy sáng tạo của mình.

Ông Trần Văn Tín có mong ước sẽ mở rộng Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật ra nhiều nơi. Nhằm tạo điều kiện nhiều hơn cho người khuyết tật được học nghề, để tự nuôi sống bản thân và khẳng định được giá trị sống của chính họ.

Lãnh đạo phường Tân Chánh Hiệp (quận 12) cho biết, Trung tâm dạy nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật của tiến sĩ Trần Văn Tín, trong nhiều năm qua đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật trên địa bàn phường. UBND Phường Tân Chánh Hiệp luôn tạo điều kiện để người lao động khuyết tật cư trú và làm việc trên địa bàn phường để hòa nhập với cộng đồng.

 
Ông Tín (đứng) đang hướng dẫn công việc cho người lao động khuyết tật.
Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Công nhân đi làm 3 tại chỗ, chủ nhà trọ kiêm “bảo mẫu”, “gia sư”

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Chia sẻ khó khăn với gia đình CNLĐ khi cha mẹ quay trở lại làm việc và phải thực hiện "3 tại chỗ" tại công ty, cô Hoàng Thị Hồng Vân - chủ khu trọ đã nhận việc chăm lo cho bé Phạm Chí Bảo. Hơn một tuần nay, ngoài việc chăm lo từng bữa ăn, cô Vân còn kiêm luôn “cô giáo” tận tình chỉ dạy Bảo học tập trong thời gian học sinh chưa thể đến trường.

Những "kỷ vật" của người về quê tránh dịch sẽ được đấu giá làm từ thiện

Thanh Chung |

Những chiếc xe "hết hạn" của đoàn người từ phía Nam về quê để lại ở Đà Nẵng sau khi nhận xe mới đã được một câu lạc bộ tình nguyện trưng bày như một "kỷ vật" đánh dấu sự tàn khốc của dịch COVID-19, cũng là chứng nhân của tình người trong lúc hoạn nạn.

Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc thực hiện “Tri ân” người có công với cách mạng

Thanh Huyền |

Hưởng ứng Pháp lệnh của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, phát huy tinh thần “Tương thân thương ái” “Đền ơn đáp nghĩa”, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc (Viện PTVHDT) đã vận động và tổ chức Chương trình “Tri ân”. Hoạt động đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan đoàn thể trên mọi miền Tổ quốc. Trong những tháng đầu năm 2021, Viện PTVHDT đã làm cầu nối, chắp cánh cho những tấm lòng hảo tâm đến được với những người có công, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương đặc biệt là tại TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Chiến lược giúp Hàn Quốc thắng Nobel Văn học và Oscar

Thùy Trang |

Chỉ trong vài năm qua, Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành tích mang tính lịch sử trong các lĩnh vực văn hóa từ phim ảnh, xuất bản, âm nhạc...

Công nhân đi làm 3 tại chỗ, chủ nhà trọ kiêm “bảo mẫu”, “gia sư”

BẠCH CÚC |

Cần Thơ - Chia sẻ khó khăn với gia đình CNLĐ khi cha mẹ quay trở lại làm việc và phải thực hiện "3 tại chỗ" tại công ty, cô Hoàng Thị Hồng Vân - chủ khu trọ đã nhận việc chăm lo cho bé Phạm Chí Bảo. Hơn một tuần nay, ngoài việc chăm lo từng bữa ăn, cô Vân còn kiêm luôn “cô giáo” tận tình chỉ dạy Bảo học tập trong thời gian học sinh chưa thể đến trường.

Những "kỷ vật" của người về quê tránh dịch sẽ được đấu giá làm từ thiện

Thanh Chung |

Những chiếc xe "hết hạn" của đoàn người từ phía Nam về quê để lại ở Đà Nẵng sau khi nhận xe mới đã được một câu lạc bộ tình nguyện trưng bày như một "kỷ vật" đánh dấu sự tàn khốc của dịch COVID-19, cũng là chứng nhân của tình người trong lúc hoạn nạn.

Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc thực hiện “Tri ân” người có công với cách mạng

Thanh Huyền |

Hưởng ứng Pháp lệnh của Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, phát huy tinh thần “Tương thân thương ái” “Đền ơn đáp nghĩa”, Viện Phát triển Văn hóa Dân tộc (Viện PTVHDT) đã vận động và tổ chức Chương trình “Tri ân”. Hoạt động đã thu hút được sự hưởng ứng tham gia của nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan đoàn thể trên mọi miền Tổ quốc. Trong những tháng đầu năm 2021, Viện PTVHDT đã làm cầu nối, chắp cánh cho những tấm lòng hảo tâm đến được với những người có công, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều địa phương đặc biệt là tại TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.