Dự báo bão sai, ai chịu thiệt?

GHI CHÉP CỦA KHÁNH VŨ - MINH BẰNG |

Mới có 3 cơn bão từ đầu năm tới giờ mà thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn “về cơ bản” là… sai cả 3! Hà Nội chiều 19.8 hứng bão bất ngờ, may mà dân tự lo thân nên không nhiều tổn thất. Biết rằng, dự báo thì cũng chỉ là… dự báo, nhưng trước mỗi cơn bão, người dân cứ phải đắn đo xem ông “dự” có chuẩn xác không thì người làm công tác dự báo phải hoàn thiện chính mình!

“Bão ơi, mày chạy đằng nào?”

Đó là lời cảm thán của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ sau cơn bão số 3 hôm rồi. Liệu từ góc nhìn này, lại là của nhà văn, chuyện “dự báo sai” của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn có bị đẩy quá lên? Từ đầu năm tới nay, có 3 cơn bão thì đều bị dự báo sai cả ba. Bắt đầu từ cơn bão số 1 hồi cuối tháng 7 vừa qua. Có dự báo bão nhưng lại sai về cường độ và vùng ảnh hưởng. Trước khi bão số 1 tiến vào đất liền, tại cuộc họp 12 tỉnh “được dự báo” là bão sẽ đổ về thì lại không có… Ninh Bình. Tất nhiên, không được gọi đi họp chống bão, người Ninh Bình cứ yên tâm không lo bão. “Đùng một cái”, chưa đầy 24 giờ sau, bão đến bất ngờ, Ninh Bình thiệt hại nặng. Trả lời chất vấn vì sao dự báo bão sai thì ông Hoàng Đức Cường - GĐ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho rằng: “Chúng tôi dự báo sát thực tế và liên tục cập nhật về tình hình”. Trên thực tế ban đầu, cơ quan khí tượng cho rằng 70% bão vào Quảng Ninh, Hải Phòng, ấy thế mà chỉ vài giờ sau, lại dự đoán ngược lại, tức là đi xuống phía nam. Không những thế, cơn bão số 1 còn sai cả về cường độ gió giật. Người Hà Nội yên tâm với thông tin dự báo là gió giật cấp 6 - 7, thực tế, gió lên cấp 9, gần 1.000 cây ở Hà Nội đổ rạp, hàng trăm ngôi nhà hư hại. Không chỉ Ninh Bình mà Hà Nội cũng hoàn toàn bất ngờ với bão số 1.

Sau khi dự báo trật lất về cơn bão số 1, Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương đã bị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đích danh nhắc nhở cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. Trung tâm rút kinh nghiệm thật, thậm chí còn cẩn trọng thái quá khi đưa ra dự báo cơn bão số 2 đổ bộ chỉ sau bão số 1 mấy ngày. Cẩn trọng theo kiểu “thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót”, “cẩn thận không thừa”. Bão số 2, tên quốc tế là Nida được dự báo là đi thẳng vào miền Bắc, vùng gần tâm bão giật cấp 16 - 17. Tất cả gồng mình đón bão. Cuối cùng, bão chạy thẳng lên Hồng Kông (Trung Quốc).

Nếu có nhiều yếu tố hài hước thì chính là cơn bão số 3 vừa rồi. Cơ quan khí tượng thủy văn tiên lượng, tâm bão số 3 là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Dự kiến khoảng 17h ngày 19.8, tâm bão là Hà Nội. Ấy thế mà, phóng viên Phạm Việt Hòa của Báo Giao thông chia sẻ rằng: “Cả ngày vất vưởng ở Đồ Sơn đón bão, cả vạn người di tản. Tới chiều thì tất cả người ở hiện trường nhận được tin bão đã đi qua từ lúc nào”. Và đúng là “bằng cách nào đó không ai rõ”, bão số 3 đã đổ bộ vào Hà Nội sớm hơn 3 - 4 tiếng mà không ai được cảnh báo. Chị Nguyễn Hoa ở Cầu Giấy HN cho biết: “Khi được dự báo là bão sẽ vào Hà Nội lúc 5 giờ chiều, chúng tôi được cơ quan cho nghỉ là lúc 2 giờ để về đón con, ai dè đúng lúc ấy mới chính là tâm bão. May mà chúng tôi không ai việc gì”. Ở Quảng Ninh, dự báo nói 3 giờ chiều bão đi qua nhưng đến 3 giờ thì dân ngơ ngác, bởi bão đã đi qua từ khi nào. Trong khi đó, lại nghe dự báo có thể mưa to do hoàn lưu bão, nhiều trường thông báo cho học sinh nghỉ học, ai dè hôm sau (thứ bảy, 20.8) nắng lại chan hòa, nhà trường lại cho học sinh đi học. Chỉ khổ các cô giáo hì hục nhắn tin đính chính cho phụ huynh chỉ vì dự báo sai.

Rõ nhất là phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Biên phòng tại cuộc họp rút kinh nghiệm trong công tác dự báo, ứng phó với cơn bão số 3 tại Ban Chỉ đạo Trung ương: “Bão số 3 dự báo phạm vi ảnh hưởng quá rộng, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Trong dự báo, cấp độ phải nhận định, trọng tâm ở đâu, vùng ảnh hưởng phải rất rõ. Khoảng 15 giờ ngày 19.8, tôi có gọi điện đến một số đơn vị hỏi xem như thế nào, nhưng anh em đều nói không biết bão đang ở đâu, trong khi bão đã vào đất liền rồi”.

Vì sao dự báo sai nhiều?

Đem câu hỏi này hỏi ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia về vấn đề này. Ông Lê Thanh Hải cho biết: “Tới thời điểm này, chúng tôi vẫn phải khẳng định, các bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương (trung tâm) đưa ra là khá phù hợp so với những diễn biến của cơn bão. Ví dụ như cả 2 cơn bão đều dự báo được định lượng của mưa sẽ gây ngập úng cho vùng đồng bằng và lũ quét sạt lở đất ở vùng núi. Với việc dự báo cơn bão số 1 đã giảm đáng kể thiệt hại về sinh mạng con người ở trên biển và đất liền ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, cũng rất đáng tiếc vẫn còn có những thiệt hại về người ở vùng núi do lũ quét, sạt lở đất bởi hiện nay bản tin chưa cụ thể hóa được đến từng thôn xã ở vùng núi. Bão số 3 cũng dự báo được định lượng mưa cho các khu vực ảnh hưởng, nhưng chi tiết đến từng thôn xóm chưa làm được”.

Ông Hải cũng chia sẻ mà như... giải trình: “Xác suất chính xác trong hoạt động dự báo thời tiết phụ thuộc ba yếu tố chính: Công nghệ, mạng lưới trạm quan trắc và hệ thống xử lý thông tin. Các nước tiên tiến trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… có thể đưa ra các cảnh báo, dự báo gần đúng nhất vì có một mạng lưới ra-đa, hệ thống quan trắc tự động dày đặc, phủ kín lãnh thổ, thu thập các dữ liệu thông qua cảm biến được gắn trên các thiết bị như: Máy bay, phao cứu sinh trên biển, khí cầu, vệ tinh… Số liệu sẽ liên tục được truyền về hệ thống thông qua mạng Intenet hoặc vệ tinh trong vòng chưa tới một phút. Ngay cả việc giải mã, phân tích cũng được siêu máy tính thực hiện, các dự báo viên chỉ là người tiếp nhận và đưa ra quyết định. Tại Việt Nam, hiện nay, việc dự báo sẽ mất nhiều thời gian do vẫn làm bằng phương thức “thủ công”. Tức là để đưa ra một bản tin dự báo thời tiết, các quan trắc viên trực tiếp thực hiện việc thu thập thông tin tại hiện trường, sau đó mã hóa và gửi đi (mất gần 30 phút) trong khi công việc này trên thế giới chỉ mất 60 giây. Mặt khác, để tăng xác suất dự báo, số liệu quan trắc của từng quốc gia sẽ được đưa vào mô hình để đồng hóa các số liệu cho phù hợp. Nhưng, ở Việt Nam, mỗi trạm quan trắc chỉ có thể quan sát, ghi nhận thông tin trong bán kính khoảng 20km. Khoảng cách giữa hai trạm lại cách nhau từ 50km đến 100km, như vậy ít nhất 60km giữa hai trạm không thể nắm được thông tin, diễn biến chính xác các hiện tượng đang xảy ra. Số lượng trạm quan trắc rất ít, dẫn đến việc quan trắc không đầy đủ, cho nên mặc dù đã có tất cả các mô hình hiện đại trên thế giới, nhưng kết quả dự báo ở các mô hình vẫn chưa đủ độ tin cậy.

Trong khoa học dự báo KTTV việc sai số trong dự báo là điều không tránh khỏi. Với công nghệ, mạng lưới và hệ thống xử lý như hiện nay thì xác suất chính xác từ các bản tin dự báo hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ của dự báo viên, là người tiếp nhận, phân tích và đưa ra dự báo, cảnh báo. Tuy nhiên, cả nước mới có hơn 500 trạm quan trắc, với 3.141 cán bộ, trong đó có 1.574 quan trắc viên và chỉ có 529 dự báo viên. Hầu hết các đài khí tượng tại các tỉnh chỉ có từ 5-7 người thực hiện dự báo thời tiết cho cả tỉnh. Do lực lượng quá mỏng, công nghệ lạc hậu, cho nên nếu gặp phải các cơn bão có tính chất phức tạp, hướng đi bất thường thì chỉ có thể điều chỉnh các dự báo liên tục theo sự thay đổi của cơn bão, khó có thể đưa ra các dự báo, cảnh báo chính xác. Mặt khác, ngay cả khi Việt Nam có đầu tư mua siêu máy tính, áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới thì hiện nay ngành KTTV Việt Nam cũng chưa có nhân lực đủ khả năng làm chủ, vận hành bởi nguyên nhân ngành KTTV khoa học kỹ thuật đòi hỏi trình độ nhân lực cao nhưng rất lâu nay lĩnh vực này không thu hút được người giỏi để học và làm việc gắn bó lâu dài với ngành. Cũng đã có các việc ưu đãi tuyển dụng được làm nhiều năm xong không giữ chân được người giỏi. Trung tâm cũng đã cử nhiều người giỏi đi đào tạo ở nước ngoài nhưng tỉ lệ trở về làm việc cho ngành rất thấp”.

Luật Khí tượng thủy văn chính thức có hiệu lực từ 1.7.2016 và được đánh giá là “bước thay đổi quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; bảo đảm điều kiện cho các hoạt động khí tượng thủy văn phát triển, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia”. Thế nhưng, luật này cũng chưa cụ thể chế tài việc xử lý nếu dự báo thời tiết sai.

 Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai: Đề nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác dự báo, tăng tiềm lực khoa học công nghệ làm cơ sở dự báo cảnh báo ngày một sát hơn với thực tế. Nếu cần, phải hợp tác quốc tế để đối phó với những kịch bản biến đổi khí hậu, đối phó với thiên tai để chúng ta có thể đưa ra những dự báo khá sát với tình hình thực tiễn làm tham mưu cho công tác phòng chống lụt bão.                                                                           K.KHÁNH
GHI CHÉP CỦA KHÁNH VŨ - MINH BẰNG
TIN LIÊN QUAN

Thảm kịch được báo trước!

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Theo kế hoạch di dời các hộ dân khỏi vùng ảnh hưởng bởi bão lũ, chỉ tính riêng trong năm 2016, Lào Cai sẽ phải vận động, tuyên truyền để chuyển 391 hộ sang những vị trí mới khô ráo và an toàn hơn. Thế nhưng, cho đến tận trước thời điểm cơn bão kép tràn qua, suốt 7 tháng trời, tỉnh mới chỉ di dời được vẻn vẹn 72 hộ, chưa bằng 1/5 kế hoạch. Điều đó đồng nghĩa với việc còn 319 hộ dân nữa vẫn đang nằm trong cảnh thắc thỏm, bởi bây giờ mới là đầu mùa mưa bão, tử thần có thể gõ cửa bất cứ lúc nào.

Báo chí làm Hội An sống lại từ phố cũ điêu tàn

Ghi chép của Thanh Hải |

Những năm đầu thập niên 90, Hội An là một phố cũ, với những ngôi nhà gỗ xuống cấp, xập xệ và bị quên lãng. Thanh niên, trai tráng tứ tán đi tìm kế sinh nhai. Phố cũ chỉ còn người già buồn tẻ. Nhưng giờ đây, Hội An đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, một địa chỉ du lịch không thể thiếu trên bản đồ thế giới. Người có công lớn là Anh hùng Lao động- Nguyễn Sự. Nhưng ông Sự lại cho rằng, Hội An đã “sống lại” được, thành di sản thế giới là nhờ vào truyền thông…

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Bắc Ninh bãi nhiệm 1 Ủy viên UBND tỉnh

Vân Trường |

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Tàu lại trật bánh khi qua Huế

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Rạng sáng 28.9, tàu di chuyển qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục bị trật bánh.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Đắk Nông, Quảng Nam

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 23.9 - 27.9, các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Lai Châu, Đắk Nông, Quảng Nam... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Giá nhà có thể giảm khi đánh thuế bất động sản thứ hai?

Linh Trang - Vũ Linh |

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai của Bộ Xây dựng đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Chiêm ngưỡng cây đa hơn 3 thế kỉ trong sân đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Gần 340 năm tồn tại, cây đa ở sân đình Tiểu Trà (quận Dương Kinh, Hải Phòng) vẫn 4 mùa xanh tốt, "che chở" cho biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Thảm kịch được báo trước!

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Theo kế hoạch di dời các hộ dân khỏi vùng ảnh hưởng bởi bão lũ, chỉ tính riêng trong năm 2016, Lào Cai sẽ phải vận động, tuyên truyền để chuyển 391 hộ sang những vị trí mới khô ráo và an toàn hơn. Thế nhưng, cho đến tận trước thời điểm cơn bão kép tràn qua, suốt 7 tháng trời, tỉnh mới chỉ di dời được vẻn vẹn 72 hộ, chưa bằng 1/5 kế hoạch. Điều đó đồng nghĩa với việc còn 319 hộ dân nữa vẫn đang nằm trong cảnh thắc thỏm, bởi bây giờ mới là đầu mùa mưa bão, tử thần có thể gõ cửa bất cứ lúc nào.

Báo chí làm Hội An sống lại từ phố cũ điêu tàn

Ghi chép của Thanh Hải |

Những năm đầu thập niên 90, Hội An là một phố cũ, với những ngôi nhà gỗ xuống cấp, xập xệ và bị quên lãng. Thanh niên, trai tráng tứ tán đi tìm kế sinh nhai. Phố cũ chỉ còn người già buồn tẻ. Nhưng giờ đây, Hội An đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, một địa chỉ du lịch không thể thiếu trên bản đồ thế giới. Người có công lớn là Anh hùng Lao động- Nguyễn Sự. Nhưng ông Sự lại cho rằng, Hội An đã “sống lại” được, thành di sản thế giới là nhờ vào truyền thông…