Những hiểu lầm về một nhà tình báo công an tài ba (kỳ 1)

Uẩn khúc sau chuyên án HT86

Khắc Dũng |

Đại tá Vũ Linh - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, nguyên Trưởng ban trực - Ban Chuyên án F101 về vấn đề Fulro là nhà tình báo được xem là đặc biệt, tài ba của ngành An ninh Công an Việt Nam... Thế nhưng cũng chính quá trình chống Fulro đã khiến ông chịu những hiểu lầm chưa được hoá giải...

Kết thúc chuyên án Cao nguyên F101, Công an Lâm Đồng với sự chỉ huy của nhà tình báo Vũ Linh đã thực hiện được 7 chuyến “câu nhử” và “đón” được hầu hết bộ phận Trung ương Fulro và lực lượng chỉ huy hai quân khu Fulro là IV và V. Tuy nhiên sau đó, Lâm Đồng bị đồn thổi có bàn tay của CIA nhúng vào...

Đối đầu với Fulro

Đại tá Vũ Linh ( tức Nguyễn Trọng Cảnh) sinh năm 1925 tại Phú Yên. Sau khi tham gia Cách mạng được vài năm, năm 1952, ông ra Bắc học ở một trường an ninh chuyên đào tạo tình báo. Sau mười năm học tập, công tác trong ngành an ninh ở miền Bắc, năm 1962, ông được tăng cường cho chiến trường Nam Tây Nguyên.

Tại đây, cho đến năm 1975, nhà tình báo Vũ Linh giữ nhiều trọng trách: Tổ phó rồi tổ trưởng Tổ Điệp báo A2 (thuộc Bộ Công an), Tổ trưởng Tổ An ninh Thị uỷ Đà Lạt; có khi vừa là Tổ trưởng Tổ An ninh Thị uỷ Đà Lạt vừa là Tổ trưởng Tổ A2. Ông được xem là một trong những nhân vật đặc biệt trong suốt quá trình tồn tại của lực lượng An ninh khu VI (Đắc Lắc, Quảng Đức, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận) kể từ khi thành lập vào tháng 5.1962 đến khi giải thể vào tháng 2.1976. 

Sau 1975, Tây Nguyên nổi lên vấn đề Fulro. Cuộc chiến chống Fulro ở Lâm Đồng và Tây Nguyên với chuyên án “Cao nguyên F101” kéo dài từ 1979 đến những năm sau 80 của thế kỷ trước. Trong cuộc đối đầu với đội quân Fulro Tây Nguyên, Đại tá Vũ Linh (lúc bấy giờ là Phó ty rồi Trưởng ty Công an Lâm Đồng) là Phó ban trực, là người trực tiếp cầm quân. 

Cụ Vũ Linh giờ tuổi đã chín mươi nhưng vẫn còn rất minh mẫn: “Đánh Fulro mà cứ bắn giết thì thường lắm. Ở đời, nợ máu rất khó trả. Ông Ja Duck hồi đó cầm đầu Fulro là một trí thức người dân tộc thiểu số, được đào tạo một cách bài bản, giỏi nhiều ngoại ngữ, biết yêu thương đồng tộc, yêu thương buôn làng, mặc dầu con đường cách mạng mà ông ấy chọn là sai, nhưng trong sâu thẳm của con người ông ấy vẫn có những thứ để chúng ta khai thác, để an ninh Lâm Đồng chuyển hướng đấu tranh sang vận động chính trị.

Bởi vậy, theo chỉ đạo cấp trên, tôi đã chọn con đường đấu tranh bằng các giải pháp ít đổ máu nhất. Đó là cách dụ cọp ra khỏi hang rồi khống chế và thuyết phục họ trở về với buôn làng, với khối đại đoàn kết dân tộc...”. Và, ngay “mẻ lưới” đầu tiên vào tháng 8.1980, Công an Lâm Đồng đã “mời” được Đệ nhất Phó thủ tướng Fulro Naria Ja Duck theo kế hoạch “câu nhử” cùng 9 thuộc hạ là các sỹ quan quan trọng trong bộ sậu Fulro.

Chuyên án HT86

Nhưng bất ngờ là 5 năm sau, tháng 8.1985, tỉnh Lâm Đồng thành lập một chuyên án có tên là “Chuyên án HT86” do ông Trịnh Lương Hy - Phó giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng làm Phó ban và Trưởng ban là Bí thư tỉnh uỷ Lâm Đồng với mục đích làm rõ các mắt xích cùng các hoạt động của tổ chức CIA (Cơ quan Tình báo trung ương Hoa Kỳ - Central Intelligence Agency) ở Lâm Đồng giai đoạn trước và sau 1975. Trong đó, đặc biệt là phải làm rõ "chân rết CIA Vũ Linh" lúc đó là Giám đốc Công an tỉnh, cấp trên của ông Trịnh Lương Hy.

Hôm gặp Trung tướng Trịnh Lương Hy, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, nguyên Phó ban “Chuyên án HT86” tại nhà riêng lần đầu, tôi hỏi thẳng: “Chuyên án HT86 của Lâm Đồng lúc bấy giờ thực chất chỉ là cuộc thanh trừng nội bộ?”. Trung tướng Trịnh Lương Hy đứng bật dậy khỏi ghế: “Nói như thế là chưa đúng! Bảo rằng HT86 là thanh trừng nội bộ là có vẻ như quy kết không có căn cứ.
Ông Naria Ja Duck và con trai cả của cụ Vũ Linh - anh Nguyễn Trọng Hoàng 

Còn tôi - người trong cuộc, là Phó ban Chuyên án, người trực tiếp làm án, tôi khẳng định đó là từ cái nhìn ấu trĩ mà ra; hơn nữa, nó mang tính cá nhân là “diệt” ông Vũ Linh; thêm vào đó là kiểu háo danh rằng, Lâm Đồng cũng phá được án liên quan đến CIA... Còn CIA, nói thật, bằng kiến thức của mình, tôi khẳng định, họ không tổ chức đến tận cấp tỉnh đâu. Hồi ấy, CIA ở Đông Dương, ở Việt Nam, họ tổ chức đến cấp Trung ương là cùng”. 

Trung tướng Trịnh Lương Hy nói thêm, trong chiến tranh và cả giai đoạn hậu chiến ở Việt Nam, CIA hoạt động khá mạnh. Thời Pháp, năm 1953, với tư cách là cố vấn, CIA đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý. Sau đó, khi người Mỹ nhảy trực tiếp vào Việt Nam, chiến dịch Phượng Hoàng với sự hậu thuẫn đắc lực của CIA đã được triển khai một cách mạnh mẽ nhằm tróc tận gốc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Khi “Chuyên án HT86” được lập, ngay cả chuyện vì sao ông Vũ Linh thiết lập được cơ sở trong Toà Hành chính Đà Lạt, Toà Tỉnh trưởng Bình Thuận và trong các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn để thu thập những tài liệu mật phục vụ cho lãnh đạo chúng ta chỉ huy đánh phá các chiến dịch của địch, nhất là chiến dịch Phượng Hoàng, cũng được đặt lại vấn đề...

Những hiểu lầm từ... trên trời rơi xuống 

Theo Trung tướng Trịnh Lương Hy, chuyện mà người ta “đặt ra” đối với ông Vũ Linh hồi đó thì nhiều lắm; nhưng chung quy lại, có một số vụ đáng chú ý: Trước 1975 có bà Tuyết Anh từ vùng nội thị bỏ vào rừng theo cách mạng; sau đó trốn ra ngoài, bị cảnh sát chế độ cũ phát hiện dấu dép râu còn hằn trên hai bàn chân nên bắt, tra xét và “cài cắm” trở lại để đánh phá ta.

Trong lúc chiêu hồi và làm cho địch, bà Tuyết Anh đã liên lạc với ông Vũ Linh ở trong rừng. Ngay sau giải phóng Đà Lạt, bà Tuyết Anh bị “khử”. Có dư luận cho rằng Vũ Linh là người tổ chức “khử” bà Tuyết Anh để bịt đầu mối, vì ông là mắt xích của CIA. 

Rồi cũng giai đoạn trước 1975, một đội công tác của ta trong một lần từ rừng vào làng để gặp cơ sở tại huyện Đức Trọng đã lọt vào ổ phục kích của địch và bị chết đến 8 người. Trong vụ này, về sau, người ta nghi là có mật báo từ phía ta đến phía địch. Và, một trong những đầu mối bị nghi ngờ “làm phản” đó là ông Vũ Linh, lúc đó đang phụ trách tổ điệp báo của Bộ Công an.
 Tác giả (phải) và nguyên Đệ nhất Thủ tướng Fulro Naria Ja Duck

Rồi nữa, sau 1975, tại kế hoạch X7 của Chuyên án F101, lực lượng an ninh Lâm Đồng bị thiệt hại nặng vì bị bại lộ. Hậu quả là hai chiến sĩ công an bị Fulro giết là Lâm Văn Thạnh và Nguyễn Ngọc Diêu. Chuyện bại lộ này, ngoài một số Fulro bị ta thu phục trước đó đã làm phản, người ta nghi rằng còn có bàn tay của Đại tá Vũ Linh. Rồi, thêm vào đó, trong quá trình triển khai Chuyên án F101, khi thuyết phục những Fulro cầm đầu, Đại tá Vũ Linh đã “nhận một nón cối vàng của Fulro”...

Điều đáng nói, chuyện về ông Vũ Linh làm gián điệp cho Mỹ không phải là chuyện “râm ran” trong dư luận mà là vấn đề “cấp bách, cần giải quyết” được đặt lên bàn của rất nhiều cuộc họp quan trọng; đã hình thành một chuyên án lấy tên “HT86” chống gián điệp Mỹ ở Lâm Đồng những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Hơn thế, một kế hoạch bắt giam Đại tá - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã được bàn định và đi đến thống nhất. 

Vấn đề là còn chờ kết quả điều tra của những người có trách nhiệm trong việc thực hiện chuyên án HT86 mà trong đó Phó giám đốc Công an tỉnh Trịnh Lương Hy giữ vai trò rất quan trọng... Trung tướng Trịnh Lương Hy nhớ lại: “Ngay từ đầu, tôi đã được chỉ đạo là phải làm theo hướng đó, hướng kia; thậm chí có người còn dụ dỗ về chuyện “cái ghế” Giám đốc công an tỉnh...”.

Tướng Hy kể, lúc đó, “chủ trương” của một số lãnh đạo địa phương là... bắt Giám đốc công an tỉnh Vũ Linh, nhưng không thực hiện được do bị nhiều người phản đối. Tuy nhiên ông Vũ Linh bị kỷ luật Đảng ở mức “cảnh cáo”. Trước đó, ông Vũ Linh có tên trong danh sách đại biểu của tỉnh Lâm Đồng đi dự đại hội Đảng cấp Trung ương. Nhưng sau khi bị "cảnh cáo", tên ông cũng bị gạch khỏi danh sách. Sau khi bị kỷ luật, đại tá Vũ Linh được điều đi “nhận nhiệm vụ khác”, rời khỏi chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, sau đó cho nghỉ hưu. 

Sóng gió là vậy, nhưng khi được hỏi, ông Vũ Linh chỉ mỉm cười nhẹ tênh: “Chỉ tại lúc đó anh em chưa thật hiểu vấn đề. Khi hiểu được, mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp thôi...”.

 

 


Khắc Dũng
TIN LIÊN QUAN

Trực tiếp bóng đá Brazil 1-1 Chile: Hiệp 2

tam nguyên |

Trực tiếp trận Chile vs Brazil lúc 07h00 ngày 11.10 tại vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

Người dân đề xuất giữ lại bãi biển để mưu sinh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Người dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) sau khi biết bãi biển nơi đây dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét đã mong muốn giữ lại để mưu sinh.

Máy bay siêu thanh Nga nã bom diệt thành trì Ukraina ở Kursk

Khánh Minh |

Máy bay siêu thanh Su-34 Nga đã tiêu diệt thành trì của Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Trung tâm Bảo trợ xã hội dừng tiếp nhận bệnh nhân vì quá tải

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị phải tạm dừng tiếp nhận học viên cai nghiện ma túy và bệnh nhân tâm thần kinh.

HLV Văn Thị Thanh: Chọn Thái Nguyên T&T vì câu nói của bầu Hiển

NHÓM PV |

Trong chương trình Góc nhìn thể thao số 184, huấn luyện viên Văn Thị Thanh chia sẻ về mối duyên với bầu Hiển và đội nữ Thái Nguyên T&T.

Mỹ chi hơn 22 tỉ USD cho hoạt động quân sự ở Trung Đông

Bùi Đức |

Các chuyên gia cho rằng Mỹ đã chi hơn 22 tỉ USD cho các hoạt động quân sự diễn ra ở khu vực Trung Đông kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bùng phát.

Hét giá cao, đất dịch vụ huyện Hoài Đức vắng người mua

Thu Giang |

Nhiều lô đất dịch vụ ở huyện Hoài Đức (Hà Nội) thời gian qua đang được hét giá từ 100-150 triệu đồng/m2 dù tỉ lệ giao dịch thành công vẫn nhỏ giọt.

Quốc lộ 6 được tu sửa sau phản ánh của Báo Lao Động

Minh Hạnh |

Hà Nội - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng xuống cấp, QL6 đoạn qua huyện Chương Mỹ đã được tu sửa, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân.