Hạ Long: Những điểm du xuân không thể bỏ qua

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngoài Vịnh Hạ Long, thành phố bên bờ di sản còn rất nhiều điểm du lịch thú vị khác để du khách có thể trải nghiệm vào mùa xuân này. Hãy cùng Laodong.vn khám phá.

Chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên nằm trên phố Long Tiên, là nơi nổi tiếng lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của thành phố. Ảnh: Đoàn Hưng
Là ngôi chùa linh thiêng hàng đầu với quy mô lớn tại thành phố Hạ Long, chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941, dưới thời vua nhà Nguyễn. Ảnh: Đoàn Hưng
sdad
Chùa Long Tiên tọa lạc dưới chân núi Bài Thơ, nằm trên phố Long Tiên, là nơi nổi tiếng lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của thành phố. Ảnh: Đoàn Hưng
Bước vào chùa Long Tiên, du khách sẽ thấy cổng Tam Quan với 3 cửa đại diện cho Hữu - Vô - Đại. Trong đó cánh cổng lớn nhất sẽ dành cho những người theo đạo Phật vào cúng bái, còn hai bên cổng nhỏ hơn sẽ dành cho du khách vãng lai vào tham quan. Ảnh: Đoàn Hưng
Bước vào chùa Long Tiên, du khách sẽ thấy cổng Tam Quan với 3 cửa đại diện cho Hữu - Vô - Đại. Trong đó cánh cổng lớn nhất sẽ dành cho những người theo đạo Phật vào cúng bái, còn hai bên cổng nhỏ hơn sẽ dành cho du khách vãng lai vào tham quan. Ảnh: Đoàn Hưng
Bước vào chùa Long Tiên, du khách sẽ thấy cổng Tam Quan với 3 cửa đại diện cho Hữu - Vô - Đại. Trong đó cánh cổng lớn nhất sẽ dành cho những người theo đạo Phật vào cúng bái, còn hai bên cổng nhỏ hơn sẽ dành cho du khách vãng lai vào tham quan. Ảnh: Đoàn Hưng
Tại chùa Long Tiên vừa thờ cúng phái Bắc Tông, vừa thờ cúng các vị tướng thời Trần, đồng thời còn thờ các chư Phật theo quan niệm tôn giáo của người Việt.
Tại chùa Long Tiên vừa thờ cúng phái Bắc Tông, vừa thờ cúng các vị tướng thời Trần, đồng thời còn thờ các chư Phật theo quan niệm tôn giáo của người Việt.
Tại chùa Long Tiên vừa thờ cúng phái Bắc Tông, vừa thờ cúng các vị tướng thời Trần, đồng thời còn thờ các chư Phật theo quan niệm tôn giáo của người Việt. Ảnh: Đoàn Hưng
Lễ chính của chùa Long Tiên vào ngày 23.4  m lịch hàng năm. Lễ hội hấp dẫn khách du lịch bởi những nghi lễ thú vị, mang đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam như: diễn chèo, rước kiệu bài vị Đức Ông, chơi đấu vật, hát chầu văn, chơi cờ người…
Lễ chính của chùa Long Tiên vào ngày 23.4 âm lịch hàng năm. Lễ hội hấp dẫn khách du lịch bởi những nghi lễ thú vị, mang đậm nét văn hóa cổ truyền Việt Nam như: Diễn chèo, rước kiệu bài vị Đức Ông, chơi đấu vật, hát chầu văn, chơi cờ người… Ảnh: Đoàn Hưng

Đền Trần Quốc Nghiễn

nằm dưới chân núi Bài Thơ, được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992, đền Trần Quốc Nghiễn, ở phường Hòn Gai, T.P Hạ Long không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương mà còn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.
Đền nằm dưới chân núi Bài Thơ, được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1992, đền Trần Quốc Nghiễn, ở phường Hòn Gai, T.P Hạ Long không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương mà còn thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: Đoàn Hưng
Đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII để thờ Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cháu đích tôn của An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu ruột của vua Trần Thái Tông. Ảnh: Đoàn Hưng
Đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII để thờ Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cháu đích tôn của An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu ruột của vua Trần Thái Tông. Ảnh: Đoàn Hưng
Ông là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông ông đã có công lớn trong việc dẹp giặc ở vùng Đông Bắc của đất nước. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của ông cho địa phương, các chủ thuyền thường xuyên qua núi Bài Thơ đã cùng nhau lập đền thờ ông.
Ông là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, ông đã có công lớn trong việc dẹp giặc ở vùng Đông Bắc của đất nước. Để ghi nhớ những đóng góp to lớn của ông cho địa phương, các chủ thuyền thường xuyên qua núi Bài Thơ đã cùng nhau lập đền thờ ông. Ảnh: Đoàn Hưng
Ngôi đền có Nhà hành lễ gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Trong đó, gian chính giữa thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn; hai gian bên thờ Yết Kiêu và Dã Tượng. Đây là 2 vị tướng tài, có công giúp triều Trần đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ảnh: Đoàn Hưng
Ngôi đền có Nhà hành lễ gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Trong đó, gian chính giữa thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn; hai gian bên thờ Yết Kiêu và Dã Tượng. Đây là 2 vị tướng tài, có công giúp triều Trần đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ảnh: Đoàn Hưng

Chùa Bảo Hải Linh Thông Tự

Tọa lạc trên đỉnh Ba Đèo (Hạ Long), quần thể kiến trúc Bảo Hải Linh Thông Tự mang nét kiến trúc chùa Việt cổ là điểm nhấn tâm linh với du khách tới vùng di sản.  Mang đậm nét kiến trúc chùa cổ Việt Nam thế kỷ 17, 18, Bảo Hải Linh Thông Tự là nơi những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật và tinh thần Phật giáo thấm đẫm trong từng công trình, từng chi tiết thiết kế.
Tọa lạc trên đỉnh núi Ba Đèo (Hạ Long), quần thể kiến trúc Bảo Hải Linh Thông Tự mang nét kiến trúc chùa cổ Việt Nam thế kỷ 17, 18. Ảnh: Đoàn Hưng
Chùa có diện tích 4000m2, trên vị trí đồi cao có thể chiêm ngưỡng vịnh Hạ Long và toàn cảnh thành phố di sản nên thơ ôm ấp bởi núi và biển. Ảnh: Đoàn Hưng
Chùa có diện tích 4.000m2, trên vị trí đồi cao có thể chiêm ngưỡng vịnh Hạ Long và toàn cảnh thành phố di sản ôm ấp bởi núi và biển. Ảnh: Đoàn Hưng
dfdf
dfdf
Đây cũng là một trong số ít các công trình tâm linh tại Việt Nam được kiến tạo từ gỗ gồm các hạng mục: Tam quan, Lầu chuông, Lầu Khánh, Tam bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu, hai bên hành lang tả vu, hữu vu, Ngũ Phương Bảo Tháp... Ảnh: Đoàn Hưng
Trong đó, tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2m, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4m, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ 1000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình), với mong muốn nguyện cầu bình an cho muôn dân, cho đất nước… Bốn tháp xung quanh mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1m.
Tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2m, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4m, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ 1.000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình), với mong muốn nguyện cầu bình an cho muôn dân, cho đất nước… Bốn tháp xung quanh mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1m. Ảnh: Đoàn Hưng

Chùa Lôi Âm

Chùa Lôi  m nằm tại phường Đại Yên cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 16km. Ngôi chùa được xây dựng trên ngọn núi Lôi  m có độ cao khoảng 500m, có diện tích khoảng 100m2 bao gồm chánh điện, nhiều hồ nước, hang động, hang Cậu ở sau chùa, giếng Thiêng và Suối Giải Oan. Ảnh: Đoàn Hưng
Chùa Lôi Âm xuất hiện từ thế kỷ 15 thời vua Lê Thánh Tông, gắn liền với nhiều truyền thuyết tâm linh bí ẩn. Chùa nằm tại phường Đại Yên cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 16km. Ngôi chùa được xây dựng trên ngọn núi Lôi Âm có độ cao khoảng 500m. Ảnh: Đoàn Hưng
Tháng 1 âm lịch đầu năm là thời điểm chùa Lôi  m diễn ra nhiều lễ hội truyền thống náo nhiệt, du khách có thể đến chùa vào thời gian này để tham gia lễ hội và viếng chùa đầu năm cầu cho gia đình và bản thân may mắn, bình an.
Tháng 1 âm lịch đầu năm là thời điểm chùa Lôi Âm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống náo nhiệt. Để bắt đầu hành trình thưởng ngoạn chùa Lôi Âm, du khách sẽ đi đò qua lòng hồ Yên Lập thơ mộng. Ảnh: Đoàn Hưng

Đền Cái Lân

Đền Cái Lân nằm trên địa bàn phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những ngôi đền cổ trên đất nước Việt Nam thờ Mẫu đệ Tam, được nhân dân thờ cúng nghiêm cẩn.
Đền Cái Lân nằm trên địa bàn phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long. Đây là một trong những ngôi đền cổ trên đất nước Việt Nam thờ Mẫu đệ Tam. Ảnh: Đoàn Hưng

Đền Cái Lân là địa chỉ tâm linh nổi tiếng không chỉ với người Quảng Ninh mà còn với nhiều du khách thập phương.  Đền Mẫu nằm trong khuôn viên Cảng Cái Lân đã giúp cho người dân địa phương yên tâm làm ăn, được mệnh danh là ngôi đền “cầu được ước thấy”.  Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy… đền Cái Lân lại thu hút đông đảo du khách đến tham quan chiêm bái tấp nập.
Đền Cái Lân là địa chỉ tâm linh nổi tiếng không chỉ với người Quảng Ninh mà còn với nhiều du khách thập phương. Đền Mẫu nằm trong khuôn viên Cảng Cái Lân, vào dịp Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy… đền Cái Lân lại thu hút đông đảo du khách đến tham quan chiêm bái tấp nập. Ảnh: Đoàn Hưng
Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Quảng Ninh: Những công trình là động lực cho sự phát triển của TP.Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, TP.Hạ Long có nhiều tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực không nhỏ đầu tư hạ tầng giao thông, giúp Hạ Long ngày càng khẳng định được vị thế là trung tâm liên kết vùng, liên vùng. Trong không khí rộn ràng của những ngày áp Tết Quý Mão 2023, hãy cùng Lao Động điểm lại những công trình trọng điểm đã, đang và sẽ là động lực cho sự phát triển của thành phố bên bờ di sản.

Quảng Ninh: Độc đáo món củ cải phên Đầm Hà

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những ngày này, người dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tất bật chuẩn bị củ cải phên để phục vụ cho thị trường Tết. Vốn là món quà quê dân dã nhưng lại mang hương vị hấp dẫn và lạ miệng, những năm gần đây, củ cải phên Đầm Hà ngày càng được yêu thích. Không chỉ giúp người dân nơi đây làm giàu, nó còn trở thành niềm tự hào, một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân trong vùng.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Quảng Ninh: Những công trình là động lực cho sự phát triển của TP.Hạ Long

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, TP.Hạ Long có nhiều tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung nguồn lực không nhỏ đầu tư hạ tầng giao thông, giúp Hạ Long ngày càng khẳng định được vị thế là trung tâm liên kết vùng, liên vùng. Trong không khí rộn ràng của những ngày áp Tết Quý Mão 2023, hãy cùng Lao Động điểm lại những công trình trọng điểm đã, đang và sẽ là động lực cho sự phát triển của thành phố bên bờ di sản.

Quảng Ninh: Độc đáo món củ cải phên Đầm Hà

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những ngày này, người dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh tất bật chuẩn bị củ cải phên để phục vụ cho thị trường Tết. Vốn là món quà quê dân dã nhưng lại mang hương vị hấp dẫn và lạ miệng, những năm gần đây, củ cải phên Đầm Hà ngày càng được yêu thích. Không chỉ giúp người dân nơi đây làm giàu, nó còn trở thành niềm tự hào, một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân trong vùng.