Hà Nội mở lại tàu du lịch trên hồ Tây, chuyên gia môi trường nói gì?

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Sau 6 năm dừng hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, tàu du lịch ở hồ Tây, Hà Nội dự kiến sẽ cho phép các loại hình kinh doanh này mở lại. Theo TS.Hoàng Dương Tùng, thành phố nghiên cứu cho mở lại cần phải dựa trên các tiêu chí bảo vệ cảnh quan, môi trường và chất lượng nước hồ Tây sau cùng mới tính đến tiêu chí lợi nhuận thu được.
 
Theo dự thảo Quy định quản lý hồ Tây được UBND TP.Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến từ ngày 22.3, có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động gồm: tàu du lịch, thuyền, xuồng ca nô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn…
 
Bên cạnh đó, thành phố cũng muốn hồ Tây phát triển các dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao, biểu diễn nhạc nước, khinh khí cầu, bay dù lượn, kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.
 
Về vấn đề này, ngày 23.3, trao đổi với Lao Động, TS.Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trước đây Hà Nội cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ được mở tại hồ Tây, đặc biệt là hệ thống các nhà hàng, tàu nổi.
“Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường nước trong hồ nên các hoạt động này đã bị cho dừng. Vì không quản lý tốt nên kéo theo các hệ lụy, đơn cử như chỉ đi giải quyết các xác tàu đã tốn kém nhiều nhân lực, vật lực mà vẫn chưa giải quyết được dứt điểm”, ông Tùng lý giải.
“Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường nước trong hồ nên các hoạt động này đã bị cho dừng. Vì không quản lý tốt nên kéo theo các hệ lụy, đơn cử như chỉ đi giải quyết các xác tàu đã tốn kém nhiều nhân lực, vật lực nhưng vẫn chưa giải quyết được dứt điểm”, ông Tùng lý giải.
 
Một khu vực tại hồ Tây bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Một khu vực tại hồ Tây bị ô nhiễm, bốc mùi hôi nồng nặc.
TS.Hoàng Dương Tùng cho rằng, thành phố cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh lặp lại câu chuyện cũ, cần đưa tiêu chí bảo vệ quang cảnh, môi trường hồ lên hàng đầu thay vì để các nhà đầu tư, doanh nghiệp tự do khai thác một cách ồ ạt sẽ dễ dẫn đến khó kiểm soát, phá nát quy hoạch hồ Tây.
TS.Hoàng Dương Tùng cho rằng, thành phố cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh lặp lại câu chuyện cũ, cần đưa tiêu chí bảo vệ quang cảnh, môi trường hồ lên hàng đầu thay vì để các nhà đầu tư, doanh nghiệp tự do khai thác một cách ồ ạt sẽ dễ dẫn đến khó kiểm soát, phá nát quy hoạch hồ Tây.
 
 
“Chúng ta đạt được mục tiêu kinh tế, nhưng bỏ qua giá trị vốn có của hồ Tây sẽ là điều đáng tiếc. Nguồn thu đó có đủ bù đắp cho sự đánh đổi về môi trường hay không thì lại là bài toán cần lời giải thấu đáo”, TS.Hoàng Dưng Tùng nói.
 
Trước đó, vào đầu năm 2017, Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản của các doanh nghiệp trên hồ Tây. Các chủ tàu thuyền du lịch, nhà nổi phải tự tháo dỡ phương tiện và di dời. Tuy nhiên sau nhiều năm, đến nay việc này vẫn chưa thể hoàn tất khi vẫn còn 4/147 tàu vi phạm chưa thể di dời.
 
Lý giải trước việc chậm tiến độ di dời tàu vi phạm trên hồ Tây, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ thông tin, hiện chính quyền địa phương đang vướng mắc giữa việc tháo dỡ hay phá dỡ các tàu còn lại, bởi tháo thì không tháo được vì không có đường nào chở được, còn phá dỡ thì sẽ vướng kiện cáo từ các doanh nghiệp sở hữu. “Hiện các doanh nghiệp sở hữu tàu đòi đền bù nhưng không có cơ sở đền bù, doanh nghiệp không chịu thì chắc chắn sẽ phải cưỡng chế trong quý 2-2023. Tàu nặng từ 400 - 500 tấn, nhưng di chuyển cả thì không di chuyển được, nếu cắt ra thì vướng về mặt kiện cáo giữa chính quyền và doanh nghiệp”, ông Khuyến cho hay.
Tùng Giang - Đinh Thiện
TIN LIÊN QUAN

Chuyện vỉa hè Hà Nội: Không né cột điện thì đụng phải xe

Hà Thu |

Vỉa hè vốn là phần diện tích dành cho người đi bộ. Tuy nhiên ở nhiều tuyến phố, sau khi kẻ lại vạch, người dân vẫn phải đi bộ xuống lòng đường do gặp quá nhiều vật cản như cột điện, gốc cây,...

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…

Xe tăng Israel húc đổ cổng trụ sở Liên Hợp Quốc ở Lebanon

Bùi Đức |

Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở Lebanon bị sập cổng do xe tăng của Israel công phá ngày 13.10.

Hà Nội ô nhiễm không khí, tác động xấu tới sức khỏe người dân

Phương Anh |

Nhiều ngày qua Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Không khí đặc quánh, mù mịt, không chỉ sáng sớm mà nhiều thời điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe người dân.

Nhà leo núi Olympia Nhật Minh ước mơ được làm thầy giáo

THANH TUẤN |

Gia Lai – Em Nguyễn Quốc Nhật Minh, nhà leo núi đạt giải Ba cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia ước mơ được làm thầy giáo cầm phấn dạy chữ.

“Khai tử” Hội đồng thẩm định tàu du lịch vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hoạt động từ năm 2015, Hội đồng này thường xuyên chồng chéo công việc kiểm tra tàu du lịch trên vịnh Hạ Long với những đơn vị chuyên ngành khác.

Giáo viên ở Bình Định tố bị cắt xén chế độ trong nhiều năm

Hoài Phương |

3 năm qua, thầy Nguyễn Văn Xuân - giáo viên Trường THCS Ngô Mây (TP Quy Nhơn, Bình Định) - người có 20 năm công tác trong ngành giáo dục phải “chạy đôn chạy đáo”, bỏ không biết bao thời gian, công sức để ôm đơn đi đòi quyền lợi, với mong mỏi sớm được nhận chế độ chính đáng của mình.

Chuyện vỉa hè Hà Nội: Không né cột điện thì đụng phải xe

Hà Thu |

Vỉa hè vốn là phần diện tích dành cho người đi bộ. Tuy nhiên ở nhiều tuyến phố, sau khi kẻ lại vạch, người dân vẫn phải đi bộ xuống lòng đường do gặp quá nhiều vật cản như cột điện, gốc cây,...

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Hà Nội: Giành lại vỉa hè hồ Tây xong đâu lại vào đấy

Hải Danh |

Theo ghi nhận, tại hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội), sau thời gian ra quân xử lý vi phạm vỉa hè của lực lượng chức năng quận Tây Hồ, hàng loạt ô tô, xe máy vẫn dừng đỗ vô tội vạ; các hàng ăn, quán nước bày bán tràn lan trên vỉa hè…