Hà Nội siết chặt quy định ra đường, nhiều chốt kiểm soát ùn ứ

Tùng Giang - Hà Phương |

Sáng 9.8, sau khi Hà Nội có các biện pháp mới, siết chặt việc quản lý người dân ra đường khi không thật sự cần thiết, nhiều chốt kiểm soát đã xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ.

Từ ngày 9.8, người dân Hà Nội ra đường phải xuất trình giấy đi đường, kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Theo ghi nhận sáng nay, tại các điểm chốt như Kim Mã (Ba Đình), Xuân Thuỷ (Cầu Giấy), Trần Kim Xuyến (Cầu Giấy), Ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Giảng Võ, Đê La Thành… lực lượng công an phường, được sự hỗ trợ của dân quân, tổ dân phố vừa tiến hành phân làn giao thông, vừa kiểm tra kỹ giấy tờ của người tham gia giao thông.
Nhiều phương tiện ôtô được yêu cầu dừng lại để kiểm tra điều kiện ra đường gây tình trạng ùn tắc.
Không ít người dân bất ngờ trước quy định mới của thành phố.
Anh Nghiên Văn Tùng (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bị xử phạt 1 triệu đồng tại chốt kiểm dịch trên đường Vũ Phạm Hàm - Yên Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) vì đã ra ngoài khi không có lý do cấp thiết.
Tại đường Nguyễn Chí Thanh, dòng phương tiện đứng san sát nhau chờ lực lượng kiểm tra giấy đi đường.
Trong khi đó, lực lượng tại các chốt kiểm soát của phường mỏng nên việc kiểm tra mất nhiều thời gian hơn. Để đảm bảo chốt hoạt động thông suốt, các cán bộ chiến sĩ Công an phường, các tổ chức đoàn thể, dân quân tự vệ đã được huy động.
Trước tình trạng ùn tắc cục bộ trong một số thời điểm, theo lực lượng công an, do thông báo của thành phố được ban hành trong buổi tối ngày cuối tuần nên một số cán bộ, công chức, viên chức không kịp xin cấp văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Một vài chốt kiểm soát thông thoáng.
Do đó, sáng 9.8, lực lượng chức năng chỉ kiểm soát giấy đi đường và giấy tờ tuỳ thân. Bắt đầu từ trưa nay, đơn vị sẽ kiểm soát chặt chẽ cả lịch trực, văn bản phân công nhiệm vụ của mỗi người đi đường.
Trước đó, UBND TP.Hà Nội có chỉ đạo về việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. Theo UBND TP, cơ bản các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện tốt nhưng vẫn có nhiều trường hợp cấp và sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, không đúng đối tượng. Từ hôm nay, người đi đường phải xuất trình thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ngoài căn cước công dân kèm theo giấy đi đường theo mẫu.


Tùng Giang - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội siết quy định giấy đi đường: Đường phố vẫn nườm nượp người đi lại

Phạm Đông |

Sáng đầu tuần (9.8), nhiều tuyến phố tại Hà Nội vẫn tấp nập người tham gia giao thông dù Thành phố đã yêu siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Hôm nay ra đường, người Hà Nội cần mang theo giấy tờ gì?

Nguyễn Hà |

Tại Hà Nội, người đi đường phải xuất trình thêm lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị ngoài căn cước công dân kèm theo giấy đi đường theo mẫu.

Hà Nội siết chặt cấp giấy đi đường, yêu cầu xuất trình cả lịch làm việc

Nguyễn Hà |

Ngoài Giấy đi đường, người dân Hà Nội ra đường phải xuất trình kèm theo căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.