Hàng nghìn người đội mưa xuyên đêm bán hàng ở chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh

QUÁCH DU |

Hàng nghìn lao động tự do, tiểu thương thức xuyên đêm, “đội mưa” trong giá rét để buôn bán hoa, rau củ quả phục vụ người dân đón tết, tại chợ đầu mối Đông Hương lớn nhất xứ Thanh.

Hàng nghìn người đội mưa, thức xuyên đêm tại chợ hoa quả lớn nhất xứ Thanh để phục vụ bà con đón tết. Ảnh: Quách Du.
Hàng nghìn người đội mưa, thức xuyên đêm tại chợ đầu mối rau củ quả Đông Hương (phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa), để phục vụ bà con đón tết. Ảnh: Quách Du.
Bà Lê Thị Trúc (trú tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) cho biết, những ngày cận tết, bà thường đến chợ từ lúc 19h tối và thức xuyên đêm đến sáng hôm sau mới về. Theo bà Trúc, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên việc buôn bán hoa quả gặp nhiều khó khăn khi giá thành và sức mua đều giảm phần nửa so với năm trước. Ảnh: Quách Du
Bà Lê Thị Trúc (trú tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) cho biết, những ngày cận tết, bà thường đến chợ từ lúc 19h tối và thức xuyên đêm đến sáng hôm sau mới về. Theo bà Trúc, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên việc buôn bán hoa gặp nhiều khó khăn, khi giá thành và sức mua đều giảm phần nửa so với năm trước. Ảnh: Quách Du
Đêm 27, rạng sáng ngày 28 Tết, hàng nghìn người tấp nập, buôn bán tại chợ đầu mối Đông Hương. Trước cổng chợ thường xuyên xảy ra tình trạng ách tắc vì lượng người và phương tiện quá nhiều. Ảnh: Quách Du
Anh Đinh Văn Đông (trú tại tỉnh Ninh Thuận) cho biết, năm nay anh lấy hoa từ Đà Lạt ra Thanh Hóa bán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên hoa năm nay bán rất chậm và giá rẻ hơn nhiều so với tết năm trước 2020. Ảnh: Quách Du
Ông Lê Văn Bình (trú tại phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa) cho biết, năm nay gia đình ông dồn vốn, công sức vào trồng hoa phục vụ tết. Những tưởng hoa được giá, nào ngờ mang đến chợ đầu mối, hoa thì bán rẻ, lại ít người mua.
Ông Lê Văn Bình (trú tại phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa) cho biết, năm nay gia đình ông dồn vốn, công sức vào trồng hoa phục vụ tết. Những tưởng hoa được giá, nào ngờ mang đến chợ đầu mối, hoa thì bán rẻ, lại ít người mua. Ảnh: Quách Du
Theo nhiều tiểu thương bán hoa tại chợ, chẳng biết buôn hoa được lời lãi bao nhiêu, tuy nhiên họ phải trả từ 80.000 đến 100.000 đồng một lượt ngồi trên dải phân cách giữa đường (trước cửa chợ) cho ban quản lý chợ. Có người mất gần 1 triệu động tiền chỗ ngồi, khi 7, 8 lượt mang hoa đến chợ bán. Ảnh: Quách Du
Theo nhiều tiểu thương bán hoa tại chợ, chẳng biết buôn hoa được lời lãi bao nhiêu, tuy nhiên, họ phải trả từ 80.000 đến 100.000 đồng một lượt ngồi (trên dải phân cách giữa đường, trước cửa chợ) cho ban quản lý chợ. Thậm chí, có người mất gần 1 triệu động tiền chỗ ngồi, khi 7, 8 lượt mang hoa đến bán. Ảnh: Quách Du
Cảnh buôn bán hoa lúc 00 giờ ngày 28 Tết tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh. Ảnh: Quách Du
Rạng sáng ngày 28 Tết, tại khu chợ vẫn tấp nập cảnh vận chuyển rau củ quả phục vụ người dân đón tết. Ảnh: Quách Du
Rạng sáng ngày 28 Tết, tại khu chợ vẫn tấp nập cảnh vận chuyển rau củ quả phục vụ người dân đón tết. Ảnh: Quách Du
Rạng sáng 28 Tết, tại chợ vẫn tấp nập cảnh buôn bán, vận chuyển rau củ quả phục vụ người dân đón tết. Ảnh: Quách Du
Nhiều người tỏ ra mệt mỏi, ngồi, nằm nghỉ giữa ca sau nhiều giờ làm việc. Ảnh: Quách Du
Được biết, mỗi đêm làm việc như vậy, các lao động tại chợ kiếm được vài trăm nghìn để lo tết cho gia đình. Ảnh: Quách Du
Được biết, mỗi đêm làm việc như vậy, các lao động tại chợ kiếm được vài trăm nghìn để lo tết cho gia đình. Ảnh: Quách Du
Được biết, mỗi đêm làm việc như vậy, các lao động tại chợ kiếm được vài trăm nghìn để lo tết cho gia đình. Ảnh: Quách Du
Video: Cảnh buôn bán rau củ quả xuyên đêm tại chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày giáp tết. Thực hiện: Quách Du

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Chợ lá dong lâu đời dù vắng khách nhưng giá vẫn cao

VĂN ĐỨC-AT |

Không nhộn nhịp, tấp nập như mọi năm, chợ lá dong Trần Quý Cáp (Đống Đa, Hà Nội) năm nay lại đìu hiu và ảm đạm, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bồi hồi nhớ Tết quê nhà ở chợ xứ Quảng giữa lòng TPHCM

Thanh Thanh |

Tết đến xuân về, những người con xứ Quảng xa quê thường ghé chợ Bà Hoa (quận Tân Bình, TPHCM) mua những món đặc sản của miền Trung để vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Chợ Phiên 400 năm tuổi ở Cam Lộ ngày giáp Tết

HƯNG THƠ - LÊ TRƯỜNG |

Chợ Phiên Cam Lộ được thành lập từ năm 1621, là trung tâm thương mại lớn nhất, nhì của vùng đất Thuận Hóa từ thế kỷ XVII, XVIII. Đây là một trong những chợ cổ nhất của tỉnh Quảng Trị còn lưu giữ được những nét đặc trưng riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam cho đến ngày nay.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.