Không còn cảnh tranh cướp tại hội Gióng, người dân thong thả nhận lộc

Thế Kỷ |

Hội Gióng đền Sóc (Hà Nội) sáng mùng 6 Tết không còn xảy ra tình trạng tranh cướp các lễ vật, như giò hoa tre, trầu cau... Các lễ vật này được Ban tổ chức di chuyển vào hậu cung Đền Thượng để làm lễ, sau đó sắp ra những mâm nhỏ, chuyển xuống Đền Hạ, Đền Mẫu để cúng, và phát cho người dân.

Sáng 15.2, hội Gióng đền Sóc 2024 chính thức khai hội tại khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội). Đây là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2010.
Sáng 15.2, hội Gióng đền Sóc 2024 chính thức khai hội tại khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội). Đây là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2010.
Lễ vật được 8 thôn, làng cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Giáp Thìn lần lượt được đưa lên làm lễ, gồm: thần mã (ngựa sắt), cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng và giò hoa tre.
Lễ vật được 8 thôn, làng cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Giáp Thìn lần lượt được đưa lên làm lễ, gồm: thần mã (ngựa sắt), cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng và giò hoa tre.
Hàng vạn du khách thập phương đã đến đền Sóc để làm lễ, dâng hương trong ngày khai hội.
Hàng vạn du khách thập phương đã đến đền Sóc để làm lễ, dâng hương trong ngày khai hội.
Trong số những lễ vật, giò hoa tre được quan tâm nhiều nhất. Các năm trước thậm chí đã từng xảy ra tình trạng tranh cướp lộc. Hoa tre năm nay được đặt lễ ở Đền Thượng, không rước xuống Đền Mẫu và Đền Hạ để tránh bị người dự hội tranh cướp.
Trong số những lễ vật, giò hoa tre được nhiều người quan tâm. Các năm trước thậm chí đã từng xảy ra tình trạng tranh cướp lộc. Hoa tre năm nay được đặt lễ ở Đền Thượng, không rước xuống Đền Mẫu và Đền Hạ để tránh bị người dự hội tranh cướp.
Văn tế đọc trước đền khi lễ vật được dâng lên.
Văn tế đọc trước đền khi lễ vật được dâng lên.
Ban Tổ chức nổi hồi trống khai hội.
Ban Tổ chức nổi hồi trống khai hội.
Người dân dâng lễ tại đền Sóc.
Người dân dâng lễ tại đền Sóc.
Người dân nhận lộc trầu cau sau khi đã lễ xong. Mặc dù ai cũng mong muốn nhận được lộc nhưng đã không còn cảnh tranh cướp như một số lễ hội trước.
Người dân nhận lộc trầu cau sau khi đã lễ xong. Mặc dù ai cũng mong muốn nhận được lộc nhưng đã không còn cảnh tranh cướp như một số lễ hội trước.
Người dân thong thả nhận lộc.
Người dân thong thả nhận lộc.
Năm nay, “nữ tướng” được thôn Yên Tàng lựa chọn thực hiện lễ rước tại khai hội là Nghiêm Thị Bích Ngọc (11 tuổi, học sinh lớp 5 Trường tiểu học xã Bắc Phú).
Năm nay, “nữ tướng” được thôn Yên Tàng lựa chọn thực hiện lễ rước tại khai hội là Nghiêm Thị Bích Ngọc (11 tuổi, học sinh lớp 5, Trường tiểu học xã Bắc Phú).
Để được lựa chọn làm “nữ tướng“, Ngọc là con ngoan trò giỏi trong nhiều năm liền, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến. Cạnh đó, gia đình em cũng là gia đình văn hóa, sống hòa thuận, chan hòa với láng giềng, có đời sống kinh tế ổn định.
Để được lựa chọn làm “nữ tướng“, Ngọc là con ngoan trò giỏi trong nhiều năm liền, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến. Bên cạnh đó, gia đình em cũng là gia đình văn hóa, sống hòa thuận, chan hòa với láng giềng, có đời sống kinh tế ổn định.
Hàng vạn du khách thập phương đến ngày khai hội Gióng đền Sóc.
Hàng vạn du khách thập phương đến ngày khai hội Gióng đền Sóc năm 2024.

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ anh hùng Thánh Gióng.

Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

Tiểu thương "méo mặt" khi không bán được hàng trong ngày hội Gióng

Hải Danh - Ngọc Chi |

Hà Nội - Ngày 28.1, sau ngày khai mạc Lễ hội Gióng tại Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), lượng du khách thập phương đến dự hội vẫn đông, tuy nhiên các hàng quán lại trong tình trạng ế ẩm, không bán được hàng.

Lễ hội Gióng Đền Phù Đổng năm 2022 diễn ra trong 5 ngày

Thanh Hương |

Hà NộiLễ hội Gióng Đền Phù Đổng năm 2022 do huyện Gia Lâm thực hiện sẽ chính thức diễn ra từ ngày 6 đến 10.5 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội).

Hội Gióng - hệ biểu tượng cao đẹp của sức mạnh và nhân cách Việt Nam

GS.TS Bùi Quang Thanh |

Phù Đổng Thiên Vương - Đức Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử của tâm thức người Việt, biểu tượng cao đẹp cho sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc, là một trong số những nhân vật được phụng thờ ở nhiều làng xã, tập trung tại nhiều di tích lịch sử - văn hóa thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, Thánh Gióng cũng là nhân vật trung tâm của hàng loạt lễ hội được tổ chức hằng năm tại nhiều làng quê.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.