Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3: Muôn kiểu khó khăn của nữ công nhân lao động

Minh Hương |

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên gặp rất nhiều gương mặt nữ công nhân lao động. Dù họ có số phận khác nhau nhưng đặc điểm chung là cuộc sống khó khăn, chắt bóp, lo toan cho gia đình.

Chị Bùi Thị Linh - công nhân trong Khu công nghiệp Ngọc Hoà, Chương Mỹ, Hà Nội)
Chị Bùi Thị Linh - công nhân trong Khu công nghiệp Ngọc Hoà, Chương Mỹ, Hà Nội - ngồi lọt thỏm trong căn bếp của phòng trọ. Chị Linh quê ở Hoà Bình, có 2 người con, bé đầu 8 tuổi, bé thứ 2 mới 3 tuổi đều gửi cho ông bà chăm nom. Để tiết kiệm chi phí, mỗi lần về quê thăm con, chị vượt 90km bằng xe máy. Vội vã đi rồi về, chị chỉ gặp con được vài tiếng đồng hồ.
 
Xóm trọ chị Linh sinh sống luôn đầy ắp tiếng cười. Họ san sẻ miếng ăn, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
 
Nguyễn Thị Len (sinh năm 1991) - công nhân Khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Dịch COVID-19 tác động, chồng chị Len không có việc làm. Công việc của chị ổn định hơn nên chị chấp nhận ở lại là trụ cột chính trong nhà, còn chồng chị về quê chăn nuôi thêm.
 
Chị Nguyễn Thị Thiệp - công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) - trong phòng trọ mới chuyển đến hồi ra Tết. Chị Thiệp có 2 người con trong độ tuổi mẫu giáo, dịch bệnh nên chị chưa thể đón con quay trở lại phòng trọ. Khi con còn nhỏ, chị Thiệp xin đi làm ca đêm, còn ban ngày ở nhà trông con. Liên tục 3 tháng như vậy, nữ công nhân hầu như thức cả ngày lẫn đêm. "Nghĩ lại thời điểm đó, tôi phục mình thật. Ai nhìn vào cũng bảo "chịu đấy" - chị Thiệp nói.
Chị Nguyễn Thị Thu - công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Chị có con lớn 6 tuổi đang được gửi về quê nhờ ông bà trông, còn con nhỏ, hơn 1 tuổi đang sống cùng bố mẹ trong căn phòng trọ chật chội, nóng bức. Làm công nhân gần 10 năm, chị Thu cho biết khá mệt mỏi song về quê cũng không có việc làm nên vẫn cố bám trụ ở thành phố.
Chị Nguyễn Thị Thu - công nhân trong Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) - có con lớn 6 tuổi được gửi về quê nhờ ông bà trông, còn con nhỏ hơn 1 tuổi đang sống cùng bố mẹ trong căn phòng trọ chật chội, nóng bức. Làm công nhân gần 10 năm, chị Thu cho biết khá mệt mỏi song về quê cũng không có việc làm nên vẫn cố bám trụ ở thành phố, kiếm tiền lo cho tương lai của con.
Nhóm công nhân môi trường sưởi ấm sau khi kết thúc ca làm. Với mức lương trung bình từ 5-7 triệu, họ phải thức khuya, dậy sớm làm việc bất kể trời nắng hay mưa rét. Nữ công nhân cây xanh bắt gặp ống kính khi đang làm việc. Mỗi ngày, nữ công nhân này vượt 30 km (cả đi và về) để đến nơi làm. Công việc vất vả song họ vẫn yêu nghề vì “nuôi sống được gia đình. Mong mỏi lớn nhất của nữ công nhân là được tăng lương.
Nhóm nữ công nhân môi trường sưởi ấm sau khi kết thúc ca làm. Với mức lương trung bình từ 5 -7 triệu đồng/tháng, họ phải thức khuya, dậy sớm làm việc bất kể trời nắng hay mưa rét.
Bà Nguyễn Thị Khuy (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - nữ công nhân vệ sinh môi trường ngồi lọt thỏm ở vỉa hè. Mức lương gần 5 triệu đồng/ tháng, để có tiền cho cả gia đình chi tiêu dè dặt, bà phải làm thêm các công việc vặt khác.
Bà Nguyễn Thị Khuy (huyện Hoài Đức, Hà Nội) - nữ công nhân vệ sinh môi trường - ngồi lọt thỏm ở vỉa hè. Mức lương chỉ gần 5 triệu đồng/tháng, để có tiền cho cả gia đình chi tiêu dè dặt, bà phải làm thêm các công việc vặt khác.
Vừa dọn rác, bà vừa nhặt ve chai mang về bán. Số ve chai nhặt được giúp bà C được 20.000 – 30.000 đồng, bù tiền xăng xe đi lại“.
Vừa dọn rác, bà vừa nhặt ve chai mang về bán. Số ve chai nhặt được giúp bà Khuy có được 20.000 - 30.000 đồng, bù tiền xăng xe đi lại“.
Nữ công nhân cây xanh bắt gặp ống kính khi đang làm việc. Mỗi ngày, nữ công nhân này vượt 30km (cả đi và về) để đến nơi làm. Công việc vất vả song họ vẫn yêu nghề vì “nuôi sống được gia đình“. Mong mỏi lớn nhất của nữ công nhân là được tăng lương.
Nữ công nhân cây xanh bắt gặp ống kính khi đang làm việc. Mỗi ngày, nữ công nhân này vượt 30km (cả đi và về) để đến nơi làm. Công việc vất vả song họ vẫn yêu nghề vì “nuôi sống được gia đình“. Mong mỏi lớn nhất của nữ công nhân là được tăng lương.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Nũ công nhân mong được thêm thu nhập

Minh Hương |

Khi được hỏi về ngày 8.3, đa số nữ công nhân đều nói điều họ suy nghĩ là làm sao có sức khoẻ, thêm thu nhập, mai ăn gì, đi làm ca nào, tiền điện tháng này bao nhiêu... Và cũng có người mơ lớn hơn về ngôi nhà cho gia đình.

Những gợi ý hẹn hò dành cho các cặp đôi nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3

Tuấn Đạt |

Một vài gợi ý hay dưới đây sẽ giúp các cặp đôi có những buổi hẹn hò lãng mạn nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3.

Quy định về việc xin giấy nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội

Minh Hương |

Ông Tuấn Minh hỏi: Tôi bị F0 ra trạm y tế phường khai báo và ở nhà điều trị, khi âm tính, tôi đến trạm test lại thì có xin được giấy nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội không?

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.