Nông sản ĐBSCL giữa vòng xoáy COVID-19: Thay đổi để thích ứng

TRẦN LƯU - MINH ÁNH |

Dịch COVID-19 đang tác động nặng nề đến nền kinh tế nông nghiệp ĐBSCL, vốn được xem là chủ lực của cả nước. Những ruộng đồng đã thu hoạch chín rộ, nhưng vắng bóng người mua. Khó khăn là vậy, nhưng nó cũng tạo ra cơ hội để nền nông nghiệp “đất chín rồng” thay đổi để thích ứng, “sống chung với dịch bệnh”, chứ không chỉ trông chờ vào những cuộc giải cứu.
Đây là hình ảnh rộn rã thu hoạch lúa hè thu năm 2020 tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, với những kẻ bán người mua, ghe xuồng tấp nập, neo đậu chật kín những dòng kênh.
Đây là hình ảnh rộn rã thu hoạch lúa hè thu năm 2020 tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, với những kẻ bán người mua, ghe xuồng tấp nập, neo đậu chật kín những dòng kênh.
Đây là hình ảnh rộn rã thu hoạch lúa hè thu năm 2020 tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, với những "kẻ bán-người mua", ghe xuồng tấp nập, neo đậu chật kín những dòng kênh.
Nhưng vụ lúa hè thu năm nay lại là cảnh ảm đạm. Những ruộng lúa chín vàng, nhưng vắng hoe, không một bóng người. Những ngày qua, do ảnh hưởng dịch bệnh kéo dài. Các thương lái ngán ngại đi thua mua, còn khâu vận chuyển cũng gặp vô số khó khăn do các địa phương siết chặt quản lý để phòng dịch.
Nhưng vụ lúa hè thu năm nay lại là cảnh ảm đạm. Những ruộng lúa chín vàng, nhưng vắng hoe, không một bóng người. Những ngày qua, do ảnh hưởng dịch bệnh kéo dài. Các thương lái ngán ngại đi thu mua, còn khâu vận chuyển cũng gặp vô số khó khăn do các địa phương siết chặt quản lý để phòng dịch.
Anh Nguyễn Hữu Thanh (xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cho hay: Gia đình anh trồng 6 công lúa giống OM 18, đã hợp đồng với thương lái bán với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng đến ngày cắt lúa, thương lái viện lý do dịch bệnh, đi lại khó khăn nên thương lượng giảm giá xuống còn 5.900 đồng/kg”. Dù bán giá thấp, nhưng anh Thanh là trường hợp may mắn vì có người đến mua lúa. Hiện có tới hàng ngàn nông hộ đã thu hoạch dứt điểm, lúa chất đầy đồng, nhưng chờ mãi không có người tới mua.
Anh Nguyễn Hữu Thanh (xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) cho hay: Gia đình anh trồng 6 công lúa giống OM 18, đã hợp đồng với thương lái bán với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng đến ngày cắt lúa, thương lái viện lý do dịch bệnh, đi lại khó khăn nên thương lượng giảm giá xuống còn 5.900 đồng/kg”. Dù bán giá thấp, nhưng anh Thanh là trường hợp may mắn vì có người đến mua lúa. Hiện có tới hàng ngàn nông hộ đã thu hoạch dứt điểm, lúa chất đầy đồng, nhưng chờ mãi không có người tới mua.
Anh Lê Thanh Tùng, một thương lái thu mua lúa ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: “Hơn nửa tháng qua, hầu hết các ghe mua lúa phải nằm nhà. Do người điều khiển ghe không có giấy kiểm dịch, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nên gặp khó trong việc đưa ghe đi thu mua. Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh trong vùng đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, việc kiểm tra nghiêm ngặt, nên thương lái rất ngại. Dẫn đến nhiều nôn sản bị ùn ứ“.
Anh Lê Thanh Tùng, một thương lái thu mua lúa ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho biết: “Hơn nửa tháng qua, hầu hết các ghe mua lúa phải nằm nhà. Do người điều khiển ghe không có giấy kiểm dịch, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nên gặp khó trong việc đưa ghe đi thu mua. Bên cạnh đó, hầu hết các tỉnh trong vùng đang thực hiện Chỉ thị 16, việc kiểm tra nghiêm ngặt, nên thương lái rất ngại. Dẫn đến nhiều nông sản bị ùn ứ“.
Chỉ riêng tại tỉnh Hậu Giang, từ nay đến cuối năm, sản lượng cây ăn trái khoảng 102.973 tấn; rau màu khoảng 35.550 tấn, chăn nuôi các loại 11.466 tấn; thủy sản các loại 45.845 tấn… Trong đó, một số nông sản đang vào vụ thu hoạch có sản lượng lớn cần được hỗ trợ tiêu thụ như: Cam, dưa lê, chôm chôm, nhãn…
Chỉ riêng tại tỉnh Hậu Giang, từ nay đến cuối năm, sản lượng cây ăn trái khoảng 102.973 tấn; rau màu khoảng 35.550 tấn, chăn nuôi các loại 11.466 tấn; thủy sản các loại 45.845 tấn… Trong đó, một số nông sản đang vào vụ thu hoạch có sản lượng lớn cần được hỗ trợ tiêu thụ như: Cam, dưa lê, chôm chôm, nhãn…
Chỉ riêng tại tỉnh Hậu Giang, từ nay đến cuối năm, sản lượng cây ăn trái khoảng 102.973 tấn, rau màu khoảng 35.550 tấn, chăn nuôi các loại 11.466 tấn, thủy sản các loại 45.845 tấn… Trong đó, một số nông sản đang vào vụ thu hoạch có sản lượng lớn cần được hỗ trợ tiêu thụ như: Cam, dưa lê, chôm chôm, nhãn…
Còn tại Cần Thơ, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NNPTNT, cho biết: Những ngày qua, hầu hết các loại nông sản của thành phố đều gặp khó trong khâu tiêu thụ, giá bán giảm sâu. Nguyên nhân là do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 làm việc lưu thông, kết nối cung - cầu nông sản bị gián đoạn. Hiện thành phố đã thu hoạch dứt điểm gần 75.200ha lúa hè thu vào đầu tháng 7, tuy nhiên đến nay sản lượng lúa, gạo vẫn còn tồn đọng trong dân và các doanh nghiệp. Như Công ty CP Hoàng Nhật Minh (huyện Thới Lai) hiện vẫn còn tồn đọng 1.600 tấn gạo chưa xuất khẩu được..
Còn tại Cần Thơ, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NNPTNT, cho biết: Những ngày qua, hầu hết các loại nông sản của thành phố đều gặp khó trong khâu tiêu thụ, giá bán giảm sâu. Nguyên nhân là do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 làm việc lưu thông, kết nối cung - cầu nông sản bị gián đoạn. Hiện thành phố đã thu hoạch dứt điểm gần 75.200ha lúa hè thu vào đầu tháng 7, tuy nhiên đến nay sản lượng lúa, gạo vẫn còn tồn đọng trong dân và các doanh nghiệp. Như Công ty CP Hoàng Nhật Minh (huyện Thới Lai) hiện vẫn còn tồn đọng 1.600 tấn gạo chưa xuất khẩu được...
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vụ lúa hè thu này, ĐBSCL đã xuống giống được 1,5 triệu ha, đến nay đã thu hoạch hơn 483.000ha, với năng suất 5,86 tấn/ha, và còn khoảng trên dưới 1 triệu ha đang chờ thu hoạch với sản lượng dự kiến gần 6 triệu tấn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vụ lúa hè thu này, ĐBSCL đã xuống giống được 1,5 triệu ha, đến nay đã thu hoạch hơn 483.000ha, với năng suất 5,86 tấn/ha, và còn khoảng trên dưới 1 triệu ha đang chờ thu hoạch với sản lượng dự kiến gần 6 triệu tấn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
Trước tình trạng trên, các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ. Ngoài việc kêu gọi giải cứu nông sản, giải quyết khó khăn trước mắt; các tỉnh đã triển khai nhiều kịch bản, hành động nhằm tìm hướng tiêu thụ lâu dài cho nông sản trong điều kiện tình hình mới. Ảnh: Một điểm bán hàng bình ổn trong mô hình “đưa chợ ra phố” tại Cần Thơ.
Trước tình trạng trên, các địa phương ĐBSCL đang khẩn trương tìm giải pháp tháo gỡ. Ngoài việc kêu gọi giải cứu nông sản, giải quyết khó khăn trước mắt; các tỉnh đã triển khai nhiều kịch bản, hành động nhằm tìm hướng tiêu thụ lâu dài cho nông sản trong điều kiện tình hình mới. Ảnh: Một điểm bán hàng bình ổn trong mô hình “đưa chợ ra phố” tại Cần Thơ.
Tại Cần Thơ, Sở NNPTNT đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam ra mắt website chuyên về kết nối cung cầu, phục vụ riêng trên địa bàn. Ở đó, người mua có thể nêu lên yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, quy cách sản phẩm cần mua; còn người bán thì quảng bá, chia sẻ hình ảnh, thông tin liên quan về nông sản của mình để thu hút khách hàng.
Tại Cần Thơ, Sở NNPTNT đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam ra mắt website chuyên về kết nối cung cầu, phục vụ riêng trên địa bàn. Ở đó, người mua có thể nêu lên yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, quy cách sản phẩm cần mua; còn người bán thì quảng bá, chia sẻ hình ảnh, thông tin liên quan về nông sản của mình để thu hút khách hàng.
Còn tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh này cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bán hàng online trên các trang thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn, Shopee, Lazada…, đăng thông tin nông sản của tỉnh trên app Haugiang và phối hợp với ViettelPost, Bưu điện tỉnh kết nối tiêu thụ nông sản người dân khi có nhu cầu. Bởi các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ dù có hiệu quả nhưng chỉ giải quyết được khó khăn ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Một mô hình trồng rau thủy canh ở ĐBSCL.
Còn tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh này cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bán hàng online trên các trang thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn, Shopee, Lazada…, đăng thông tin nông sản của tỉnh trên app Haugiang và phối hợp với ViettelPost, Bưu điện tỉnh kết nối tiêu thụ nông sản người dân khi có nhu cầu. Bởi các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ dù có hiệu quả nhưng chỉ giải quyết được khó khăn ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Một mô hình trồng rau thủy canh ở ĐBSCL.
Ông Võ Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp cho hay: Thời điểm này, giao dịch trực tiếp rất khó khăn, chính vì thế, nông dân, doanh nghiệp cần phát triển các kênh bán hàng online trên nền tảng mạng xã hội, đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, mở trang web để giới thiệu hàng hóa...
Ông Võ Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp cho hay: Thời điểm này, giao dịch trực tiếp rất khó khăn, chính vì thế, nông dân, doanh nghiệp cần phát triển các kênh bán hàng online trên nền tảng mạng xã hội, đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, mở trang web để giới thiệu hàng hóa...
Ông Võ Tiến Thành, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp cho hay: Thời điểm này, giao dịch trực tiếp rất khó khăn, chính vì thế, nông dân, doanh nghiệp cần phát triển các kênh bán hàng online trên nền tảng mạng xã hội, đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, mở trang web để giới thiệu hàng hóa...
Theo các chuyên gia, dịch bệnh đã gây ra những khó khăn, nhưng cũng mở ra những cơ hội để nền nông nghiệp “đất chín rồng” chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới. Mà ở đó, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm qua hình thức trực tuyến, online có thể xem là một điển hình.
Theo các chuyên gia, dịch bệnh đã gây ra những khó khăn, nhưng cũng mở ra những cơ hội để nền nông nghiệp “đất chín rồng” chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới. Mà ở đó, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm qua hình thức trực tuyến, online có thể xem là một điển hình.
TRẦN LƯU - MINH ÁNH
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chuyển dần sang đường chính ngạch

Vũ Long |

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và hướng tới xuất khẩu chính ngạch trong thời gian tới.

Lúa chất đầy đồng nhưng vắng bóng người mua

TRẦN LƯU - TẠ QUANG |

Ngay cả khi có đầy đủ giấy tờ, cánh thương lái cũng ngại ra đường vì sợ lây nhiễm dịch bệnh, dẫn đến cảnh những ruộng lúa đã thu hoạch dứt điểm, nhưng vắng bóng người mua. Nông dân vùng ĐBSCL đang đối mặt với vụ lúa hè thu ảm đạm chưa từng có…

Hàng loạt địa phương ĐBSCL yêu cầu người dân hạn chế ra đường sau 18h

Lục Tùng |

Hàng loạt tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt ban hành văn bản yêu cầu người dân hạn chế ra đường sau 18h.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.