U Minh Thượng “mắc cạn” giữa hai làn nước

Lục Tùng |

Bên này dòng nước mặn, kênh đầy nước, nhưng cũng đầy rác như chỉ báo về nguy cơ bệnh tật khó lường; bên kia, nước ngọt, nhưng gần như trơ đáy. Những ngày này, người dân 2 xã Minh Thuận và An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) như đang mắc cạn giữa hai làn nước mặn - ngọt, dồn đẩy đời sống người dân lên đỉnh cao của sự khó khăn trong mùa hạn mặn.

Bị ngăn dòng chảy tự nhiên, các lòng kênh trong phần nước ngọt dày đặc lục bình. Ảnh: LT
Để ngăn chặn nước mặn tràn vào làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, ngành chức năng, địa phương thực hiện hàng trăm con đập với nhiều hình thức từ hiện đại với bê tông, kết thép cho đến đập tạm với vật liệu là đất... Cái lợi của cách làm này là ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, tích nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất, nhưng đằng sau đó phát sinh nhiều hệ lụy... ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Rác ứ đọng tại các đầu công trình điều tiết nước. Ảnh: LT
Trước hết là việc thiếu nước cho nuôi trồng. Đối với vùng nước mặn, do bị ứ đọng dòng chảy, cộng với thói quen vứt rác bữa bãi đã khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, độ mặn tăng cao cục bộ, là nguyên nhân khiến cho nhiều diện tích nuôi tôm gặp trở ngại. Ảnh: Rác ứ đọng tại các đầu công trình điều tiết nước.
Ô nhiễm tại các đầu cống điều tiết nước. Ảnh: LT
Ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng, cho biết: Hiện toàn huyện có khoảng 400ha tôm nuôi gặp nhiều trục trặc do bị sốc môi trường, nguồn nước. Hiện người nuôi đang ra sức điều trị, nhưng khả năng thành công không cao. Ảnh: Ô nhiễm tại các đầu cống điều tiết nước.
Dòng kênh trơ đáy. Ảnh: LT
Trong khi đó, với vùng nước ngọt, việc ngăn cách khiến cho dòng nước không được cung cấp, gặp nắng nóng nhanh bốc hơi, khiến quá trình cạn kiệt diễn ra nhanh hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như mức an toàn nguồn nước, mà còn gây thiếu nước tưới cục bộ nhiều loại cây trồng và ảnh hưởng đến việc tiêu thụ.
Sau khi thu hoạch, chuối được đưa qua các tuyến kênh cạn. Ảnh: LT
Do không được thông dòng tự nhiên, nên bên này các phần kênh nước ngọt ngày càng cạn kiệt, khiến cho xuồng ghe - phương tiện vận chuyển nông sản của phần lớn người dân nơi đây - gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi thu hoạch, đưa xuống xuồng chở đến đầu các con đập ngăn mặn. Ảnh: LT
Ông Nguyễn Minh Trọng, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng cho biết: Hiện giá chuối xiêm tại đây ở mức trên dưới 3.000 đồng/nải, giảm 50% so với tháng trước, nhưng thương lái vẫn không chịu mua do kênh rạch khô cạn, cống đập ngăn cách nên xuồng ghe không vận chuyển được.
Sau đó chở bằng mô tô đến các vựa thu mua. Ảnh: LT
Để bán được chuối, nông dân phải thực hiện nhiều công đoạn vận chuyển, khiến chi phí giá thành tăng cao. Theo ông Trọng, trước đây, thu hoạch xong, thương lái đưa chuối xuống ghe là xong. Còn bây giờ, phải chuyển từ ghe đến đoạn đập rồi dùng mô tô chuyển từng chuyến ra đến vựa thu mua của thương lái. Vừa tốn công, vừa tốn kém chi phí. Đây sẽ là con số không nhỏ khi diện tích chuối ở U Minh Thượng khoảng 1.500ha.
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Long An: Mất trắng gần 1.000ha lúa Đông Xuân do hạn mặn

Kỳ Quan |

Hạn mặn mùa khô 2019 – 2020 đã làm tỉnh Long An mất trắng 990ha lúa Đông Xuân cùng 3.800ha lúa Đông Xuân khác bị thiệt hại giảm năng suất từ 30 – 60%.

Bàn giao hàng trăm giếng khoan phục vụ cấp nước vùng hạn mặn, khô hạn

THÔNG CHÍ |

Đánh giá hình hạn mặn mùa khô năm 2020 tại Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, bộ Tài nguyên và môi trường đang thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước.

Hạn mặn khốc liệt, nhiều đơn vị, cá nhân hỗ trợ nước ngọt cho Bến Tre

Kỳ Quan |

Mùa khô năm nay, nước trên các nhánh sông Cửu Long bao quanh tỉnh Bến Tre độ mặn đang lên rất cao, làm nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt của người dân cũng bị mặn theo. Một cuộc tiếp nước của các tổ chức, cá nhân trên cả nước sôi động chưa từng thấy đang giúp người dân Bến Tre giải khát.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Long An: Mất trắng gần 1.000ha lúa Đông Xuân do hạn mặn

Kỳ Quan |

Hạn mặn mùa khô 2019 – 2020 đã làm tỉnh Long An mất trắng 990ha lúa Đông Xuân cùng 3.800ha lúa Đông Xuân khác bị thiệt hại giảm năng suất từ 30 – 60%.

Bàn giao hàng trăm giếng khoan phục vụ cấp nước vùng hạn mặn, khô hạn

THÔNG CHÍ |

Đánh giá hình hạn mặn mùa khô năm 2020 tại Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, bộ Tài nguyên và môi trường đang thực hiện Chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng khan hiếm nước.

Hạn mặn khốc liệt, nhiều đơn vị, cá nhân hỗ trợ nước ngọt cho Bến Tre

Kỳ Quan |

Mùa khô năm nay, nước trên các nhánh sông Cửu Long bao quanh tỉnh Bến Tre độ mặn đang lên rất cao, làm nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt của người dân cũng bị mặn theo. Một cuộc tiếp nước của các tổ chức, cá nhân trên cả nước sôi động chưa từng thấy đang giúp người dân Bến Tre giải khát.