Vẻ đẹp làng nghề "chạy dây" ở TPHCM

A.T |

Cách trung tâm TPHCM 10km về phía tây, có một ngôi làng bình yên nằm giữa đồng cỏ với tên gọi lạ: làng "chạy dây". Từ hơn chục năm nay, người dân sống ở đây đều đặn mỗi ngày di chuyển đến 20 cây số để bện dây.
Khu đất trống ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) là nơi trú ngụ và mưu sinh của một xóm nhỏ với hơn 10 căn nhà lợp mái tôn cũ kỹ, xập xệ. Người trong xóm hầu hết từ vùng quê ở An Giang, lên TPHCM hơn hai chục năm nay rồi. Không biết cơ duyên nào mà họ tìm tới nhau, lập thành một xóm nhỏ được người dân quanh đây gọi quen với cái tên “làng chạy“.
Khu đất trống ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) là nơi trú ngụ và mưu sinh của một làng nhỏ với hơn 10 căn nhà lợp mái tôn cũ kỹ, xập xệ. Hầu hết người trong làng đều có điểm chung là nghèo và gốc người miền Tây Nam bộ, chủ yếu ở An Phú – An Giang.

Sở dĩ được gọi “làng chạy” bởi vì công việc của họ phải chạy nhiều hơn đi và sẵn sàng “chạy” khi khu đất đó bị quy hoạch làm nhà, chủ cho thuê bắt di dời.
“Ở dưới quê nghèo quá, muốn làm cũng không có việc nên tui và một số anh em đánh liều bỏ xứ lên thành phố lập nghiệp, rồi bén duyên với nghề vấn dây thừng. Công việc vấn dây tuy cực khổ nhưng thu nhập ổn định nên tụi tui trở về quê gọi thêm người thân lên thành phố cùng làm. Lâu dần, dân ở đây đông lên và lập thành làng để cưu mang, đỡ đần nhau trong cuộc sống và san sẻ nhau công ăn chuyện làm” Ông Bảy chia sẻ
“Ở dưới quê nghèo quá, muốn làm cũng không có việc nên tui và một số anh em đánh liều bỏ xứ lên thành phố lập nghiệp, rồi bén duyên với nghề dây thừng. Công việc tuy cực khổ nhưng thu nhập ổn định nên tụi tui trở về quê gọi thêm người thân lên thành phố cùng làm. Lâu dần, dân ở đây đông lên và lập thành làng để cưu mang, đỡ đần nhau trong cuộc sống và san sẻ nhau công ăn chuyện làm” - Ông Bảy chia sẻ

Công việc này đòi hỏi phải làm ở nơi rộng rãi, bằng phẳng. Những người dân hùn tiền thuê khu đất trống rộng hàng nghìn m2 và dựng nhà tạm bợ ngay tại đây. Có hơn chục gia đình cùng làm nghề này.
Công việc này đòi hỏi phải làm ở nơi rộng rãi, bằng phẳng. Những người dân hùn tiền thuê khu đất trống rộng hàng nghìn m2 và dựng nhà tạm bợ ngay tại đây. Có hơn chục gia đình cùng làm nghề này.
Nghề này không thể làm một mình, luôn đòi hỏi có sự kết hợp giữa hai người. Người chia dây, người cầm cào kéo để căng dây. Người chia phải nhả dây từ từ, nếu quá nhanh sẽ rối, còn quá chậm thì người kéo sẽ rất nặng.
Nghề se dây thừng nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khá kén công, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và kiên trì. Để làm ra được một sợi dây thừng thì phải trải qua nhiều công đoạn, tuỳ theo kích thước khác nhau mà người dân phải kéo dây đi xa 270 mét, luồn qua những cọc gỗ để tách các dây không bị rối nhau, sau đó quay trở lại chiếc máy quấn dây.
Nghề se dây thừng nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khá kén công, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và kiên trì. Để làm ra được một sợi dây thừng thì phải trải qua nhiều công đoạn, tuỳ theo kích thước khác nhau mà người dân phải kéo dây đi xa 270 mét, luồn qua những cọc gỗ để tách các dây không bị rối nhau, sau đó quay trở lại chiếc máy quấn dây.
Nghề này không thể làm một mình, luôn đòi hỏi có sự kết hợp giữa hai người. Người chia dây, người cầm cào kéo để căng dây. Người chia phải nhả dây từ từ, nếu quá nhanh sẽ rối, còn quá chậm thì người kéo sẽ rất nặng.
Dây thừng được vấn ở đây chủ yếu là loại dây ly (dây to trên 20mm), dây đậu (dây có kích thước vừa phải 3-5mm), dây cào (dây có răng cưa) và dây cước (dùng để làm lưới cá biển). Để hoàn thành một cuộn dây thừng, người thợ phải kéo dây đi về từ 3-5 lần cho dây thẳng để máy vấn không rối, mỗi lượt kéo họ phải chạy trên 200m.
Những cuộn dây ni-lông mảnh (loại chuyên dùng may bao bì, đan túi lưới) là nguyên liệu chính được bên lại tạo nên dây thừng. Dây thừng ở đây chủ yếu là loại dây ly (dây to trên 20mm), dây đậu (dây có kích thước vừa phải 3-5mm), dây cào (dây có răng cưa) và dây cước (dùng để làm lưới cá biển).
Để ra một sợi dây thừng thành phẩm họ phải trải qua bốn công đoạn và “chạy” 3 lượt, mỗi lượt gần 200 mét. Trung bình một ngày mỗi người “chạy” khoảng 20 km. Do vậy ông Vũ (58 tuôi) nói nửa đùa nửa thiệt: “Nếu tính quãng đường đã chạy chắc tui chạy tới nước ngoài luôn rồi”.
Để hoàn thành một cuộn dây thừng, người thợ phải kéo dây đi về từ 3-5 lần cho dây thẳng để không rối, mỗi lượt kéo họ phải chạy trên 200m. Trung bình một ngày mỗi người “chạy” khoảng 20 km. Do vậy ông Vũ (58 tuôi) nói nửa đùa nửa thiệt: “Nếu tính quãng đường đã chạy chắc tui chạy tới nước ngoài luôn rồi”.
Có gia đình gửi con ở quê học hành, cũng có gia đình mang theo cả con cái về đây phụ giúp cha mẹ.
Hầu hết những cặp vợ chồng “chạy dây” chỉ đem theo đứa con nhỏ tuổi nhất trong gia đình lên thành phố ở cùng, những đứa lớn tuổi vẫn ở dưới quê ăn học và được ông bà chúng chăm sóc.“Tuy xa con cái là một nỗi buồn lớn nhưng đời mình khổ quá, đành phải hy sinh và tằn tiện để cho tụi nhỏ nó biết cái chữ mà đổi nghề, chứ không lại theo nghề “chạy” như cha mẹ thì khổ cả đời”. Anh Hồng Lạc chia sẻ
“Mỗi ký dây thừng được trả 2.000 - 5.000 đồng tùy kích cỡ. Nhà tôi có ba người làm việc này, mỗi người ngày bện cỡ trăm ký dây, kiếm được 200.000 đồng. Vào mùa mưa thì phải tranh thủ làm từ sáng sớm, có khi cả đêm để đảm bảo đủ sản lượng“, bà Tùng chia sẻ.
“Mỗi ký dây thừng được trả 2.000 - 7.000 đồng tùy kích cỡ, sợi dây càng nhỏ tiền công càng cao. Nhà tôi có ba người làm việc này, mỗi người ngày bện cỡ trăm ký dây, kiếm được 200.000 đồng. Vào mùa mưa thì phải tranh thủ làm từ sáng sớm, có khi cả đêm để đảm bảo đủ sản lượng“, bà Tùng chia sẻ.
Công việc của người thợ vấn dây thừng bắt đầu từ tờ mờ sớm và kết thúc lúc chạng vạng tối. Nghề này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trời nắng thì dây sẽ bền chặt hơn, còn gặp trời mưa thì không thể làm việc do gió lớn làm rối dây và dây thấm nước rất khó kéo.
Công việc của người thợ làm dây thừng bắt đầu từ tờ mờ sớm và kết thúc lúc chạng vạng tối. Nghề này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trời nắng thì dây sẽ bền chặt hơn, còn gặp trời mưa thì không thể làm việc do gió lớn làm rối dây và dây thấm nước rất khó kéo.
A.T
TIN LIÊN QUAN

Gánh chè khuya hơn 40 năm làm thực khách Sài Gòn "mê mệt"

A.T - M.T |

Không biển hiệu, nhưng quán "chè đèn dầu" của ông bà Tư lúc nào cũng hút khách. Có những khách quen ăn chè hơn chục năm, cũng có những người lần đầu tiên đến vì "nghe danh"...

Đời ngụp lặn mưu sinh bằng nghề mò ốc, cào hến trên sông Bùi

Phạm Đông - Thái Hà |

Ngụp lặn nhiều giờ dưới dòng sông Bùi để mò ốc, hến từ lâu đã trở thành một nghề mưu sinh quen thuộc của người dân ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Cứ thế, từ năm này qua năm khác, từng con ốc, con hến đã trở thành miếng cơm, manh áo của người dân ven bờ sông này.

Mẹ "Âu Cơ" cưu mang hàng trăm đứa con tật nguyền

A.T |

Duyên nợ đã đưa người phụ nữ 80 tuổi gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 100 mảnh đời bất hạnh, trẻ bại não, khuyết tật, người già... tại Củ Chi, TPHCM hơn 30 năm qua.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.