"Vựa" than tổ ong Hà Nội lặng lẽ trước ngày tàn

Phạm Đông - Tùng Giang |

Tới đây khi chỉ thị về việc thay thế, loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu của UBND Hà Nội có hiệu lực, nhiều hộ sản xuất than tổ ong sẽ buộc phải chọn cho mình hướng đi khác. Trước một ngành nghề không còn phù hợp với văn minh đô thị, nhều hộ sản xuất than tổ ong ở Hà Nội đang tính chuyện phải đổi nghề.

 
 
Sâu bên trong xóm Ngọc Thụy, chân cầu Long Biên, Hà Nội từ lâu đã tồn tại xưởng sản xuất, tập kết than tổ ong. Tại đây, các mẻ than thành phẩm được xếp chồng lên nhau theo từng tầng, từng lớp chờ xuất xưởng, cung cấp cho các hộ kinh doanh hay hộ gia đình sử dụng. Ảnh: PV.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm than tổ ong cho biết, trước đây than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng. Hằng ngày người qua lại xưởng rất đông, nhưng vài năm nay việc bán than tổ ong trở nên ế ẩm. “Trung bình một ngày xưởng bán được từ 150 đến 200 viên than tổ ong. Lúc đỉnh điểm bán nhiều nhất cũng chỉ dừng ở ngưỡng 300 viên. Kinh doanh than chưa khi nào lại khó khăn đến thế. Nhưng chính nó lại mang lại cơm ăn, áo mặc cho hơn 10 công nhân tại xưởng”, ông Cường chia sẻ.
Trao đổi với PV Lao Động, ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm than tổ ong cho biết, trước đây than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng. Hằng ngày người qua lại xưởng rất đông, nhưng vài năm nay việc bán than tổ ong trở nên ế ẩm. “Trung bình một ngày xưởng bán được từ 150 đến 200 viên than tổ ong. Lúc đỉnh điểm bán nhiều nhất cũng chỉ dừng ở ngưỡng 300 viên. Kinh doanh than chưa khi nào lại khó khăn đến thế. Nhưng chính nó lại mang lại cơm ăn, áo mặc cho hơn 10 công nhân tại xưởng”, ông Cường chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Hoàng Văn Cường (sinh năm 1965), người có hơn 20 năm làm than tổ ong cho biết, trước đây than tổ ong có nhiều người mua và sử dụng. Hằng ngày người qua lại xưởng rất đông, nhưng vài năm nay việc bán than tổ ong trở nên ế ẩm. “Trung bình một ngày xưởng bán được từ 150 đến 200 viên than tổ ong, lúc đỉnh điểm bán nhiều nhất cũng chỉ dừng ở ngưỡng 300 viên", ông Cường cho biết. Ảnh: PV
Khi được hỏi về công việc mới sau khi nghỉ làm than tổ ong, ông Cường ngậm ngùi nói: “Mình cứ làm cho đến khi nào chính quyền thành phố không cho làm nữa, được ngày nào hay ngày đó. Đợt tới làm than bị cấm rồi thì về quê nuôi gà, chăn vịt chắc cũng không đói được đâu”. Theo ông Cường, thu nhập từ việc làm than tổ ong là rất thấp. Để có thể trang trải cho cuộc sống, hằng ngay ông vẫn phân loại phế thải, bìa giấy, sắt vụn bán lấy tiền gửi về gia đình.
Khi được hỏi về công việc mới sau khi nghỉ làm than tổ ong, ông Cường cho biết: “Đợt tới làm than bị cấm rồi thì tôi sẽ về quê nuôi gà, chăn vịt để có thu nhập". Theo ông Cường, thu nhập từ việc làm than tổ ong rất thấp. Để có thể trang trải cho cuộc sống, hằng ngày ông vẫn phân loại phế thải, bìa giấy, sắt vụn bán lấy tiền gửi về gia đình. Ảnh: PV
chiếc xe đạp với 2 bên gánh than quen thuộc được những người công nhân tại xưởng sử dụng hằng ngày để chở than đem bán.
Với 2 bên gánh than quen thuộc, chiếc xe đạp là một trong những phương tiện được công nhân tại xưởng sử dụng hằng ngày để chở than đem bán. Ảnh: PV
 
Ngõ 207 phố Bùi Xương Trạch (phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là địa chỉ không còn xa lạ với người dân xung quanh khu vực, đây là một trong những địa chỉ cung cấp than tổ ong có tiếng trong nội thành Hà Nội. Xưởng sản xuất than tổ ong của anh Đinh Văn Trường (sinh năm 1978) tồn tại trên con ngõ này từ trước năm 1995 đến nay. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình anh Trường. Ảnh: PV
Nhưng thời gian tới, việc sản xuất, kinh doanh than tổ ong ở những cơ sở này sẽ ngừng hoạt động bởi đến năm 2021, than tổ ong sẽ bị cấm sử dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh trên toàn địa bàn TP Hà Nội.
Nhưng thời gian tới, việc sản xuất, kinh doanh than tổ ong ở những cơ sở này sẽ ngừng hoạt động bởi đến năm 2021, than tổ ong sẽ bị cấm sử dụng làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội. Ảnh: PV

 

 
Được biết, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn Thành phố. Ảnh: PV
Bên cạnh đó, tại buổi họp Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vào ngày 5.11, ông Lê Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, bên cạnh vấn đề rác thải nhựa của thành phố thì hiện nay bếp than tổ ong là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê sơ bộ, toàn thành phố có 55.000 bếp than tổ ong, trong đó các quận nội thành chiếm 65%.
Tiếp đó, tại buổi họp Giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vào ngày 5.11, ông Lê Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, bên cạnh vấn đề rác thải nhựa của thành phố thì hiện nay bếp than tổ ong là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê sơ bộ, toàn thành phố có 55.000 bếp than tổ ong, trong đó các quận nội thành chiếm 65%. Ảnh: PV

Phạm Đông - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Từ năm 2021, Hà Nội cấm dùng bếp than tổ ong

Nguyễn Hà |

Hà Nội xác định lộ trình từ nay đến năm 2021 sẽ tổ chức thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong, làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Dẹp “nạn” bếp than tổ ong, kiến tạo không gian xanh đô thị

PHẠM ĐÔNG |

Trong hàng loạt các giải pháp cải thiện môi trường Hà Nội, việc xóa bỏ các loại khí đốt và trồng mới 600.000 cây xanh được coi là rất khả thi.

Đốt 528 tấn than tổ ong mỗi ngày, Hà Nội ô nhiễm càng thêm ô nhiễm

Nguyễn Hà |

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày người dân đốt tới 528 tấn than tổ ong. Đây là một trong những lý do khiến không khí Hà Nội trở nên ô nhiễm.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Từ năm 2021, Hà Nội cấm dùng bếp than tổ ong

Nguyễn Hà |

Hà Nội xác định lộ trình từ nay đến năm 2021 sẽ tổ chức thông báo đến mọi tầng lớp dân cư, các tổ dân phố, thôn, xóm, bản làng về chủ trương của thành phố loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong, làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Dẹp “nạn” bếp than tổ ong, kiến tạo không gian xanh đô thị

PHẠM ĐÔNG |

Trong hàng loạt các giải pháp cải thiện môi trường Hà Nội, việc xóa bỏ các loại khí đốt và trồng mới 600.000 cây xanh được coi là rất khả thi.

Đốt 528 tấn than tổ ong mỗi ngày, Hà Nội ô nhiễm càng thêm ô nhiễm

Nguyễn Hà |

Ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày người dân đốt tới 528 tấn than tổ ong. Đây là một trong những lý do khiến không khí Hà Nội trở nên ô nhiễm.