Xót xa cảnh bé trai 2 tuổi theo mẹ lao công đi gom rác mỗi ngày ở Hà Nội

Tùng Giang - Hà Phương |

Hà Nội – Hơn hai tháng nay, người dân sống quanh đường Kim Mã (quận Ba Đình) đã quen thuộc với hình ảnh một bé trai 2 tuổi đạp xe theo mẹ đi gom rác khắp các ngõ, phố Thủ đô.
 
15h mỗi ngày, trong tiết trời rét căm căm, chị Phạm Thị Lan (31tuổi, công nhân môi trường thuộc Tổ 8, Công ty Urenco 1 chi nhánh Ba Đình, thuê trọ tại làng Vạn Phúc) đạp chiếc xe cà tàng đèo con trai 2 tuổi đến điểm tập kết rác trên đường Kim Mã để bắt đầu ca làm việc thu gom rác thải.
 
Hôm nay, chị sẽ gom rác ở làng Vạn Phúc rồi sau đó đi gom tại các ngõ ngách trên đường Kim Mã. Thời gian từ 15h chiều đến 2h sáng hôm sau. Đây cũng là quãng thời gian cậu bé 2 tuổi cùng mẹ thực hiện hành trình giúp đường phố thông thoáng, sạch sẽ.
 
Chị Lan đưa xe thăng bằng cho con trai được người dân tặng, rồi đẩy xe rác đi đằng trước, gọi với theo: "Thóc ơi, đi thôi con".
 
Đường vào làng chật chội, đông đúc, chốc chốc người mẹ lại quay ra phía sau dặn cậu bé: "Nhớ đi lên vỉa hè con nhé".
 
Đến điểm thu gom, cậu bé dừng lại, bỏ xe dưới đất rồi ngồi im trên bậc thềm chờ mẹ. Có người dân đi qua cho gói bim bim, Thóc cầm trên tay nhấm nháp một cách vui vẻ, thi thoảng lại gọi với: “Mẹ ơi, bim bim ngon quá”.
 
Công việc của chị Lan nặng nhọc, một ca làm kéo dài 11 tiếng, cả hai mẹ con phải đi trung bình từ 7 – 8 chuyến, mỗi chuyến chừng 50 phút mới thu gom xong lượng rác tồn đọng.
 
Bố mất, chị Lan chỉ còn mẹ già hơn 70 tuổi ở trọ tại Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai). Vì bà ngoại sức khỏe yếu, hay bệnh tật, chị chỉ có thể gửi con trai đầu mắc chứng suy giảm trí nhớ để bà ngoại trông hộ.
Người phụ nữ đơn thân cao chưa đến mét rưỡi, chỉ nặng 44 kg, nhưng làm việc thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Chị Lan chia sẻ, phải làm thật nhanh để khối lượng công việc giảm bớt. Như vậy mới mong con được về sớm để nghỉ ngơi.
Người phụ nữ đơn thân cao chưa đến mét rưỡi, chỉ nặng 44 kg, nhưng làm việc thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Chị Lan chia sẻ, phải làm thật nhanh để khối lượng công việc giảm bớt. Như vậy mới mong con được về sớm để nghỉ ngơi. Theo người dân sống xung quanh khu vực, để có tiền nuôi con, chị lăn lộn đủ nghề từ bán hàng nước, làm xưởng may theo thời vụ, sau được giới thiệu làm công nhân môi trường, tranh thủ nhặt ve chai bán đổi lấy tiền.
Cu Thóc ngồi ngoan trên một ngõ nhỏ tại làng Vạn Phúc, chờ đợi mẹ làm việc.
Cu Thóc ngồi ngoan trên một ngõ nhỏ tại làng Vạn Phúc, chờ đợi mẹ làm việc.
“Trước đây, tôi từng thuê người trông Thóc, nhưng giờ vì ảnh hưởng dịch COVID-19 lương tháng chỉ còn 6 triệu đồng, trong khi tôi phải trả tiền phòng 1,8 triệu đồng/tháng, gửi cho bà ngoại 500 nghìn đồng tiền thuốc thang cho con trai lớn và trang trải tiền ăn của cả nhà trên này. Nên nếu giờ thuê người trông con nữa thì trong không còn một đồng dành dụm lúc ốm đau. Cực chẳng đã tôi mới phải đưa con nhỏ theo mình“, chị Lan gạt nước mắt bộc bạch.
“Trước đây, tôi từng thuê người trông Thóc, nhưng giờ vì ảnh hưởng dịch COVID-19 lương tháng chỉ còn 6 triệu đồng, trong khi tôi phải trả tiền phòng 1,8 triệu đồng/tháng, gửi cho bà ngoại 500 nghìn đồng tiền thuốc thang cho con trai lớn và trang trải tiền ăn của cả nhà trên này. Nên nếu giờ thuê người trông con nữa thì trong không còn một đồng dành dụm lúc ốm đau. Cực chẳng đã tôi mới phải đưa con nhỏ theo mình“, chị Lan gạt nước mắt bộc bạch.
Mỗi khi mệt, cu Thóc lại được mẹ đưa vào chòi nằm nghỉ. Chiếc chòi chỉ vỏi vẹn chừng 1 m2, được lợp bằng các tấm tôn, nhưng đây lại là nơi che mưa che gió của cu thóc trong những ngày Hà Nội giá lạnh khi mẹ bận công việc.
Mỗi khi mệt, cu Thóc lại được mẹ đưa vào chòi nằm nghỉ. Chiếc chòi chỉ vỏi vẹn chừng 1 m2, được lợp bằng các tấm tôn, nhưng đây lại là nơi che mưa che gió của cu thóc trong những ngày Hà Nội giá lạnh khi mẹ bận công việc.
Đôi bàn tay lấm lem, cậu bé luôn trà sát mạnh vào nhau để giữ ấm cơ thể.
Đôi bàn tay lấm lem, cậu bé luôn chà xát vào nhau để giữ ấm cơ thể.
Theo người dân sống xung quanh khu vực làng Vạn Phúc, để có tiền nuôi con, chị lăn lộn đủ nghề từ bán hàng nước, làm xưởng may theo thời vụ, sau được giới thiệu làm công nhân môi trường, tranh thủ nhạt ve chai bán đổi lấy tiền. Nói về hoàn cảnh của nữ công nhân môi trường sống cảnh đơn thân, Tổ trưởng tổ môi trường số 8, Công ty Urenco 1 (chi nhánh Ba Đình) - Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết, hoàn cảnh của chị Lan đặc biệt khó khăn. Lan còn mẹ già ốm đau, không có nhà cửa, phải đi ở trọ tại Kim Mã. Bản thân lại mắc bệnh tim, sức khỏe yếu, sống đơn thân gồng gánh lo cho gia đình 4 miệng ăn. “Còn cu Thóc ngoan lắm, ai cũng thương, theo mẹ cả ngày lẫn đêm nhưng không quấy khóc bao giờ“, bà Vân nói.
Nói về hoàn cảnh của nữ công nhân môi trường sống cảnh đơn thân, Tổ trưởng tổ môi trường số 8, Công ty Urenco 1 (chi nhánh Ba Đình) - Nguyễn Thị Thanh Vân cho biết, hoàn cảnh của chị Lan đặc biệt khó khăn. Lan còn mẹ già ốm đau, không có nhà cửa, phải đi ở trọ tại Kim Mã. Bản thân lại mắc bệnh tim, sức khỏe yếu, sống đơn thân gồng gánh lo cho gia đình 4 miệng ăn. “Còn cu Thóc ngoan lắm, ai cũng thương, theo mẹ cả ngày lẫn đêm nhưng không quấy khóc bao giờ“, bà Vân nói.

Mọi sự giúp đỡ cảnh đời LD 21236 - gia đình chị Phạm Thị Lan xin gửi về Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232748. Số tài khoản (STK): 113000000758 tại Vietinbank Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. STK: 0021000303088 - tại Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội, STK: 12410001122556 - tại BIDV - Chi nhánh Hoàn Kiếm. Hoặc gửi trực tiếp về chị Phạm Thị Lan, Ngân hàng VPBank, STK: 219799737.


Tùng Giang - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh hàng cây xanh bóng mát sắp đánh chuyển trên đường Hoàng Quốc Việt

Hà Giang |

Hà Nội - Trên đường Hoàng Quốc Việt, nhiều cây xanh sẽ được chặt hạ, đánh chuyển và thu hẹp 70% dải phân cách để mở rộng lòng đường trong thời gian tới.

Thiếu nhân lực thu gom rác thải của F1, F0 tại nhà

MINH QUÂN |

Hiện nay, TPHCM có khoảng 280 khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, phát sinh gần 80 tấn chất thải y tế cần thu gom, xử lý mỗi ngày. Bên cạnh đó, TPHCM đang triển khai thí điểm cách ly y tế đối với các trường hợp F0, F1 tại nhà nên lượng rác thải y tế có yếu tố dịch tễ thải ra mỗi ngày rất lớn. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới môi trường điều trị, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Vụ bé trai nghi bị nhét giẻ vào miệng: Người quay clip bị nhắn tin đe dọa

TRUNG DU |

Sau khi clip bé trai hơn 10 tháng tuổi ở Thái Bình bị một cô gái trẻ tại nhóm lớp mầm non Sao Việt nhét giẻ vào miệng lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, người quay clip nói rằng mình bị đe dọa, trong khi chủ cơ sở mầm non lại lo lắng sẽ bị chặn đánh giữa đường.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.