Chậm, uống nước đục

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong Hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị trong ngành thực phẩm Việt Nam”, tổ chức giữa tháng 11 vừa qua tại TP.Hồ Chí Minh cho biết:

Khảo sát của Ngân hàng Thế giới, từ năm 2014-2017, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chỉ chi trung bình 1,6% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực phẩm. Trong khi đó các nước trong khu vực đều vượt trên 10%. Thậm chí cả Lào chi hơn 14% doanh thu để đầu tư nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp này.

Bà Nguyễn Mai Oanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam - nêu dẫn chứng: Việt Nam hiện chiếm 60% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới, tuy nhiên giá trị thu về lại rất thấp so với nhiều quốc gia khác, vì chủ yếu xuất khẩu tiêu thô hoặc sơ chế mà chưa có sản phẩm chế biến sâu. Hay ngành chế biến sữa hiện phải nhập khẩu đến 60% nguyên liệu; ngành sản xuất bia nhập khẩu 75% nguyên liệu, còn ngành chế biến dầu ăn phải nhập khẩu trên 90% nguyên liệu….

Ông Nguyễn Song Hà (Tổ chức Lương nông Liên Hợp Quốc) cho rằng, tiêu chí quyết định sự phát triển bền vững của ngành chế biến thực phẩm là phải kiểm soát chất lượng của toàn bộ chuỗi sản xuất từ người sản xuất nguyên liệu đến đơn vị vận chuyển, bảo quản, sơ chế, bán lẻ và cả người tiêu dùng. Vì vậy hiện nay, muốn có sản phẩm thực phẩm an toàn, DN Việt Nam không thể thực hiện phương thức “mua đứt bán đoạn” mà phải tham gia xây dựng chuỗi sản xuất. Và Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), từ nay đến năm 2025, nhu cầu về thực phẩm không có sự gia tăng đột biến do quy mô dân số thế giới vẫn ở mức ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cơ bản sang sử dụng thực phẩm có chất lượng cao sẽ tăng mạnh.

Việt Nam đang sở hữu thị trường nội địa với quy mô dân số hơn 90 triệu dân và mức chi tiêu cho thực phẩm của người dân đang tăng. Vài năm qua, khoảng trống do các doanh nghiệp nội chừa ra, đã được các tập đoàn kinh tế nước ngoài bù đắp vào, bằng việc tăng cường đầu tư mạnh mẽ công nghệ chế biến thực phẩm, cùng thâu tóm hệ thống phân phối. Báo cáo phân tích về thị trường thực phẩm chế biến của Việt Nam năm 2016 do StoxPlus thực hiện cho thấy, trong 2015-2016, các thương vụ trong ngành này chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Châu Á như: Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Đó là mối lo, và chắc một điều trong cuộc chiến này, ai “chậm sẽ uống nước đục”.

Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Thông tin bán nhà ở xã hội Hạ Đình là lừa đảo

Nhóm phóng viên |

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện UDIC cho biết thông tin bán nhà ở xã hội 214 Nguyễn Xiển, khu đô thị mới Hạ Đình, Hà Nội là sai lệch nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin dự án cải tạo hồ Đống Đa

KHÁNH AN |

Hà Nội - UBND TP Hà Nội đề nghị quận Đống Đa công khai ngay các thông tin liên quan đến dự án cải tạo hồ Đống Đa để báo chí và người dân được biết.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, nguồn cung khan hiếm

Lan Hà |

Giá vàng chiều nay (3.10) tiếp tục leo lên mức giá mới, tuy nhiên, rất khó để mua được.

Trực tiếp bóng đá Hoàng Anh Gia Lai 0-0 Đà Nẵng: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Đà Nẵng và Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025, diễn ra lúc 18h00 hôm nay (3.10).

Giải cứu bé 5 tuổi bị đối tượng tâm thần dùng dao kề cổ

Tô Công |

Phú Thọ - Lực lượng Công an huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ để giải cứu cháu bé 5 tuổi bị người đàn ông tâm thần dùng dao khống chế.

Bất cập thi học sinh giỏi cấp trường ở chuyên Lam Sơn

Xuân Hùng |

Thanh Hóa - Thay vì lên kế hoạch, công khai trước khi thi chọn học sinh giỏi cấp trường thì Trường chuyên Lam Sơn lại thực hiện theo kiểu "tiền trảm hậu tấu".

Truy tìm chủ đầu tư trồng cây còn nguyên bọc bầu ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Hà Nội - Liên quan đến việc nhiều cây xanh gãy đổ do bão ở Hà Nội vẫn còn nguyên bọc bầu, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đang "truy tìm chủ đầu tư".