Dân xin ra khỏi hộ nghèo, địa phương vẫn phải “dựa hơi” ngân sách

Hoàng Lâm |

Trong khi nhiều người dân đã tự nguyện làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo thì vẫn còn đến gần 50 địa phương vẫn chưa cân đối được thu-chi và phải trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

Hôm qua, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi nói về khát vọng vươn lên đã nhắc lại câu chuyện về tấm gương của cụ Đỗ Thị Mơ ở Thanh Hoá, hơn 80 tuổi, người liên tục 2 năm liền đạp xe lên UBND xã để nộp đơn “xin thoát nghèo”.

Cũng cần nhắc lại là bảng dự toán thu chi ngân sách nhà nước của Thanh Hoá - quê cụ Mơ - năm 2021 thì tổng thu là 26,5 nghìn tỉ đồng nhưng tổng chi là 32,5 nghìn tỉ đồng. Thậm chí Thanh Hoá đã phải đi vay hàng trăm tỉ đồng để bù đắp bội chi.

Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng, “tinh thần là các địa phương không cam chịu đói nghèo”. Hiện mới có 14-15 tỉnh tự cân đối ngân sách, “các địa phương phải phấn đấu tự trang trải, nộp ngân sách Trung ương”. Đây cũng là khát vọng vươn lên.

Trên thực tế bức tranh ngân sách địa phương cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong 5 năm trở lại đây.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2020, đã có 30/63 địa phương có quy mô thu ngân sách nhà nước trên 10 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (15 địa phương). Đồng thời, số địa phương có quy mô thu dưới 5 nghìn tỉ đồng giảm hơn 1 nửa, từ 37 địa phương năm 2016 xuống còn 16 địa phương năm 2020.

Nỗ lực cải thiện ấy chưa đủ, bởi nhu cầu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội trong những lĩnh vực nhà nước phải gánh đòi hỏi những khoản tiền lớn từ ngân sách. Luôn có những thách thức lớn từ thiên tai, môi trường, dịch bệnh cần sự ra tay của nhà nước. Khi ví von về những thách thức nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng nói: “Đầu nhiệm kỳ là Formosa và cuối nhiệm kỳ là Corona”.

Các địa phương phải chung khát vọng vươn lên, không những tự trang trải mà còn phải điều tiết về ngân sách để giảm gánh nặng cho nhà nước, để nhà nước có thêm nguồn lực để phát triển.

Đã đến lúc cần có những “lá đơn xin thoát nghèo” từ các địa phương. Nó là câu chuyện phát triển doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư hay chuyển hướng chiến lược kinh tế địa phương.

Câu chuyện Quảng Ninh, Đà Nẵng… đang tìm cách chuyển hướng để không còn quá phụ thuộc vào du lịch mà tạo cơ chế đón sóng công nghệ cao, phát triển chế biến, chế tạo là những ví dụ tích cực về sự chuyển đổi để vượt qua khó khăn từ dịch COVID-19.

Không lẽ địa phương cứ mãi “dựa hơi”, trông chờ để “xin” những khoản hỗ trợ từ ngân sách, trong khi đã có rất nhiều người dân như cụ Mơ sẵn sàng làm đơn xin thoát nghèo!

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cơ hội thoát nghèo trên vùng đất thuốc

THANH TUẤN |

Chính quyền địa phương ở tỉnh Kon Tum khuyến khích, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tu Mơ Rông trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu để phát triển kinh tế, là hướng đi thoát nghèo.

Xã có nhiều hộ dân xin thoát nghèo

NGUYỄN TRI |

Trải qua một năm đầy khó khăn bởi đại dịch COVID-19, rồi liên tiếp hứng chịu 13 trận bão, lũ, nhưng nhiều hộ dân ở xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Họ xin ra để “nhường” lại phần hỗ trợ cho những gia đình khó hơn.

Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ

Lê Thanh Phong |

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận.

Mất khí đốt Nga, EU tê liệt tăng trưởng

Song Minh |

Việc Liên minh châu Âu (EU) từ chối mua năng lượng, khí đốt Nga đã làm tê liệt tăng trưởng kinh tế của khối này.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Cơ hội mới từ diễn đàn "Kết nối Doanh nghiệp - 2024"

Tường Minh |

Những thông tin và cam kết từ diễn đàn “Kết nối Doanh nghiệp - 2024” hứa hẹn mang lại cho doanh nghiệp Đà Nẵng những cơ hội phát triển mới.

Cô gái có thói quen đi chân trần bị “vi khuẩn ăn thịt người”

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Một cô gái 33 tuổi bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. Theo chia sẻ, bệnh nhân thường đi chân trần thể dục nên có thể là nguồn lây.

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Cơ hội thoát nghèo trên vùng đất thuốc

THANH TUẤN |

Chính quyền địa phương ở tỉnh Kon Tum khuyến khích, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Tu Mơ Rông trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu để phát triển kinh tế, là hướng đi thoát nghèo.

Xã có nhiều hộ dân xin thoát nghèo

NGUYỄN TRI |

Trải qua một năm đầy khó khăn bởi đại dịch COVID-19, rồi liên tiếp hứng chịu 13 trận bão, lũ, nhưng nhiều hộ dân ở xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Họ xin ra để “nhường” lại phần hỗ trợ cho những gia đình khó hơn.

Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ

Lê Thanh Phong |

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận.