Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ

Lê Thanh Phong |

Tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ bàn giải pháp tiếp tục phòng, chống COVID-19 ngày 15.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, chính quyền các cấp không được ép người dân ký đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ, nếu phát hiện ra trường hợp ép dân ký đơn từ chối nhận hỗ trợ sẽ xử lý nghiêm, không kém gì trường hợp gian lận.

Trường hợp cán bộ làm mẫu đơn từ chối không nhận tiền hỗ trợ, rồi đề nghị người dân ký vào, xảy ra ở thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Các hộ nghèo, cận nghèo là cùng đường rồi, cán bộ lại cam tâm ép họ không nhận tiền hỗ trợ.

Cũng có thể có ai đó từ chối không nhận tiền hỗ trợ, nhưng phải do họ tự nguyện, không thể ép buộc. Những hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách được Chính phủ hỗ trợ thì không ai được quyền ngăn cản. Xét cho cùng, đó cũng là phá hoại chính sách tốt đẹp của Chính phủ, là tạo ra sự bất công xã hội.

Nhưng còn một loại cán bộ khác, làm sai theo cách ngược lại, là cho hộ không nghèo hưởng chế độ hỗ trợ.

Nhiều người trong gia đình ông  Bí thư Đảng uỷ xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa thuộc diện cận nghèo. Các thành viên gia đình ông Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch MTTQ xã thuộc hộ cận nghèo. Bí thư Đoàn xã Thiệu Thành Nguyễn Thị Giảng có chồng và hai con gửi vào hộ cận nghèo của gia đình khác.

Các cá nhân trên đều cho rằng họ bị cán bộ thôn đưa vào danh sách nhận hỗ trợ, thậm chí còn đến nhà vận động đưa vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Kể ra cũng “oan ức” như trường hợp con cán bộ lãnh đạo bị kẻ xấu “gắp điểm bỏ tay người”. Lãnh đạo không biết vì sao con mình được người khác nâng điểm, còn trong trường hợp này thì không biết vì sao gia đình mình lọt vào danh sách nghèo, cận nghèo.

Cũng có thể bị hàm oan, bị “gắp tiền hỗ trợ bỏ tay người”, nhưng giấy trắng mực đen, rất khó để giải thích cho thông suốt.

Cũng giống như câu chuyện đàn dê 12 con đi lạc vào nhà bí thư huyện ở Thanh Hóa, bò đi nhầm vào nhà trưởng bản ở Sơn La.

Từ chuyện này, chợt nhớ đến câu chuyện cụ bà Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi, đạp xe từ nhà lên Ủy ban xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hơn 1km để xin thoát nghèo. Cụ nói: “Bà già ở một mình thoải mái, thích ăn gì thì ăn, thích tiêu gì thì tiêu, đất rộng mấy sào, nghèo là nghèo răng”.

Thật đáng hổ thẹn với cụ bà Đỗ Thị Mơ.

Cán bộ lo việc dân phải làm đúng, phải tránh xa “trước cám dỗ”. Ép người nghèo không nhận tiền hoặc đưa cá nhân và gia đình vào danh sách hưởng tiền hỗ trợ đều phải xử lý.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Cụ bà từng xin thoát nghèo đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu chống dịch COVID-19

Quách Du |

Cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi, ở Thanh Hóa) người từng đạp xe lên xã xin thoát nghèo, nay nghe lời kêu gọi của Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, bà lại tiếp tục đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu đồng để phòng, chống dịch COVID-19.

Hành trình băng rừng 50km lên xã xin thoát nghèo của trưởng bản Tà Cóm

Quách Du |

Gia đình ông Thào A Thái (42 tuổi) – Trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá là hộ duy nhất không còn nghèo ở xã. Đặc biệt hơn, để thoát nghèo, ông Thái đã phải chạy xe máy gần 50km đường rừng để lên xã gửi đơn.

Chuyện trưởng bản nghèo băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo

Quách Du |

Do nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, ông Thào A Thái – trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã đi xe máy, băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo.

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.

Phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bảo Hân |

Tối 5.10, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Huy động 600 người dập đám cháy rừng ở Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Một đám cháy bất ngờ xảy ra tại khu vực chùa Gạo, theo hướng lên tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn, Hải Dương).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Cụ bà từng xin thoát nghèo đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu chống dịch COVID-19

Quách Du |

Cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi, ở Thanh Hóa) người từng đạp xe lên xã xin thoát nghèo, nay nghe lời kêu gọi của Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, bà lại tiếp tục đạp xe lên xã ủng hộ 2 triệu đồng để phòng, chống dịch COVID-19.

Hành trình băng rừng 50km lên xã xin thoát nghèo của trưởng bản Tà Cóm

Quách Du |

Gia đình ông Thào A Thái (42 tuổi) – Trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá là hộ duy nhất không còn nghèo ở xã. Đặc biệt hơn, để thoát nghèo, ông Thái đã phải chạy xe máy gần 50km đường rừng để lên xã gửi đơn.

Chuyện trưởng bản nghèo băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo

Quách Du |

Do nhận thấy gia đình mình không còn nghèo và để làm gương cho các hộ trong bản, ông Thào A Thái – trưởng bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã đi xe máy, băng rừng gần 50km lên xã nộp đơn xin thoát nghèo.

Nhiều hộ xin thoát nghèo để “nhường” suất cho hộ khó hơn

Nguyễn Tri |

Dẫu biết xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, nhưng vì không muốn “ỷ lại” sự giúp đỡ từ Nhà nước nên nhiều hộ nghèo ở tỉnh Bình Định đã quyết định nhường “suất nghèo” cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình.