Giảm lãi suất kiểu “thoa dầu gió”

Anh Đào |

Ngân hàng không biết lo cho người bạn của mình khi gặp nạn”- Một giám đốc doanh nghiệp thuỷ sản nói đầy ngậm ngùi trên Lao Động. Chẳng có người bạn nào khi ta ốm liệt giường thoi thóp mà lại mang “dầu gió” đến cả.

“Dầu gió” ở đây là mức lãi suất tượng trưng 0,1-0,5% mà các ngân hàng tuyên bố “giảm”.

Một cuộc khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân và báo điện tử VnExpress cho biết: 70% trong số 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã phải đóng cửa. Mà một trong những nguyên nhân quan trọng là họ không còn nguồn lực nữa.

Nguồn lực, vốn hay gì gì đó thật ra chỉ là tiền.

Nếu tiền, được ví như “máu” thì doanh nghiệp đang thiếu máu trầm trọng. 40% số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh vì COVID-19 cho biết: Chỉ còn tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng.

Hộ kinh doanh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. 45% cho biết có dòng tiền duy trì dưới 1 tháng. Tỷ lệ này ở công ty TNHH, cổ phần là 39,5%; doanh nghiệp Nhà nước 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23,5%.

Ngay cả những doanh nghiệp còn lực để "sống" trong 1-3 tháng (khoảng 46%) cũng đang đứng trước khả năng giải thể nếu giãn cách liên tục kéo dài.

Không còn tiền, thiếu máu, mọi chi phí tăng rất cao trong dịch bệnh, và áp lực trả nợ, áp lực lãi vay đang khiến các doanh nghiệp điêu đứng.

Trong khi đó, ngân hàng thì “lại thừa tiền”. Trong khi đó mức giảm lãi suất thì... tượng trưng, như “thoa dầu gió”.

“Lại thừa tiền” là một tình trạng rất không mới, không khó để lý giải: Do “dịch bệnh diễn biến phức tạp”, do các doanh nghiệp phải đóng cửa, do các hộ ngừng kinh doanh...

Báo chí dẫn một con số từ ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng nhà nước để “lượng hoá” tình trạng thừa tiền: Đó là mức tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 8 mới chỉ đạt khoảng 7,4% so với đầu năm.

Vay khó đã đành. Ngay cả áp lực nợ nần, lãi mẹ đẻ lãi con thật ra doanh nghiệp chưa hề được nương tay.

Trở lại với phát biểu ngậm ngùi về “người bạn” ngân hàng của vị giám đốc doanh nghiệp nọ.

Mức “giảm lãi suất”, có nơi chỉ 0,1-0,2% nó bèo bọt đến xúc phạm đến mức một chủ doanh nghiệp thuỷ sản đã “xin không nhận” khi mà “mức giảm quá nhỏ”, trong khi “lợi nhuận của ngân hàng này khá cao”. Và “nhận chi cho mang tiếng”.

Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp cạn vốn. Ngân hàng báo lãi kếch xù, doanh nghiệp khát từng đồng, từng xu. Và mức giảm lãi suất tại các ngân hàng như mang “dầu gió” cứu người đắp chiếu. Có lẽ, đã đến lúc phải thay đổi câu chuyện này, bằng một chính sách. Bởi nếu doanh nghiệp kiệt quệ thì khoản nợ sẽ thành nợ xấu. Hay đơn giản hơn, đồng tiền không đưa được vào sản xuất sẽ chỉ là "đồng tiền đực".

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

“Ngân hàng giảm lãi suất cho có mùa COVID-19, chẳng đáng gì hết trơn!”

Lan Hương |

“Mức giảm lãi suất chỉ mang tính động viên cho có, giống như mang dầu gió xoa cho người bị thương hàn. Nhiều doanh nghiệp không có niềm tin, ngân hàng đã không biết lo cho người bạn của mình khi gặp nạn. Người ta bảo khi gặp nạn mới biết ai là bạn” - ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết.

Người mua nhà tủi thân khi bị ngân hàng từ chối giảm lãi suất

Gia Miêu |

Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến mọi kế hoạch kinh tế đổ bể, những người vay tiền ngân hàng mua nhà đang chịu áp lực rất lớn trong bối cảnh ngân hàng vẫn chưa đồng ý giảm lãi suất.

È cổ trả nợ mua nhà, khách hàng tố ngân hàng chỉ "giảm lãi suất trên giấy"

Hương Nguyễn |

“Nếu giờ ngân hàng không hỗ trợ, chẳng lẽ ngân hàng đang muốn khách hàng phá sản để siết nợ tài sản? Hay ngân hàng muốn khách hàng tồn tại và đồng hành cùng ngân hàng?”, một người dân vay tiền mua nhà ở TPHCM cho biết. Một khách hàng khác cho rằng "tin hạ lãi suất hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng COVID-19 của ngân hàng giờ này chỉ toàn thấy trên tivi với trên giấy.

Người dân tố nhà nứt toác vì hàng xóm xây công trình khủng

Thùy Dương - Ngọc Thùy |

Nằm bên cạnh công trình xây dựng tại số nhà 19, ngõ 136/98 Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), hàng loạt hộ dân tố tường nhà bị nứt bất thường.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Lộ nguyên nhân khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, khó giảm

ANH HUY |

Áp lực từ nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào như thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng... là những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao và khó giảm.

Trục lợi bảo hiểm xã hội bằng giấy xuất - nhập viện giả mạo

LƯƠNG HẠNH |

Ngoài việc mua giấy xuất viện để nộp cho cơ quan, đơn vị nhằm hợp thức hóa lý do chậm trễ công việc, loại giấy này còn có nguy cơ được sử dụng với các mục đích nhằm trục lợi bảo hiểm xã hội.

Khoảng trống chất lượng giáo dục ở đô thị lớn nhất vùng Tây Nguyên

Thanh Quỳnh |

TP Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Thế nhưng, chất lượng giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của thành phố này đang có khoảng trống đáng lo ngại.

“Ngân hàng giảm lãi suất cho có mùa COVID-19, chẳng đáng gì hết trơn!”

Lan Hương |

“Mức giảm lãi suất chỉ mang tính động viên cho có, giống như mang dầu gió xoa cho người bị thương hàn. Nhiều doanh nghiệp không có niềm tin, ngân hàng đã không biết lo cho người bạn của mình khi gặp nạn. Người ta bảo khi gặp nạn mới biết ai là bạn” - ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cho biết.

Người mua nhà tủi thân khi bị ngân hàng từ chối giảm lãi suất

Gia Miêu |

Đại dịch COVID-19 kéo dài khiến mọi kế hoạch kinh tế đổ bể, những người vay tiền ngân hàng mua nhà đang chịu áp lực rất lớn trong bối cảnh ngân hàng vẫn chưa đồng ý giảm lãi suất.

È cổ trả nợ mua nhà, khách hàng tố ngân hàng chỉ "giảm lãi suất trên giấy"

Hương Nguyễn |

“Nếu giờ ngân hàng không hỗ trợ, chẳng lẽ ngân hàng đang muốn khách hàng phá sản để siết nợ tài sản? Hay ngân hàng muốn khách hàng tồn tại và đồng hành cùng ngân hàng?”, một người dân vay tiền mua nhà ở TPHCM cho biết. Một khách hàng khác cho rằng "tin hạ lãi suất hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng COVID-19 của ngân hàng giờ này chỉ toàn thấy trên tivi với trên giấy.