Giấy chứng nhận hành nghề cho thương lái lúa gạo là cần thiết, cần làm ngay

Hoàng Văn Minh |

Có nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất thương lái lúa gạo “cần có giấy chứng nhận hành nghề” tại Hội thảo phát triển bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào sáng 2.5.

Thương lái đã và đang là một phần tất yếu của chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa gạo, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa gạo của cả nước.

Lợi ích mà các thương lái mang lại trong chuỗi liên kết này vô cùng lớn. Trước hết, thông qua sự điều tiết cung cầu trong tiêu thụ lúa gạo khá linh hoạt, hệ thống thương lái đã góp phần không để xảy ra tình trạng “giải cứu” lúa gạo như một vài nông sản khác vì không tiêu thụ được.

Tiếp đến, thương lái là những người “am hiểu thông tin” từ phương tiện vận chuyển, thu hoạch và cả tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp thích mua lúa qua thương lái để giảm bớt căng thẳng về tiền vốn bỏ ra khi không phải ứng tiền trước cho nông dân trong thời gian dài…

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNN), mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất khoảng 24,3 triệu tấn lúa. Và hệ thống thương lái là đối tượng góp công vào việc tiêu thụ lớn nhất với 49.5% sản lượng.

Tuy vậy, thương lái đã và đang có những mặt trái như sự liên kết với nông dân bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập liên quan đến giá cả, chốt thời điểm thu hoạch, làm việc chỉ có hợp đồng miệng…

Thậm chí như hồi năm ngoái, khi xảy ra câu chuyện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo than là càng xuất càng thua lỗ bởi khi ký hợp đồng thì thấp nhưng đến lúc thu mua, chế biến, giá đã tăng. Các doanh nghiệp cho rằng thua lỗ là do tác động của các thương lái và “cò lúa” làm “loạn” giá thị trường.

Vậy nên, thương lái cần được cấp giấy chứng nhận hành nghề; được đăng kí hành nghề (để giúp phân biệt thương lái tốt và thương lái chưa tốt); cần được xem là đối tác đồng hành với nông dân, HTX và doanh nghiệp… là một đề xuất hợp lý, cần thiết, nên ủng hộ để sớm trở thành hiện thực giúp các thương lái có cơ hội phát huy hết vai trò của mình.

Đề xuất này phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng thí điểm các mô hình đưa "thương lái" vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo thay vì để họ đứng ngoài như lâu nay. Nhằm trước mắt giải quyết nghịch lý các thương lái luôn đẩy doanh nghiệp vào thế bị động khi liên tục bị “làm giá”, “bẻ cò” mỗi khi thị trường biến động.

Cũng cần nói rõ thêm là giấy chứng nhận hành nghề dành cho thương lái lúa gạo không chỉ là một “mảnh giấy” hay có thể hiểu là một loại giấy phép kinh doanh đơn thuần nhằm đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp.

Những thương lái có giấy chứng nhận này còn thường xuyên được các tổ chức kinh doanh, viện, trường, cơ quan chức năng… tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ năng cũng như vai trò của mình trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo.

Đây còn là một cách để chuyên nghiệp, chuyên môn hóa các mắt xích trong chuỗi liên kết với đích đến cuối cùng là mang lại lợi nhuận cao nhất có thể không chỉ cho người trồng lúa!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Đưa các thương lái vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Trong chuỗi ngành hàng lúa gạo, thương lái đóng vai trò quan trọng, lực lượng này giúp các công ty lương thực dễ dàng thu mua cho người dân, đồng thời chia sẻ áp lực về nguồn vốn lưu động với doanh nghiệp.

Thương lái lúa gạo cũng cần có giấy chứng nhận, đăng ký hành nghề

PHƯƠNG ANH - PHONG LINH |

Thương lái "cần được có giấy chứng nhận hành nghề”; được xem là đối tác đồng hành với nông dân, Hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp trong chuỗi ngành hàng lúa gạo hiện nay. Đây là nội dung được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo phát triển bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào sáng 2.5.

Doanh nghiệp lúa gạo cần nắm bắt thông tin, chuẩn bị kỹ nguồn hàng

Thùy Trang |

Trong hai ngày 6-7.3, Hội nghị Lúa gạo toàn cầu 2024 đã được khai mạc tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng với sự tham dự của gần 400 nhà xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ phụ trợ, các chuyên gia tại 30 quốc gia nhằm trao đổi, thảo luận về thúc đẩy mạng lưới thị trường gạo toàn cầu. Đặc biệt, hội nghị diễn ra trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu Việt Nam có nhiều biến động từ năm 2023.

Tìm giải pháp đảm bảo an ninh lương thực khi giá lúa gạo giảm mạnh

Phan Anh |

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản ước đạt 9,84 tỉ USD, tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, khi đang vào chính vụ thu hoạch, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm mạnh.

400 nhà xuất nhập khẩu và dịch vụ phụ trợ ngành lúa gạo họp bàn tại Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Chiều 6.3, Hội nghị Lúa gạo toàn cầu 2024 đã khai mạc tại TP Đà Nẵng với sự tham dự của hàng trăm nhà xuất nhập khẩu, cung cấp các dịch vụ phụ trợ, các chuyên gia tại 30 quốc gia nhằm trao đổi, thảo luận về thúc đẩy mạng lưới thị trường gạo toàn cầu.

Arsenal giành 3 điểm trên sân Tottenham

Nhóm PV |

Bàn thắng duy nhất của Gabriel giúp Arsenal thắng trên sân Tottenham ở vòng 4 Premier League tối 15.9.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN động viên, hỗ trợ người lao động tại Tuyên Quang

Lam Thanh |

Sáng 15.9, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Tuyên Quang.

Tin 20h: Có gì bên trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu?

NHÓM PV |

Tin 20h: Cảnh sát cơ động cõng đồ tiếp tế, vượt núi vào vùng sạt lở; Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu...