“Không phổ biến” - Khi Bộ Công Thương tấu hài bằng uyển ngữ

Đào Tuấn |

Bộ Công Thương, ra hẳn thông cáo khẳng định thị trường xăng dầu vẫn bình thường, Và hiện tượng cây xăng đóng cửa, treo biển hết hàng là không phổ biến.

Báo chí sáng nay đã dùng đến 2 chữ “cơn sốt” để chỉ tình trạng thiếu xăng dầu đang lan rất nhanh, rất rộng.

Sốt là đúng thôi. Ở miền Tây, người dân chạy xe hai chục km, qua 5-6 cửa hàng không mua nổi xăng.

Ở Đồng Nai, người dân đi “mua góp” xăng, khi các cửa hàng xăng dầu còn mở cửa bán theo “hạn mức”: 30.000 đồng/xe máy; 300.000 đồng/ôtô.

Ở TPHCM, người dân chờ đợi đến 0h sáng để mua xăng. Xếp hàng đến cả tiếng để mua xăng. Đội mưa để mua xăng.

Ở Bình Dương, 122 cây xăng đã ngừng bán.

Ở TPHCM, 121 trong tổng số 550 cửa hàng hết xăng.

Trong các bản tin VOV Giao thông giờ đây có thêm một thông tin về những cây xăng treo biển hết hàng. Vậy là bên cạnh tình trạng kẹt đường, giờ có cả kẹt xăng nữa.

Nếu đó là “cơn sốt” thì nó không cục bộ ở một nơi, một chỗ nữa. Nó ở khắp nơi, trên toàn quốc.

Một bài báo trên Lao Động có đoạn thế này: “Bà Thái Thị Đào, người dân TP Rạch Giá nhìn thấy cảnh người dân xếp hàng kín cây xăng. Và dù không biết chuyện gì nhưng mà cũng xếp hàng theo. Bà Đào bộc bạch: “Không biết có chuyện gì nhưng thấy mọi người đổ, tôi cũng vào đổ theo. Mỗi người được đổ 50.000 đồng mà xếp hàng chờ nãy giờ gần 30 phút rồi mới tới lượt”.

Một chi tiết rất đắt. Thể hiện sự hoang mang.

Vậy mà trong thông cáo phát đi tối qua, Bộ Công Thương vẫn khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa ở TP HCM, An Giang, Bình Dương, Đắk Lắk... là không phổ biến. Do “có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động”.

Hãy để ý đến tên 4 địa phương và dấu ba chấm. 4 địa phương đó thuộc 3 vùng kinh tế, trong đó có cả đầu tàu kinh tế của cả nước. Và dấu ba chấm, có nghĩa là không chỉ có 3 vùng kinh tế này đang thiếu hụt nguồn cung xăng dầu.

Huống chi việc cây xăng treo biển hết xăng, cho thấy, thực tế nó không như báo cáo.

Và cũng vì thế, nói tránh, nói lại, nói giảm, sử dụng kinh từ uyển ngữ dứt khoát không phải là giải pháp. Bởi thứ tiểu xảo này thì có tác dụng tô hồng báo cáo cuối năm mà thôi.

Mà ở Bộ Công Thương, đúng là có người “không giỏi nhưng từng đi thi toán quốc tế”. Họ cộng cũng giỏi. Riêng TPHCM, đã có tới 121 trong tổng số 550 cửa hàng hết xăng vậy mà tổng của phép cộng cho ra con số  hơn 100 cửa hàng hết xăng trên toàn quốc.

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Hoang mang khi cây xăng đóng cửa, nhiều người ùn ùn chen nhau đổ xăng

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Người dân vây kín các cây xăng còn hoạt động để chờ được đổ xăng dù chỉ được đổ 20.000 đồng/người, điều họ cần không chỉ đổ được xăng mà còn là giải pháp gì giải quyết tình trạng khan hiếm xăng dầu.

Bộ Công Thương: Hiện tượng cửa hàng xăng dầu đóng cửa là không phổ biến

Cường Ngô |

Trong thông tin vừa phát đi tối 10.10, Bộ Công Thương khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TPHCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… là không phổ biến, do có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.

121/550 cửa hàng xăng dầu tại TPHCM hết xăng

NGỌC LÊ |

Chiều nay (ngày 10.10), Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết có 121/550 cửa hàng không còn xăng để bán.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.