Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sách giáo khoa chẳng khác gì quay lại độc quyền

Lê Thanh Phong |

Có ý kiến cho rằng, cần có thêm một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngoài các bộ sách của các đơn vị xã hội hóa vì lo ngại việc sử dụng nhiều bộ sách dẫn đến sự thiếu thống nhất trong dạy và học trên phạm vi cả nước.

Cần suy nghĩ thấu đáo vấn đề này bởi đây là quan điểm đi ngược lại sự tiến bộ, phản mục đích của cải cách giáo dục. Và đây cũng là cách làm ăn mòn ngân sách, không khéo lại chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có liên quan đến sản xuất bộ sách, từ biên soạn đến in ấn, phát hành. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian mới phá bỏ được độc quyền biên soạn và in ấn, phát hành sách giáo khoa, không vì bất cứ lý do gì gây lại cái họa nguy cơ độc quyền.

Khi đưa ra chủ trương xã hội hóa giáo dục, phá bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa, có nghĩa là không để Bộ GDĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa, mà chỉ là "nhạc trưởng", đưa ra chương trình và làm công việc của nhà quản lý.

Các nhà quản lý ngành Giáo dục có tâm và có tầm là biết cách huy động tài nguyên trí tuệ và nguồn lực tài chính của xã hội để sản xuất ra các sản phẩm học thuật chất lượng cao phục vụ việc dạy và học cho các thế hệ công dân. Không phải đi cạnh tranh với xã hội trong việc làm ra sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Chính vì thế, khi đã là nhạc trưởng, lại sản xuất một sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, thì chẳng khác gì vừa đá bóng vừa thổi còi. Không còn bình đẳng, công bằng và khách quan.

Thử hỏi, khi Bộ GDĐT biên soạn và phát hành một bộ sách giáo khoa, thì các địa phương, trường học, có dám từ chối lựa chọn hay không.

Bộ GDĐT biên soạn ra một bộ sách, thì chẳng khác gì tuyên bố với xã hội về sự độc quyền, cho dù thể hiện dưới hình thức nào, thì cũng chỉ là độc quyền mà thôi.

Trao đổi với Lao Động, cô giáo Lê Dinh - giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội - thẳng thắn: “Trên thế giới, các nước phát triển cũng đều áp dụng chủ trương nêu trên. Lợi ích của việc có nhiều bộ sách giáo khoa là chấm dứt tình trạng học tủ, học vẹt, học thuộc lòng như trước kia. SGK hiện nay chỉ là tài liệu tham khảo, không còn là pháp lệnh. Nhờ đó, giáo viên được quyền chủ động tìm tòi, nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp nhất với học trò”.

Trong bài "Xã hội hoá sách giáo khoa nhưng tránh lợi ích nhóm" đăng ngày 3.8, Lao Động nêu quan điểm rất rõ: "Đổi mới chương trình, xã hội hóa sách giáo khoa là nền tảng để thay đổi cách dạy, cách học còn được thể hiện ở chỗ, đó là chuyển từ khai thác trí nhớ của người học sang khai thác sự sáng tạo... Đây chính là giá trị lớn nhất của giáo dục, đặc biệt là ở thời đại công nghệ, đòi hỏi một thế hệ công dân toàn cầu đủ năng lực hội nhập quốc tế".

Đừng bàn lùi nữa, khi cuộc sống đang đi đúng quỹ đạo của nó.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa sẽ gây tốn kém cho xã hội

Vân Trang |

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) sẽ gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây tốn kém cho xã hội.

Không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa như trước kia

Bích Hà - Tường Vân |

Theo ý kiến của các giáo viên, sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, thực tiễn cho thấy việc xã hội hóa trong khâu biên soạn sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn. Nếu quay trở lại “độc quyền” sách giáo khoa (SGK) như trước kia sẽ gây nhiều xáo trộn cho cả nhà trường, giáo viên và học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có cần thiết phải biên soạn 1 bộ sách giáo khoa?

Nguyễn văn lực, Trường Thcs Trịnh phong, Khánh hòa |

Sau 3 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới với chủ trương 1 chương trình, nhiều bộ sách, lại xuất hiện đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn 1 bộ sách giáo khoa.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.